Suốt tuần qua cả đại gia đình tôi hốt hoảng sau khi ông anh cột chèo của tôi bị nhồi máu cơ tim và phải cấp cứu giữa đêm khuya. Nay tình trạng sức khỏe của anh đã ổn, bác sĩ khuyên anh nghỉ ngơi hoàn toàn hai tuần, hạn chế vận động mạnh, tránh đi lại nhiều và ngưng tập thể dục.
Tất nhiên, người lo lắng nhất là vợ anh. Thế nhưng, tôi không muốn chỉ dừng lại ở “cái gọi là lo lắng” thuần túy bình thường.Qua biến cố gia đình lần này, tôi muốn đề cập một vấn đề khác qua những chi tiết tôi lượm lặt được.
Mấy hôm anh nằm bệnh viện, ngoài giờ làm việc ở công ty, chị dường như bận rộn việc nhà hơn. Trước đây, ngay cả khi còn đi làm (bây giờ anh đã nghỉ hưu), một tay anh lo việc nhà, từ trong ra ngoài. Một tuần hai lần nấu ăn cho cả các con cháu quây quần, anh là người đứng bếp nhiều hơn, mặc dù theo “chỉ đạo” của chị. Chị ra thực đơn, lên danh sách những thứ cần mua, cách nấu nướng – còn anh luôn là người thực hiện tốt nhất tất cả. Nhiều lần chị gọi điện thoại từ sở làm để nhắc anh chuyện này chuyện nọ. Có vẻ như chị chẳng phiền trách anh điều gì vì anh luôn hết lòng vì vợ, con và cả cháu nữa.
Vừa rồi nhà hết dầu ăn, chị khá vất vả mới giật được nút nhỏ bảo vệ bên trong bình dầu mới. Chị càng “nhớ” anh hơn. Hiện anh đã về nhà, nhưng với “stent” trong cơ thể, chắc hẳn anh đâu còn “như xưa”. Cũng may, hồi này không phải lo cắt cỏ, hốt lá, nên chị tạm thời không cần quan tâm đến chuyện bên ngoài ngôi nhà.
Tình cờ tôi nghe lỏm được câu chuyện giữa chị và vợ tôi, hai chị em gái, nhân dịp anh lâm bệnh. Chị nói lâu nay chị vẫn cầu xin để được… chết trước anh. Lý do được chị đưa ra là, người ở lại một mình, dĩ nhiên, sẽ cô đơn và buồn lắm trong khi còn bao nhiêu thứ trên đời phải đương đầu một mình. Chị tính nếu chẳng may anh đi trước, có lẽ chị sẽ phải dọn đến ở chung với một trong hai con, nếu như không có ai “share” phòng như hiện nay.
Điều đáng nói là, ông cụ trong nhà cũng bỏ bà mà đi trước. Hai chị em bảo nhau rằng “nếu mẹ đi trước thì bố ở một mình đâu có sợ như mẹ”. Thế rồi, cả hai cùng nhau liệt kê một loạt trường hợp ông đi trước bà của các cặp vợ chồng giàtrong xóm cũng như quen biết với gia đình. Họ kết luận: Về già, rất ít trường hợpông phải tiễn đưa bàđến nơi an nghỉ cuối cùng trong khi trường hợp ngược lại là phổ biến, nếu không muốn nói là “quy luật”.
Đúng vậy, tôi có nghe nóicác ông chồng có khuynh hướng rời bỏ cõiđời này sớm hơn vợ. Có ý kiến cho rằng đàn ông không sống thọ bằng phụ nữ đó là vì đàn ông không khóc dễ dàng như phụ nữ và ít khi đi thăm khám bác sĩ hơn. Tuy nhiên, còn có những nguyên nhân khác nữa, chẳng hạn như do đặc điểm, tính cách của họ và do các áp lực từ gia đình, xã hội. Người khác cho rằng các ông là người rất độc lập và hay suy nghĩ, ít hoặckhông chia sẻ với người khác khi cảm thấy đau khổ hay buồn chán gì đó, luôn giữ kíntrong lòng và chịu đựng một mình. Còn phụ nữ thì khác hẳn.
Vì thế, cánh phụ nữ trong gia đình tôiđâm ra sợ phải… chết sau. Thú thực, vợ tôi cũngđã hơn một lần bày tỏước muốn chết trước tôi.
Công nhận, phụ nữ “khôn” thật. Ở lại một mình côđơnđãđành, lại còn có thể chứng kiến những cảnh không vui hoặcđau lòng từ con cháu. Nhất là khi đi trước, người thân yêu nhất sẽở bên cạnh họ giây phút cuối cùng vàđược ngườiấytiễn biệt.
Phải nói là ngườiđi sau chịu nhiều “thiệt thòi” dù cho có sống thọ hơn!
ĐẬU AN HẠ