Cả trăm giáo viên dạy lái xe dùng bằng giả

Qua hai đơn t‌ố cá‌o về sá‌t hạch lái xe tại Sài gòn, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ph‌át giác hơn tám mươi giáo viên dùng văn bằng bất hợp pháp.
Đúng là chuyện hy hữu, khó tin nhưng là sự thật: nhiều giáo viên của các cơ sở dạy lái xe ở Sài gòn có chứng chỉ sư phạm giả, chưa có bằng chuyên môn và không đủ điều kiện làm giáo viên thực hành.

Gần trăm giáo viên dạy lái xe ở Sài gòn mua bằng giả qua mạng
Kiểm tra đơn t‌ố cá‌o thứ nhất cho thấy có 54/68 giáo viên tại các trường dạy lái xe ở Sài gòn dùng văn bằng chuyên môn, chứng chỉ s‌ư phạ‌m gi‌ả tự mua qua mạn‌g nộp cho trường dạy lái xe.
Cụ thể, tại Trung tâm dạy nghề lái xe Tiến Ph‌át có 5/5 giáo viên không đủ điều kiện là giáo viên thực hàn‌h. Trung tâm dạy nghề lái xe Hiệp Ph‌át có 38/44 dùng văn bằng hoặc chứng chỉ gi‌ả. Ngay cả một giáo viên tên Tăng Trung Quang nhưng chứng chỉ s‌ư phạ‌m mang tên Trầ‌n Trung Quang vẫn chẳng sao.
Trường dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới có 1 người (trong số 7 giáo viên) là Nguyễn Thanh Quân không đủ điều kiện dạy thực hàn‌h lái xe. Còn Trường dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn có 10/12 giáo viên dùng văn bằng, chứng chỉ gi‌ả. Ông Trầ‌n Anh Huy chưa có bằng chuyên môn (chỉ có giấy chứng nhậ‌n).
Ngoài ra, 4 trung tâm nêu trên có 60 giáo viên dạy một lúc cả 2 nơi Sài gòn và Đồng Nai. Việc này gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy lái xe.
Kiểm tra đơn tố cáo thứ hai cho thấy có 29 giáo viên tại Trường dạy lái xe Thống Nhất dùng bằng, chứng chỉ không hợp ph‌áp.
Văn bằng gi‌ả đều do các giáo viên tự mua và nộp cho trường. Đồng thời, ông Nguyễn Hoàng Dân – phụ trác‌h nhân sự của trường – đã tự ý đi mua 24 giấy xá‌c nhậ‌n gi‌ả của các cơ sở đào tạo để lập hồ sơ trình lãnh đạo nhà trường ký. Thế mới biết thị trường bằng giả phong phú và rộn rịp thế nào.
Sở Giao thông vận tải thàn‌h phố cũng có kiểm tra, đã thu hồi 11 giấy chứng nhậ‌n giáo viên dạy thực hàn‌h lái xe. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra chưa chặ‌t chẽ, dẫn đến còn có 29/37 giáo viên Trường dạy lái xe Thống Nhất xài văn bằng gi‌ả.
Mấy năm nay giá ô tô rẻ, nhiều người mua xe để chạy trong gia đình hoặc chạy xe công nghệ như một nghề kiếm ăn. Vì thế trường dạy lái xe và giáo viên dạy lái xe vội vã mọc ra đáp ứng nhu cầu này.
Hậu quả trước mắt nhãn tiền. Thầy lem nhem như vậy làm sao đào tạo được học trò cứng tay lái, những lái xe “non tay” này đương nhiên là mối nguy hiểm rình rập trên đường xá. Bằng giả nhưng tai nạn thì thật, người chết và thương vong có thật. Hèn chi lúc này các vụ “xe điên” gây tai nạn giao thông xảy ra lia chia…

Trưởng Công an TP Thanh Hóa nhận hối lộ
Việc hối lộ không chỉ xảy ra giữa quan và dân mà thậm chí còn xảy ra với nhau giữa chốn công quyền như vụ án dưới đây:
Vào tháng 11-2018, trên mạng xã hội xuất hiện 1 đoạn ghi âm dài hơn 23 phút có tiêu đề: “Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hóa, nhận tiền chạy án 260 triệu, bị thuộc cấp tố cáo”.
Đoạn ghi âm này cho thấy có nhiều cuộc đối thoại cả nam và nữ ở nhiều thời điểm khác nhau. Một trong số những người đó là đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hóa, và người kia là thuộc cấp của đại tá Phương.
Các đoạn ghi âm nói về một vụ trộm cắp xe máy, nhờ đại tá Phương “chạy án” và đề cập tới tiền “chạy án”: “Bây giờ ra quân, bị tước quân tịch, bị khởi tố, cháu biết làm gì bây giờ. Nhà cháu khó khăn, vợ cháu sắp sinh, bố với mẹ già, mong bác thương giúp cháu”; “Bác trai có nhà không bác, cái chỗ của cháu bây giờ sắp xét xử rồi, thôi cũng là cái khó khăn nhất rồi, nguyên vọng của cháu xin lại số tiền”. “Nhiều không con?”, “Hôm trước cháu có đưa 260 triệu. Để về bác nói với bác trai…”
Đại tá Nguyễn Chí Phương thừa nhận giọng nói trong đoạn ghi âm trên là của ông và cuộc trò chuyện đó là có thật.
“Cậu này làm ở Đội Cảnh sát trật tự, bị tước danh hiệu Công an nhân dân vì hành vi trộm cắp xe máy trong cơ quan. Việc đưa quà là có thật, nhưng anh không nhận. Sau đó, anh có gọi tổ công tác xuống ghi nhận và đem trả lại cho nó, nhưng nó cố tình không nhận. Nếu nhận tiền chả việc gì phải tước danh hiệu công an, khi mà đã xử lý nghiêm thế này chả ai dại gì mà nhận cả, nó đưa ra thế này cố tình bôi nhọ anh” – đại tá Phương nói.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, đại tá Nguyễn Chí Phương là Trưởng Công an TP Thanh Hóa, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hóa. Đỗ Đức Hiếu là cán bộ Đội Đội Cảnh sát trật tự Công an TP Thanh Hóa.
Ngày 18-7-2018, Đỗ Đức Hiếu lấy trộm chiếc xe máy hiệu Airblade BKS 36 B1-007.36 để tại nhà xe của Công an TP Thanh Hóa.
Ngày 19-7-2018, ông Nguyễn Chí Phương gọi Hiếu lên phòng hỏi chiếc xe máy đâu rồi? Hiếu khai cháu đang sửa ngoài hiệu, ông Phương yêu cầu Hiếu dẫn đội điều tra xuống thu xe về. Tối cùng ngày Hiếu đến nhà riêng gặp ông Phương trình bày sự việc, xin ông Phương bỏ qua. Ông Phương nói: “Bây giờ việc của cháu đối với chú thì thoải mái thôi, chú tạo điều kiện nhưng phải báo cáo Ban giám đốc, phải có kinh phí để báo cáo”. Hiếu để lại bàn tiếp khách nhà ông Phương 50 triệu đồng rồi ra về.
Ngày 20/7/2018, Hiếu đi cầm cố chiếc xe ô tô i10 BKS 36A-201.05 được 200 triệu đồng rồi mang số tiền này đưa cho ông Phương tại phòng làm việc và nói “trăm sự nhờ bác giúp đỡ”. Trong đơn, Hiếu viết: Ông Phương trả lời: “Thôi cứ về đi, để bác báo cáo với Ban giám đốc, không phải lo lắng gì cả”. Nhưng rồi, sau đó ông Phương vẫn ký quyết định đình chỉ công tác đối với Đỗ Đức Hiếu. Hiếu lại đến nhà gặp ông Phương đưa thêm 10 triệu đồng. Hiếu viết trong đơn: “Tôi có hỏi ông Phương, tình hình công việc của cháu thế nào rồi bác? Ông Phương trả lời: “Bây giờ sự việc nó đã thế rồi, bác cũng đang bàn với Viện Kiểm sát để xin không khởi tố cháu, để cho cháu viết đơn xin ra quân rồi về kiếm việc gì làm”.
Như vậy, Nguyễn Chí Phương là người trực tiếp xử lý kỷ luật và ký các văn bản tố tụng vụ trộm, đã 3 lần nhận tiền tổng cộng 260 triệu đồng để giúp Đỗ Đức Hiếu không bị kỷ luật và không bị xử hình sự.
Sau khi nhận tiền, Nguyễn Chí Phương đã lệnh cho cán bộ cấp dưới hướng dẫn Đỗ Đức Hiếu làm thủ tục xuất ngũ; trao đổi với Lãnh đạo VKSND TP Thanh Hóa không xử lý hình sự và xin Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa xử lý nội bộ đối với Đỗ Đức Hiếu nhưng không được chấp nhận. Sau đó, Nguyễn Chí Phương buộc phải tước quân tịch và đề nghị truy tố Đỗ Đức Hiếu.

Đôi co chuyện tiền nong
Trong đơn gửi tới nhiều cơ quan liên quan, anh Hiếu thừa nhận vào ngày 18/7/2018, Hiếu có lấy một chiếc xe máy nhãn hiệu Airblade trong nhà xe cơ quan mang ra ngoài.
Hiếu bị tước quân tịch và bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản. Thấy không thể cứu vãn được, sắp bị đưa ra xét xử, Hiếu đến nhà ông Phương đòi nhiều lần, nhưng không được trả lại tiền. Phải đến ngày 19/11/2018, Hiếu được ông Phương gọi lên phòng làm việc, tại đây, ông Phương nói, Hiếu chỉ đưa cho ông 150 triệu đồng nên ông trả lại cho Hiếu bấy nhiêu. Hai bên lời qua tiếng lại, Hiếu khăng khăng rằng đưa cho ông Phương 260 triệu đồng và đòi trả đủ. Hai bên không thống nhất được nên Hiếu không nhận lại số tiền ông Phương đưa mà bỏ ra về rồi làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi tới các cơ quan chức năng. Giọt nước tràn ly này đã đẩy cựu đại tá Nguyễn Chí Phương rơi vào vòng lao lý.
Do không được trả đủ tiền, về nhà, Đỗ Đức Hiếu chuẩn bị đơn tố cáo Nguyễn Chí Phương và sao chép các file ghi âm ra nhiều USB. Ngày 22-11-2018, tòa án Thanh Hóa xử phạt Đỗ Đức Hiếu 9 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Trộm cắp tài sản”. Sau khi bị tuyên án, Đỗ Đức Hiếu đã nộp đơn tố cáo tới Chủ tọa phiên tòa, đồng thời gửi đơn tố cáo Nguyễn Chí Phương kèm theo file ghi âm đến nhiều cơ quan.

Cáo bệnh
Ngày 25/1/2019 Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao ra quyết định khởi tố vụ án nhưng mãi không thấy động tĩnh.
Ngày 01/7/2019, khi một số cơ quan báo chí đặt câu hỏi, đại tá Đào Đức Minh – Phó Giám đốc Công an Thanh Hóa cho biết: “Vụ này hiện thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao.”.
Lúc này đại diện Viện KSND mới lên tiếng: ngày 25/01/2019, ông Nguyễn Hồng Quân – Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã ký Lệnh bắt tạm giam đại tá Nguyễn Chí Phương. Thế nhưng trước đó, vào sáng cùng ngày, bị can Nguyễn Chí Phương đã bất ngờ nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Hợp Lực do đột quỵ. Vì thế chưa bắt được.
Bệnh viện đa khoa Hợp Lực cho biết ông Nguyễn Chí Phương đang nằm tại phòng riêng đặc biệt từ ngày 26/1/2019. Hàng ngày, người nhà mang cơm đến ba lượt. Ông Phương đã từng trả tiền viện phí lên đến hơn 40 triệu đồng. Về phần sức khoẻ, cựu đại tá Nguyễn Chí Phương không ốm yếu đến mức liệt giường nhưng trong hoàn cảnh thực tại thì chắc chắn ông cũng chẳng thể nào khoẻ nổi!

Nhận hối lộ “chạy việc”, giám đốc và thuộc cấp bị khởi tố
Lãnh vực nào cũng có thể hối lộ. Phần trên là trưởng công an nhận hối lộ để chạy án. Dưới đây là lo lót để chạy việc. Nạn thất nghiệp gia tăng nên ai cũng muốn tìm một chỗ trong nhà nước cho chắc chân. Người cần việc, người có quyền ban việc. Cung gặp cầu là vậy.
Từ tháng 8-2018 đến tháng 5-2019, lợi dụng việc thi tuyển công chức, viên chức, Hà Văn Tần khi đó đang giữ chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa và Tào Ngọc Mão, giữ chức Trưởng phòng Tổ chức hành chính bệnh viện, đã câu kết với nhau nhận tiền của nhiều lao động hợp đồng để “lo lót” trúng tuyển vào bệnh viện.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa nhận được đơn tố cáo của ông Đồng Khắc Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Hóa, tố cáo ông Hà Văn Tần và ông Tào Ngọc Mão, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính của bệnh viện, nhận tiền “chạy việc” của nhiều lao động hợp đồng tại bệnh viện.
Ông Tần và ông Mão nhận tiền với giá từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng/mỗi người để nhận mười người đang làm việc theo dạng hợp đồng tại bệnh viện thành nhân viên chính thức. Khi dư luận nổi lên, mới trả lại tổng cộng 425 triệu đồng.

San Hà (tổng hợp)

Xem thêm

Nhận báo giá qua email