ĐOÀN DỰ ghi chép
I.Chỉ biết mình, không nghĩ tới người
Ở tuổi đôi mươi, nhiều cô gái còn đang bay bổng rong chơi, thực hiện ước mơ và những dự định của mình. Nhưng riêng với Lê Hoài An,quê quán tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, thì tuổi 28 của cô toàn những chuyện buồn, có lẽ vì thế mà đôi lúc An suy nghĩ già dặn như đã quá nửa cuộc đời.
Năm An 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Điện Lực, An đã tấp tểnh lấy chồng. Bạn đời của An là chàng trai Nguyễn Văn Mạnh, 26 tuổi, kỹ sư xây dựng, quê ở Nghệ An. Hai người quen nhau khi Mạnh giám sát một công trình xây dựng gần nơi An ở trọ. Khi đám cưới diễn ra, An đã có thai hơn một tháng nên cô về sống ở nhà bố mẹ ruột và xin được vào làm thu ngân viên cho một cửa hàng trong thành phố Thái Nguyên. Mạnh chạy đi chạy lại giữa Hà Nội và Thái Nguyên vì anh rất yêu vợ, xa nhau nhớ nhung không thể chịu nổi.
Đôi mắt buồn của An thêm khắc khoải khi nhớ về quá khứ, cô kể lại: “’Sau ngày cưới tôi chỉ ở quê chồng có 3 hôm rồi về nhà bố mẹ đẻ ở Thái Nguyên, nên có thể nói chưa một ngày làm dâu theo đúng nghĩa. Tôi vẫn nhớ như in cái ngày 22-9-2012, tôi đang rũ rượi ở nhà vì ốm nghén thì nhận được điện thoại báo tin anh Mạnh bị tai nạn giao thông, đang được cấpcứu ở Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Khi tôi xuống tới nơi thì anh đã vĩnh viễn ra đi, không còn trên đời này nữa. Tính đến lúc anh mất chúng tôi chỉ mới lấy nhau được chưa đầy 2 tháng, còn cái thai trong bụng tôi thì vừa ba tháng”.
Sau khi chịu tang chồng ở Nghệ An, An trở lại Thái Nguyên với nỗi buồn và sự tuyệt vọng cùng cực. Bố mẹ An nước mắt ngắn nước mắt dài xót thương đứa con gái vừa mới lấy chồng đã trở thành goá bụa. Ông bà bàn nhau khuyên An bỏ cái thái trong bụng. Bà Bùi Thị Mỵ, mẹ ruột của An rầu rĩ phân trần: “An là con út, trên nó có ba anh trai nên được chiều chuộng từ tấm bé. Gia đình tôi cũng thuộc hạng có bát ăn bát để nên đối với vợ chồng tôi, cháu An như cô tiểu thư lá ngọc cành vàng. Chúng tôi không đành lòng nhìn cháu vất vả nếu một mình nuôi con và bỏ lỡ cơ hội nên duyên với người đàn ông nào đó khác. Phụ nữ khi đã có đứa con là kéo theo bao nhiêu thiệt thòi, gánh nặng vì con. Không có bố mẹ nào muốn con trai mình lấy một người đã có con riêng”.
An thì ray rứt: “Hồi đó khi tôi nghe theo lời bố mẹ, phá bỏ cái thai, có nhiều người nói rằng đấy là hành động thất đức. Họ bảo bố mẹ chồng đã đau đớn vì mất con thì lẽ ra tôi là con dâu phải sinh cháu cho ông bà, sau đó nếu muốn bước đi bước nữa thì cứ để đứa trẻ cho ông bà nội nuôi”.
Sau biến cố đó, An xuống Hà Nội làm nhân viên kinh doanh trong một công ty bất động sản. Tại đây, cô quen Bùi Văn Hiếu – chàng trai đã dành trọn trái tim mình cho cô sau nửa năm làm bạn đồng nghiệp. Khi Hiếu ngỏ lời yêu cô, An đã thẳng thắn kểlạihoàn cảnh trước đây của mình. Thấy bạn gái thành thật, không giấu giếm chuyện mình đã từng bỏ cái thai trong bụng đã có với người chồng quá cố, anh càng trân trọng và quý mến cô hơn. Cuối năm 2013, tức sau khi chồng chết được hơn một năm, An và Hiếu tổ chức đám cưới trong sự vui mừng của gia đình.
Khủng hoảng vì nghĩ là mình bị “quả báo”
Công việc làm ăn của cả hai vợ chồng An đều khá thuận lợi, nhưng đáng tiếc là họ lại muộn có con. Có lần về quê ngoại, người cô ruột thấy An lấy “chồng mới” đã gần hai năm mà chưa bầu bì, bà nói nhỏ với An: “Cô biết nói điều này là không phải nhưng mày có giận thì cô cũng nói. Theo cô hiểu, có nhiều phụ nữ không sinh đẻ được chỉ vì trước đó đã phá thai. Cháu thử đến bệnh viện kiểm tra xem dạ con có bị sao không”.
Hàng xóm vô tình gợi lại chuyện cũ khiến An vừa buồn vừa lo. Cô lặng lẽ đến bệnh viện khám thì thở phào nhẹ nhõm khi biết các cơ quan bên trong của mình bình thường, không có dấu hiệu gì bất ổn gây ảnh hưởng đến sinh sản. Bác sĩ khuyên cô nên đưa chồng đến để xác định nguyên nhân chậm trễ. Hiếu cũng vui vẻ đồng ý và nhận được kết quả tốt đẹp.
Cuối năm 2016, mong đợi mãi nhưng An vẫn chưa mang thai tự nhiên được, nên vợ chồng quyết định nhờ sự giúp đỡ của y học để làm thụ tinh trong ốngnghiệm. An kể: “Cả ba cái phôi sau khi thụ tinh đều tốt nhưng khi chuyển sang dạ con của tôi thì không lần nào thành công. Lo lắng, buồn tủi vì chạy chữa bất thành, tôi còn phải đối diện với sự thất vọng của chồng. Anh Hiếu không vui vẻ chuyện trò với tôi như trước nữa mà luôn tìm cách tránh mặt tôi để ngồi lặng lẽ suy nghĩ một mình. Thỉnh thoảng anh không kiềm chế nổi còn lôi chuyện đau buồn trong quá khứ của tôi ra mà chì chiết: “Cô bỏ cái thai trong bụng để nhẹ nhàng đi bước nữa, bây giờ thì “nhẹ nhàng” chưa? Mọi người nói cô phải chịu cái quả báo đó. Người ta là con một, vợ chồng có cưới hỏi đàng hoàng chứ có phải mèo mả gà đồng gì đâu mà cô phá cái thai một cách tàn nhẫn, không để cho người ta lưu lại được giọt máu trên đời. Cái tội thiếu lương tâm đó bây giờ chính tôi phải gánh chịu đấy, bởi vì tôi cũng là con trai duy nhất của bố mẹ tôi, cũng khó có con nối dõi”

An kể tiếp: “Sau khi làm thêm hai lần thụ tinh trong ống nghiệm nữa nhưng vẫn thất bại, tôi chán nản đề nghị anh ly hôn nhưng anh không đồng ý. Anh ôm lấy tôi mà khóc và nói: “Anh xin lỗi đã có những lời làm em tổn thương chứ sự thực anh vẫn yêu em hơn tất cả mọi thứ trên đời. Thua keo này ta bày keo khác, vợ chồng còn sống với nhau là còn hy vọng, dù bị quả báo anh cũng chấp nhận”.
Sau nhiều lần chuyển phôi không thành công mà ngay các bác sĩ cũng không rõ nguyên nhân, An gần như tuyệt vọng. Tự nhiên cô cũng nghĩ là mình bị “quả báo” vì cái tội đã “giết” đứa con có với người chồng tội nghiệp khi nó còn là cái bào thai mới hơn ba tháng. Dần dần, cô tự trách mình tại sao lúc ấy lại nghe lời bố mẹ dễ dàng đến thế. Con rể mới chết được mấy ngày bà Mỵ đã nghĩ đến chuyện bảo An phá cái thai để dễ gặp gỡ người khác. “Mình còn trẻ tuổi không biết suy nghĩ cặn kẽ đã đành, bố mẹ là người lớn, gia đình lại khá giả nữa mà cũngh như thế hay sao…”.
Bây giờ bà Mỵ mới có một chút ân hận.Bà nói chuyện với bà em chồng: “Thấy con An rầu rĩ về chuyện không có con cái, vợ chồng tôi bảo nhau có khi nhà mình bị “quả báo” thật. Giá như hồi đó tôi bàn với nó giữ lại giọt máu cho thằng Mạnh thì có khi bây giờ con mình đỡ ân hận”. Rồi bà kể tiếp: “Có lần tôi hỏi nó nếu đúng là vì vợ chồng không hợp nhau thì hay là ly hôn rồi làm lại cuộc đời một lần nữa được không con?”. Nó trả lời chắc nịch: “Con ngu dại, đã sống thiếu lương tâm một lần là đủ rồi. Anh Hiếu có bỏ con thì bỏ chứ không bao giờ con bỏ anh ấy”. Bà Mỵ nói tiếp: “Nó dại như thế đấy cô ạ, chả ai dại bằng nó”. Bà cô nói: “Người ta một trăm cái khôn thì cũng có cái dại một lần chứ cứ khôn cả thì sống với ai? Hồi đó em đã bảo cả cháu lẫn chị là làm như vậy không được, phải giữ lấy cái thai để ông bà ấy đỡ đau khổ vừa mất con lại vừa mất mất cháu, nhưng chị với cháu An không nghe. Nhà người ta cũng tử tế lắm đấy chứ nó mới để tang chồng được hơn một năm đã lấy chồng khác, họ không mắng vào mặt cả người lớn lẫn người nhỏ là tốt lắm rồi”. Bà Mỵ hỏi: “Bây giờ cô tính sao thì tính giùm tôi?”. Bà cô nói: “Chẳng tính sao cả, cứ để thằng Hiếu nó lo. Chị bảo với vợ chồng nó là mấy lần làm thụ tinh trong ống nghiệm các phôi đều đậu, nhưng đến lúc chuyển phôi sang tử cung con An thì không hiểu tại sao lần nào cũng hỏng, bác sĩ cũng không biết nguyên nhân, vậy thì chịu tốn kém tìm người mang thai giùm, có lẽ sẽ được”.
An le lói hy vọng. Cô nghe lời bà cô, tìm người mang thai giùm và hiện nay cái thai đang ở tháng thứ 4, siêu âm thấy một bé gái, một bé trai. An nói: “Phôi là của vợ chồng tôi, như vậy xét về huyết thống thì các con hoàn toàn là ruột thịt của vợ chồng tôi”. Bà cô nói nhỏ vói bà Mỵ: “Em nói thật, nếu trời sinh ra đúng là có phúc có phần thật thì cái phúc đó là do gia đình thằng Hiếu mang lại chứ không phải do gia đình chị đâu. Anh chị với cháu An suy nghĩ nông cạn lắm, chỉ biết lấy mình không biết tới người như vậy không tốt, phải tránh quả báo mới được”.
II. Chị gái qua đời, bố mẹ muốn tôi lấy anh rể
Tôi là con út trong một gia đình có ba anh chị em. Ba mẹ tôi trước đây đều là công chức nhà nước. Nhưng lúc ấy hễ ai bị“vỡ kế hoạch”, có thai đến đứa con thứ ba là bị kỷ luật rất nặng, như bị cắt thi đua, cắt thăng thưởng, bị đổi đi nơi khác hoặc bị cho nghỉ việc. Trướcsức ép của cơ quan mà mẹ tôi bị trầm cảm và đã từng có ý định phá thai. Còn bố tôi thì bị mất chức trưởng phòng và bị đổi lên công tác trên vùng cao.
Cuộc sống của bố mẹ đang yên ổn bỗng bị xáo trộn hoàn toàn do sự xuất hiện của tôi. Có lẽchính vì thế mà lớn lên tôi luôn có mặc cảm mình như ngườithừa trong gia đình. Lúc nhỏ, ngàytết khách khứa đến chơi, tôi phải ở trong nhà, chỉ có anh chị tôi được ra chào và được tiền mừng tuổi (trong Nam gọi là tiền lì xì). Cơ quan bố mẹ tổ chứcliên hoan hay đi đâuđó thìchỉ có anh chị được đi, còn tôi lủithủi sang ởnhờông bà ngoại. Đã thế, anh chị tôi thông minh và xinh đẹp, học hành giỏi giang baonhiêu thì tôi lại chậm chạp, xấu xí, học hành kém cỏi bấy nhiêu. Từ nhỏ tôiluôn tự ti và từng có ý nghĩrất trẻ con rằng hay mìnhkhông phải con đẻ của bố mẹ mình?
Lớn lên trong hoàn cảnhnhư thế nên tôi cứ lặng lẽ sống trong sự cô độccủa riêng mình. Học hết lớp 9, tôi nghỉ học vì không thể theo kịp bạn bè.Bốmẹ tôi cũngchẳng mong tôi học lên cấp III làm gì cho tốn kém vì dường như hai người đã dồn hết hy vọng vàoanh chị tôi. Từ đó tôi ở nhà đảm nhiệm việc chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa.
Thời gian thấm thoắt trôi đi, anh chị tôi thi đậu vào đại học và học đại học, học xong ra trường rồi lần lượ t đi làm và lập gia đình. Riêng tôi, để tiền chi tiêu cho bản thân, tôi xin được chân phụ bán hàng cho mộ t siêu thị ở gần nhà.Tôi làm ca sáng và cả ca chiều, tối về lại lo cơm nước cho bố mẹ.Tôi rất thích nấu ăn và định xin mẹ cho đi học thêm về nghề này. Nhưng tôi vừa nói ra ý định của mình thì mẹđã bảo: “Có cái tốt nghiệp cấp lll mà còn chả có thì ai dạy cho mày được nghề ngỗng gì”. Tôi nghe chỉ biết cúi đầu im lặng.
Cứ như vậy tôi sống cùng bố mẹ và chưa bao giờ nghĩđến chuyện lấy chồng. Ngoài việc ít giao thiệp, không có bạn bè, tôi còn bị mặc cảm bởi những lời sắcnhư dao của của mẹ: “Ngườinhư mày thì đứa nào thèm lấy, ởvậy cho nó yên”. Thế là từlâu tôi lấy sở thích nấu ăn làm niềm vui chính. Nhất là từ hồi được chị gái mua chochiếc điện thoại đời mới, có thể lên mạng coi tin tức vànghiên cứu các công thứcnấu ăn, tôi lại càng mê.
Chính vì giỏi nấu nướng và cẩn thận trong các công việc nhà, nên tôi được mẹ giao công việc lên trông nom săn sóc chị gái trong hai lần chị ở cữ. Tôi ở cùng vợ chồng chị gái 3 năm để đỡ đần anh chị khi các cháu còn nhỏ. Có tôi, chị an tâm đi làm còn anh cũng đỡ lo lắng mỗi khi phải đi công tác xa nhà.
Năm tôi 30 tuổi, chị gái qua đời đột ngột trong một vụ tai nạn giao thông. Chị ra đi,mẹ tôi suy sụp hoàn toàn vì chị vốn là niềm tự hào của cả gia đình. Từ nhỏ chị đã học giỏi, lớn lên lại xinh đẹp , học hành thành đạt và lấy được chồng trong một gia đình giàu có. Mẹ tôi như người mất hồn, ốm lên ốm xuống mấy tháng liền. Nhiều đêm mẹ không ngủ được mà cứra ngồi bần thần ngoài hiên như chờ đợi ai. Tôi thương chị, thương mẹ vô cùng mà không blết làm thế nào để mẹ bớt buồn đau.
Sau khi chị gái tôi qua đời, bốmẹ muốn tôi lên ở nhà chị đểchăm sóc cho các cháu.Nhưng tôi thấy rất ngại bởi vìphải ở cùng anh rể khi chị gái không còn nữa. Tôi nghe mẹ bàn với bố là muốn tôi có ược tình cảm của anh rể rồi ở luôn tại nhà đó. Mẹ sợ công sức của con gái lớn bao năm bị người ngoài đoạt mất nếu con rể cưới vợ mới. Nhất là hai cháu nhó sẽ phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng,thiệt đơn thiệt kép đủ đường. Theo mẹ, ”khác máuthì tanh lòng”, đàn bà khi có con rồi họ dễ sinh ra ích kỷ và làm tôn thương con riêngcủa chồng. Đằng nào tôi cũng xấu xí như thế thì chuyện chồngcon sẽ rất khó, nếu ghép đôi cho tôi và anh rể được là tốt nhất bởi vì lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Bố tôi nghe lời mẹ tôi phân tích thấy xuôi tai thì đồng ý ngay lập tức.
Ít hôm sau, anh rể thấy mẹ tôi đưa tôi lên thì có vẻ rất ngạc nhiên,bởi vì anh đang dự địnhthuê người giúp việc. Mẹ nhất quyết bắt tôi phải ởlại cùng anh. Anh miễn cưỡng nghe theo sự sắp đặt củ amẹ vợ.Tôi hiểu anhcảm thấy khó xử vì dù sao chị cũng mới mất, em vợ chưa chồng giờ lại đến ở cùng.
Thời gian đầu anhcó vẻ ngại ngần nhưng dầ ndần cũng về nhà ăn cơm đều hơn. Anh biết ơn tôi đã lo cho ba bố con anh chu đáo. Anh đặc biệt thích những món ăntôinấu, lại còn khen tôi đảm đang, chăm chỉ.
Tôi ở cùng nhà đểchăm lo cho anh và các cháu cũng được gần 2 năm. Mẹt ôi lúc nàocũng thúc ép tôi phải “tấncông” anh mạnh mẽ hơn nữa. Về phần anh, anh vẫn quan tâm và chu đáo với tôi như xưa. Tuy nhiên, về mặt tình cảm nam nữ thì dường nhưkhông có tiến triển.Tôi chỉmuốn về nhà ở vì dùsao cuộc sống của ba bố con anh bây giờcũng đã dần ổn định, không còn rối loạn như ngày chị mới mất. Nhưng bố mẹ tôi lại không đồng ý, cứ bắt tôi ở lại đó. Hiện tại tôi cảm thấy rất khó xử. Nếu tôi cứ sống mãi với hai cháu thì làm sao anh dám mở rộng quan hệ để tìm kiếm hạnh phúc mới? Xin chuyên gia và quý bạn độc giả tư vấn giùm. Tôi xin chân thành cảm ơn!
B.T.T.M (Hà Nội)
– Ý kiến của chuyên gia tâm lý:
Bạn T.M. thân mến!
Đúng là thế gian này chuyện gì cũng có thể xảy ra. Lần đầu tôi đọc một lá thư mà trong lòng lại cảm thấy ấm ức như vậy. Ấm ức vì bao nhiêu năm nay kể từ khi chào đời cho đến bây giờ, bạn cứ luôn phải gánh một trách nhiệm, một cái lỗi vô hình nào đó và gánh cả sự xa lánh, lạnh lùng, miệt thị của chính người thân thiết, ruột thịt của mình. Tôi nói bạn thông cảm, tôi thấy bố mẹ bạn thật đáng trách. Việc một đứa trẻ chào đời đâu phải nó muốn hay không muốn mà được. Bố mẹ bị “vỡ kế hoạch” là tại bố mẹ chứ đâu phải do nó. Những hệ lụy của việc sinh con thứ ba mà bố mẹ bạn hay gia đình bạn phải gánh chịu cũng hoàn toàn không liên quan gì đến bạn. Họ đã khiến bạn phải gánh một gánh nặng tâm lý, gánh nặng trách nhiệm và một cảm giác tội lỗi cực kỳ vô lý.
Việc của bạn bây giờ là đưa ra quyết định, tiếp tục hay không tiếp tục sống với anh rể và các cháu. Tôi thấy bố mẹ bạn luôn áp đặt bạn từ việc nọ đến việc kia, bây giờ lại còn muốn quyết định cả cuộc đời bạn sau này nữa. Vì sao họ lại làm thế? Vì sao họ lại không đoái hoài đến những suy nghĩ, tình cảm và tâm lý của bạn? – Là bởi vì bạn đã để cho bố mẹ được làm thế.Bạn có nghĩ đến điều này không? Bạn luôn nhận phần thiệt thòi về mình, chỗ nào khó khăn, cần bạn gánh vác thì bạn đều chìa vai ra mà chưa bao giờ nêu một nguyện vọng nào. Bạn là một cô gái yếu đuối, giàu tình cảm. Sự yếu đuối đã khiến bạn không thể cất lên dù chỉ một câu nói: “Hãy để cho con được tự quyết định cuộc đời mình”.
Trong tình huống cụ thể nào đó, theo tôi, nếu bạn thực sự không muốn tiếp tục ở cùng anh rể và hai cháu nữa, người duy nhất có thể nói ra điều đó một cách hợp lý mà bố mẹ bạn không thể phản đối được, chính là anh rể bạn. Với tất cả những khó xử, bất tiện và tế nhị hiện tại, theo tôi, bạn nên nói chuyện với anh rể. Bạn có thể nói một cách khéo léo, tế nhị để anh hiểu rằng bạn không đồng tình với cách sống hiện tại. Bạn có thể nhờ anh nói với bố mẹ, rằng hai cháu đã lớn rồi, anh có thể tự thu xếp được hoặc có thể nhờ người thân bên nội giúp đỡ được, anh cũng muốn bạn có thời gian để lo cho cuộc sống riêng tư của bạn..vv.
Tôi tin là anh rể bạn sẽ có cách nói để bố mẹ bạn hiểu rằng, cho dù bố mẹ có muốn hay không thì anh cũng không thế lấy bạn làm vợ được. Bố mẹ bạn có thể ép bạn nhưng không thể ép được con rể. “Dâu là con, rể là khách”, các cụ ta đã có câu nói ấy. Bố mẹ vợ đối với con rể luôn luôn có một khoảng cách vừa đủ để không thể can thiệp vào cuộc sống riêng của anh ấy. Ngoài ra, sau khi việc này được dàn xếp, bạn cần lo cho tương lai của mình. Bạn phải sống độc lập, có thể tự lo cho mình. Bạn có chân tay, có tuổi trẻ, lại có năng khiếu nấu ăn nữa, sợ gì mà không sống cuộc sống độc lập chứ? Chừng nào bạn còn lệ thuộc vào bố mẹ, bố mẹ còn phải nuôi bạn thì chừng ấy đương nhiên là bạn phải vâng lời, tùng phục bố mẹ như một đứa trẻ.
Hãy mạnh mẽ lên. Hãy sống một cách vững vàng, tự tin, tự trọng. Hãy yêu bản thân mình, không ngừng phấn đấu vươn lên. Hạnh phúc sẽ luôn mỉm cười với những ai không ngừng nỗ lực tìm kiếm nó bạn ạ.
Đỗ Bích Thuỷ
III. Không ai có thể ngu hơn được nữa
Cô gái khi tâm sự vớichúng tôi luôn tỏ ra ânhận, chính là nữ phạm nhân Trương Thị Hương (sinh năm 1989, tức năm nay 29 tuổi), quê quán tại thị xã Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh. Hương bị kết án 18 năm tùvề tội “giết người” và đã ở trại giam Thanh Phong từ cuốinăm 2011. Trong thời gian 7 năm tù đầy này, do hạnh kiểm tốt nên cô đã được xét giảm án 2 lần.
Vụ án mạng 8 năm về trước
Theo hồ sơ vụ án, mặc dầu “ông hàng xóm” Đỗ Như Hiếu và bà Ngô Thị Lý (mẹ của Trương Thị Hương) đều có gia đình riêng, nhưng vì có cảm tình với nhau, hơn nữa bà Lý lại ở goá từ lâu, nên họ bỏ nhà, đưa nhau ra Móng Cái làm ăn, sống như vợ chồng.
Tuy nhiên, không hiểu lý do tại sao, vừa mới mua nhà ở huyện TiênYên được một thời gian, họ lại bán rồi chia tay nhau, ông Hiếu trở về Quảng Ninh sống với vợ con ở phường Bắc Sơn, còn bà Lý thì cũng quay về sống với hai cô con gái ở cùng phường như cũ.
Do ở cùng một phường, mặc dầu hai người đã thôi nhau rồi nhưng hai gia đình thường xảy ra mâu thuẫn. Nhiều lần người con trai lớn của ông Hiếu tên Đỗ Như Định vẫn gọi điện thoại chửi bới, đe dọa bà Lý. Thậm chí, có lần Định còn đánh bà Lý thâm tím mày mặt và xông vào đập phá đồ đạc trong nhà. Thấy mẹ bị đối xử hỗn láo như vậy, Trương Thị Hương – con gái bà Lý – lúc ấy đang làm nhân viên điều hành cho hãng xe taxi Phúc Xuyên – tức giận, nảy sinh ý định “dạy cho Định một bài học” vớimục đích cảnh cáo để Định đừng hỗn láo với mẹ mình nữa.
Từ ý định nói trên, Hương tâm sự với người yêu của mình là Nguyễn Đình Hậu, tài xế xe taxi cùng làm trong hãng Phúc Xuyên, nhờ Hậu ra tay “dạy dỗ” Định giúp.
Trong khi nhờ, Hương thận trọng dặn Hậu là chỉ đánh “dằn mặt” Định thôi chứ đừng đánh quá nặng. Ngoài ra, để tránh đánh nhầm người, Hương đã chỉ nhà và mô tả rõ hình dạng, đặc điểm của Định cho Hậu nắm vững.
Khoảng 9 giờ tối ngày 24/6/2010, Hậu cùng 3 tên đồng bọn chở nhau đến quán sửa chữa xe gắn máy cạnh nhà ông Hiếu chờ đợi. Khi trông thấy Định, Hậu dùng khẩu súng “hoa cải” đã lén mua ở cửa khẩu phía bên Trung Quốc, bắn mộtphát, đạn toá ra như hoa cải nhưng trật, Định chạy thoát.
Chưa “lập công” được với người yêu, gần 2 tuần lễ sau, khoảng 7 giờ tối ngày 4/7/2010, Hậu lại cùng 3 tên đồng bọn tiếp tục đi xe gắn máy đến nhà Định để thực hiện kế hoạch. Nghe tiếng xe máy đi vào trong sân, ông Hiếutưởng có khách đến chơi bèn chạy ra đón, không ngờ bị Hậu bắn một phát “hoa cải” trúng bụng, lảo đảo ngã lăn ra đất. Mặc dầu được mọi người đưa đi bệnh viện cứu cấp nhưng do các vết thương ở bụng quá nặng, ông đã tử vong trên đường đi tới bệnh viện.
Toà án xử rất kỳ lạ
Được tin ông Hiếu bị Hậu bắn chết, Hương kinh hoàng, sáng hôm sau bèn ra cơ quan công an trình diện, khai báo tất cả. Với hành vi được coi là “chủ mưu” này, Trương Thị Hương bị toà sơ thẩm rồi sau đó là toà phúc thẩm Quảng Ninh cùng kết án 18 năm tù về tội “giết người”. Còn Hậu, hắn bỏ trốn nên bị cơ cơ quan công an ra lệnh truy nã đến nay vẫn chưa bắt được. Đồng bọn cũng vậy, chúng cũng trốn tánh và chưa bắt được.
Cuộc tình tan vỡ
Nước mắt lã chã, Hương bảo từ ngày vào tù cô không được biết một chút tin tức gì về Hậu, không hiểu Hậu đã ra trình diện hay vẫn sống chui sống nhủi một cách khó khăn. Cô nói: “Em nghĩ chắc Hậu vì muốn làm vừa lòng em nên đã nôn nóng gây nên tội ác, chứ sự thực em chỉ nhờ anh ấy đánh cảnh cáo anh Định thôi, nhất là không hề bảo anh ấy lén sang cửa khẩu Trung Quốc mua súng về bắn bác Hiếu hay anh Định. Nhưng dù sao thì chuyện cũng đã xảy ra rồi, em mong sao Hậu đọc được những lờiem đã nhắn nhủ đăng trên các báo mà ra đầu thú, đừng chạy trốn nữa, vì có trốn tránh thì tội vẫn còn đấy chứ có mất đi được đâu, cuối cùng rồi sẽ bị bắt”, Hương giãi bày với cắp mắt ngấn nước.
Mới ngày nào Hương còn là cô gái xinh xắn mới20 tuổi. Gần 8 năm trời tù tội với những dằn vặt, ân hận và nuối tiếc, khiến cho cô trở thành già trước tuổi. Được hỏi cô nghĩ thế nào khi nghe tin ông Hiếu bị Hậu bắn chết, Hương nói: “Làm sao em quên được tâm trạng của mình khi đó. Bàng hoàng đến phát run lên vì sợ. Nhưng em thương nhất là mẹ. Mẹ em đổ gục xuống như thâncây chuối bị bão. Bố mất từ khi em còn nhỏ, mẹ không được quyền có cảm tình với người đàn ông khác hay sao? Chỉ đáng tiếc cảm tình của mẹ đặt sai chỗ. Nhưng sau khi hai người đã hồi tâm, trở về sống với gia đình như cũ thì anh Định là đàn ông, còn khới chuyện ra làm gì cho thêm rắc rối. Việc đó đáng lẽ để bác Hiếu gái nếu có làm phiền mẹ thì đúng hơn”.
Và Hương nói tiếp: “Em không khóc, chỉngồi lặng lẽnhư nhận lỗi về mình. Chị gái em thì hếtôm lấy vai mẹ rồi lại quay sang nhìnemchằmchằm, không hiểu chị nghĩ thế nào. Ánh mắt của chị ngay đến bây giờ em vẫn không quên được…”. Sau đó Hương nói: “Các anh các chị thử nghĩ xem, lúc đó em 20 tuổi. Nếu sự việc đừng xảy ra, anh Hậu đừngbắn bác Hiếu thì năm sau hai đứa chúng em sẽ làm đám cưới. Một đứa là tài xế xe taxi, một đứa là nhân viên điều hành cũng trong hãng đó. Chúng em sẽ sống hạnh phúc với một hay hai đứa con thật xinh. Bây giờ thì hết rồi, tan vỡ hết rồi. Đến khi em được ra tù thì đã gần 40 tuổi, ấy là chưa kể anh Hậu có ra đầu thú không hay đã chết bờ chết bụi ở đâu mất rồi, khó gặp lại được…”.
Đúng, khó gặp lại được nhưng nghĩ cho cùng, mọi chuyện đều do Định và Hậu gây ra. Nếu Định thấy mình là con, không thèm chấp nhặt với người tình của bố vì họ đã chia tay nhau rồi, và nếu Hậu không kém cỏi đến mức người ta bảo chỉ đánh “cảnh cáo” thì lén đi mua súng về bắn chết người, thật, chẳng ra sao cả! ■
Đoàn Dự