Cô giáo mầm non tư thục
nhọc nhằn mưu sinh trong
mùa dịch Covid
Dịch bệnh Côvid kéo dài, gây nên ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt trong đời sống xã hội. Giống như nhiều ngành nghề khác, giáo viên mầm non tư thục gặp phải những xáo trộn rất lớn trong đời sống vỉ nhà trường nghỉ dạy, cô giáo không có lương, nhiều người phải xoay sở đủ cách để kiếm sống nhưng vẫn khó khăn. Đây là tiêu biểu sự sống của một cô giáo lớp mẩm non tư thục ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình khi nhà trường ngừng hoạt động…
Thất nghiệp kéo dài, không có thu nhập, buộc phải tìm công việc khác để kiếm sống trong hơn 2 tháng qua là tình cảnh chung của nhiều giáo viên tại các cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cô Phạm Thị Hồng Nhung, giáo viên Trung tâm giáo dục đặc biệt Thiên Ân (thành phố Ninh Bình) đã phải nghỉ việc hơn 2 tháng nay. Cô cho biết: Do hoàn cảnh chung là trướng được lệnh nghỉ để phòng dịch, học trò nghỉ, giáo viên không đi dạy nên không có lương. Để có tiền trang trải cuộc sống, tôi phải xoay sở tìm việc. Hàng ngày, tôi đi đến các hộ nông dân, thu mua nông sản, thực phẩm tươi sống và rao bán trên mạng xã hội rồi chở đến giao tận nhà cho khách hàng, dù mới bán nhưng được bạn bè, người thân ủng hộ nên cũng có chút đỉnh thu nhập.
Cô Nhung cho biết: Sau khi Trung tâm tạm đóng cửa, chúng tôi phải nghỉ ở nhà chờ ngày đi dạy trở lại. Nhưng tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, việc mở cửa trở lại của Trung tâm chưa biết đến khi nào, vì vậy tôi đã chủ động làm thêm một số việc để kiếm chút tiền trang trải sinh hoạt hàng ngày. Những giáo viên khác trong Trung tâm nơi tôi làm việc cũng xoay sở đủ nghề. Người thì làm đồ ăn vặt như bán chè, bán bánh trên mạng, người thì nhận trông trẻ tại nhà, người lại nhận làm người chở hàng cho các shop bán hàng online…
Cô Phạm Thị Việt Hà, đã 8 năm tham gia trông giữ trẻ tại nhóm lớp tư thục trên địa bàn xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, với mức lương 5 triệu đồng (khoảng hơn 200 đôla Mỹ/tháng) phải nghỉ dạy nên không có lương. Chia sẻ về cuộc sống trong thời gian này, cô cho biết gia đình cô gồm 5 người – 3 người lớn và 2 trẻ con. Ba người lớn, gồm con trai và con dâu của cô trước đây làm trong nhà máy chế biến thực phẩm, nay đã đóng cửa vỉ không có nguyên liệu. còn cô thì nghỉ việc từ 2 tháng nay, cả gia đình nguồn thu không có, đành sống nhờ vào tiền tiết kiệm trước đây nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Hiện nay cô mua tép về làm mắm chua bán cho bà con trong khu chợ nhỏ gần nhà, con trai háng ngày đi “ship” hàng (chạy xe Honda đi giao hảng cho các tiệm tới nhà người mua) trên thành phố, còn con dâu cô thì đi xâu các loại hạt như hạt sen thành chuỗi cho người ta gửi lên bán tại Hà Nội, nhưng thời buổi này ai cũng tiết kiệm, ít người mua nên việc tiêu thụ rất chậm.
Cô Đinh Thị Phong Phú, quản lý tại trường mầm non tư thục An Bình (thành phố Ninh Bình) cho biết, trường có 120 bé các lớp mầm non, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, cơ sở phải đóng cửa để các bé nghỉ học, tránh dịch. Tuy nhiên, dù rất khó khăn nhưng chủ cơ sở vẫn quyết định chi trả 50% lương mỗi tháng cho toàn bộ 15 giáo viên và nhân viên trong trường để chờ ngày cơ sở được mở của trờ lại.
Nhóm lớp mầm non tư thục Thúy Hằng (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư) của gia đính bà Lê Thị Thừa cũng rất chật vật trong việc duy trì cuộc sống, bởi vì thu nhập của cả gia đình đều phụ thuộc vào việc trông trẻ suốt nhiều năm nay.
Bà Thừa kể: “Cả ba mẹ con tôi cùng tham gia việc trông giữ và nuôi dạy trẻ gần 10 năm nay ngay tại nhà. Nhưng từ 2 tháng nay, gia đình tôi phải ngừng việc coi giữ trẻ để phòng dịch Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Nguồn thu nhập của gia đình tôi không còn nữa, tôi chỉ dám nhận trông 1 bé gần nhà để kiếm chút tiền điện, tiền nước háng tháng mà thôi”.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình có 7 trường mầm non tư thục và 108 nhóm nhà coi giữ trẻ với khoảng 660 giáo viên không thuộc biên chế nhà nước nên không được ăn lương nhà nước. Các cơ sở này hoạt động theo hình thức “lấy thu để chi” nên khi nhà trường đóng cửa thì các giáo viên không có lương. Hiện chỉ có một số rất ít các trường mầm non tư thục lớn như Thế Hệ, Tràng An Montessori Method (Phương pháp Dạy trẻ Tràng An), IQ School, Hoa Hồng, Việt Thắng, v.v… mới có thể hỗ trợ giáo viên của nhà trường ít nhiều trong lúc nghỉ dạy.
Trên thực tế, thời gian qua cho thấy việc học sinh phải nghỉ học, không có nguồn thu khiến các trường tư thục bị ảnh hưởng nặng nề. Tình cảnh ngừng hoạt động kéo dài không chỉ khiến các trường, các cơ sở tư thục nhỏ lâm cảnh khó khăn mà ngay bản thân các giáo viên cũng gặp tình trạng nhọc nhằn, vất vả, không kém.
Giáo viên mầm non “khóc ròng” vì nghỉ phòng dịch
Một tuần qua, sau khi Hà Nội cho học sinh tạm ngừng đến trường để đề phòng Covid-19, cô Đặng Thị Mai, giáo viên một trường mầm non tư thục ở quận Hà Đông, chỉ quanh quẩn trong phòng trọ, tranh thủ học thêm tiếng Anh và tìm tòi phương pháp giảng dạy để đợi ngày đi dạy trở lại. Nhớ học sinh, thỉnh thoảng cô liên lạc qua Zalo với phụ huynh để hỏi thăm và muốn nghe giọng nói của các bé.
Không được đi dạy tức không có lương, cô Mai không dám về quê ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, vì ở quê có vài F1, em gái cô là F3. Mai lo lắng cho người thân tại quê nhà nhưng bản thân cũng bế tắc. Mỗi tháng, lương của Mai được khoảng 5 triệu đồng (còn kém cả người đi làm ôsin vì họ được ăn cơm và ở nhà chủ không tốn tiền). Nhưng kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, trường phải đóng cửa cả 2 cơ sở, không có doanh thu, lương của giáo viên bị giảm và chậm. Để có tiền cầm cự, Mai chỉ dám xin nhà trường ứng trước cho mình 1 triệu đồng/tháng, cỏn thì khi nào đi dạy lại sẽ tính sau. Cô và bạn cùng phòng – cũng là giáo viên mầm non – tiết kiệm tối đa trong mỗi lần đi chợ.
Những lần nghỉ dịch trước, Mai và đồng nghiệp được hỗ trợ tiền ăn trưa 15.000 đồng một người một ngày khi không có lương, còn lần này thì trường chưa có kế hoạch vì còn nghe ngóng tình hình. Mai cũng vài lần thử kinh doanh online song lại phải thôi do quá ế ẩm. Hôm trước, Mai đăng tin kiếm việc làm thêm trên Facebook nhưng không ai nhận. “Tôi rất áy náy vì đi làm gần 10 năm nay mà chưa biếu bố mẹ được một đồng nào, bây giờ lại phải hỏi xin mẹ giúp đỡ. Nếu kẹt quá thì cũng đành nhờ chứ biết làm sao” – Mai chia sẻ.
Cô giáo 28 tuổi này cho hay, hai năm qua dịch bệnh Covid-19 liên miên, trường nhiều lần đóng cửa nhưng cô chưa từng nghĩ đến chuyện đi kiếm việc khác vì ccô thích nghể dạy học. Nếu phải nghỉ lâu và tình hình ở quê đã ổn, cô sẽ về cho bố mẹ yên tâm. Cô nói: “Làng Hát Môn quê tôi có nghề làm giấy tiền, vàng mã, tôi sẽ về phụ với gia đình rồi sẽ tính tiếp chứ cứ ở đây lấy gì mà sống”.
May mắn hơn Mai, Thanh Giang, 29 tuổi, có thu nhập thêm nhờ chung vốn với người chị họ mở cửa hàng nhỏ bán hàng tiêu dùng xách tay từ Nhật. Cô giáo quê Thanh Hóa có nhiều người thân kinh doanh tại Hà Nội, nhưng yêu trẻ, muốn gắn bó với nghề nên cô xem kinh doanh như nghề tay trái. Ngoài giờ dạy ở một trường mầm non tại quận Thanh Xuân, Thanh Giang bán hàng trên Facebook và cuối tuần lên phụ chị công việc ở cửa hàng. Lâu nay nghỉ không đi dạy, sáng nào Giang cũng lên cửa hàng đến tối mói về phòng trọ.
Thu nhập từ kinh doanh không nhiều nhưng cũng giúp cô bớt khó khăn so với các bạn đồng nghiệp cùng trường. Giang chưa có gia đình, ăn uống đơn giản, lại ít chi tiêu nên không quá căng thẳng về kinh tế. Bố mẹ ở quê ngày nào cũng gọi điện thoại hỏi thăm con gái nhưng Giang không dám về vì nhà xe hay dừng đón khách ở Hà Nam, Giang lo nhỡ đi cùng chuyến với người mắc bệnh sẽ lây nhiễm cho cả làng. (Ghi chú: F0 là người khởi phát dương tính Covid-19 đầu tiên trong vùng. F1 là người bị lây nhiễm từ F0. F2 là người bị lây nhiễm từ F1. Rồi F3, F4 ..vv.., bởi vậy từ một người có thể lây nhiễm cho cả làng nếu không phòng chống dịch.- ĐD).
Đợt nghỉ dịch đầu tiên năm ngoái, cô về nhà và khi đi làm trở lại phải vay tiền mẹ chi tiêu. Sau vài đợt nghỉ, bố mẹ muốn Giang về xin dạy tại một trường mầm non công lập gần nhà, ổn định cuộc sống và lập gia đình. Nhưng Giang nghĩ đã ra Hà Nội lập nghiệp thì phải cố gắng chứ trở về quê, xin người ta cho dạy thì xấu hổ lắm. “Tình hình khó khăn chung, tôi chỉ biết chi tiêu chắt bóp và cố duy trì cửa hàng nhỏ bé”, Giang nói.
Nhận được thông báo học sinh tạm ngừng đến trường từ 4/5, Thanh Cầm, giáo viên mầm non một trường tư thục ở Mỹ Đình chỉ biết thở dài. Cô đang lo những ngày tới cả gia đình sẽ sống ra sao với đồng lương ít ỏi của chồng là giáo viên công lập nên vẫn được lĩnh lương bình thường.
Nghỉ để phòng dịch đồng nghĩa với việc cô không có khoản lương hơn 4,5 triệu đồng/ tháng. Bình thường hàng tháng, nếu con không ốm đau thi thu nhập của nai vợ chồng cũng đủ ăn. Nhưng hai con của Cầm hay bệnh, mỗi lần đi bác sĩ hết mấy trăm nghìn đồng kể cả tiền thuốc, tháng nào các con bệnh nhiều, chi tiêu đội lên khiến chưa hết tháng đã hết tiền.
Đợt nghỉ dịch năm ngoái, ba mẹ con cô kéo nhau về nhà nội ở Hà Nam nhờ cậy ông bà. Lần này, quê nội có dịch, ba mẹ con ở lại Hà Nội, nguyên tiền nhà trọ cũng hết hơn 3 triệu đồng/tháng, lấy gì mà trả. Cô muốn tìm việc làm thêm nhưng không ai trông con và cũng sợ lây bệnh. Cầm thắt chặt chi tiêu tối đa, chỉ mua đồ ăn cho hai đưa con rồi cô “ăn theo” chút đỉnh. Chồng cô cũng nghỉ Covid nhưng có lương do dạy trường công lập. Hàng ngày anh chạy thêm xe ôm đến tôi mới về, buổi trưa mua ổ bánh mì “không người lái” ăn qua loa cho xong bữa rồi uống nước trong chai đem theo. Cô thương chồng lắm. Hồi ba mẹ con về ở nhờ quê nội bên Hà Nam, anh vào kê bàn ngủ nhờ trong trường.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thành phố có hơn 3.220 đơn vị giáo dục ngoài công lập với gần 46.000 giáo viên và nhân viên. Trong đó, giáo viên nhóm trẻ bé đông nhất với khoảng 27.000 giáo viên; mầm non 10.000 giáo viên; tiểu học 2.700 giáo viên; Trung học Cơ sở (tức Cấp 2) 1.200 giáo viên, và Trung học Phổ thông (tức Cấp 3) 4.500 giáo viên
Trong đợt nghỉ phòng dịch đầu năm 2020, 17.580 giáo viên và nhân viên của 1.310 nhà trẻ, trường mầm non, tiểu học, trung học ngoài công lập không được hỗ trợ lương. Trong đó, nhóm trẻ bé chiếm đông nhất – hơn 16.000 giáo viên, nhân viên.
“Nghĩ chuyện con lớp 1
phải học online, tôi rầu quá”
“Học sinh ngừng đến trường để phòng tránh dịch bệnh Covid-19 là đúng rồi. Nhưng nghĩ đến chuyện con lớp 1 phải học online tôi rầu quá. Làm sao vợ chồng tôi ở nhà để học cùng con được?”.
Chị Nguyễn Thị Thùy, phụ huynh ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, than thở. Chị Thùy cho biết: “Giáo viên dạy onlie trong giờ hành chánh thì nhiều phụ huynh cũng vậy. Cô giáo dạy online nhưng tôi không có ở nhà thì lấy ai mở máy cho con học? Chưa kể với học sinh lớp 1, phụ huynh phải ngồi kế bên con trong suốt quá trình học online. Nếu không bé sẽ lơ đãng, chạy lung tung chứ không chịu ngồi một chỗ”.
Kể khó chẳng bao giờ hết
Tâm tư của chị Thùy không phải là cá biệt. “Học sinh lớp 1, 2, 3 không có được sự tự giác, tự chủ như học sinh trung học nên bố mẹ rất cực khi con học online. Không những phải kèm con trong suốt quá trình con học mà còn phải đóng vai giáo viên, giảng bài cho con, hướng dẫn con làm bài tập. Nếu bé đến trường, những việc này cơ bản đã hoàn tất ở trường hết rồi, về nhà con chỉ việc xem bài lại thôi.
“Tôi lo nhất là đứa con út đang học lớp 1. Học kỳ I vừa rồi, các bé được học trực tiếp với cô giáo. Cô còn phụ đạo thêm cho những bé yếu mà nhiều lúc các bé vẫn đọc sai, viết sai. Học sinh lớp 1 phải học đọc, học viết theo chương trình mới, mà học online thì liệu có hiệu quả không?» – chị Thu Hương, phụ huynh ở quận Tân Bình bày tỏ.
Không những thế, chị N.T.H. – phụ huynh có con học lớp 3 ở quận 7 – kể: “Bé nhà tôi học trường tư thục nên đa số phụ huynh trong lớp đều có người giúp việc ở nhà, có thể mở máy cho con học trực tuyến. Tuy nhiên, tôi thấy cách học qua Zoom đối với trẻ tiểu học là không hiệu quả. Bởi các bé còn nhỏ, dễ chán nên chỉ ngồi trên máy được 5-7 phút là không chú tâm đến bài học.
“Có bữa bé nhà tôi tìm cách trốn với lý do… đi vệ sinh, sau đó ngồi lì trong toilet, đợi đến hết tiết mới ra ngoài. Có bữa chị giúp việc ngồi kế bên để canh, bé miễn cưỡng ngồi học nhưng khi cô giáo đặt câu hỏi và kêu tên bé phát biểu thì bé im re, vờ như không nghe thấy. Tôi đã trình bày vấn đề này với ban giám hiệu nhà trường và đề nghị có hình thức giảng dạy từ xa khác phù hợp hơn đối với trẻ tiểu học”.
Cô Nguyễn Thụy Ngọc Diễm – trưởng khối lớp 4 Trường tiểu học Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi – cũng chia sẻ: “Khi nghe tin học sinh học online, nhiều phụ huynh đã than với tôi rằng họ không có thời gian để trông nom cho con học.
Có phụ huynh còn kể, buổi sáng đi làm, giao cho con làm mấy bài tập nhưng đến chiều về thì vẫn y nguyên vì bé chưa làm gì cả. Tức quá, mắng con nhưng . bé nói con không làm vì con không biết làm. Khi phụ huynh hướng dẫn thì bé vẫn không chịu nghe theo mà còn nói mẹ dạy khác với cô nên con không hiểu”.
Phải tìm lối ra
Nhiều phụ huynh cho biết họ không thể ở nhà để mở máy vi tính cho con. Học sinh tiểu học cũng không được dùng điện thoại di động tự do như học sinh trung học. Cuối cùng, trường chúng tôi đã chọn hình thức giảng dạy thông qua các video clip” – cô Nguyễn Thị Thu Vân, trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q uận 1, thông tin.
Theo cô Vân: “Giáo viên sẽ soạn bài giảng, quay clip rồi lồng tiếng. Thời gian đầu, cả khối sẽ họp để góp ý cho bài giảng hoàn chỉnh. Bây giờ đã quen việc nên mỗi giáo viên sẽ tự hoàn chỉnh clip bài giảng của mình, đưa lên cho khối trưởng và ban giám hiệu trường thẩm định rồi post lên trang web của trường. Phụ huynh rảnh giờ nào thì mở ra cho con em mình học giờ đó nên khá thuận lợi”.
Tuy nhiên, cô Vân cũng thừa nhận: “Khi học từ xa, phụ huynh phải hỗ trợ các em rất nhiều. Nói cách khác, dạy học online không chỉ có giáo viên vất vả mà phụ huynh cũng rất vất vả. Không chỉ dành thời gian nhiều hơn cho con mà còn phải đóng vai thầy cô giáo ở nhà. Riêng với học sinh lớp 1, giai đoạn này các em đã học đọc hết các âm, vần. Bây giờ khi học bài mới, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đọc sao cho chuẩn về câu, từ, ngắt nghỉ đúng chỗ. Nhưng phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Giải pháp của trường tôi là sau khi học bài xong, phụ huynh sẽ quay clip con mình đọc bài rồi gửi cho giáo viên, chúng tôi sẽ xem clip và chỉnh sửa cho học sinh».
Khi phụ huynh không có máy vi tính nối mạng
Cô Ngọc Diễm (Trường tiểu học Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) cho biết: “Đặc thù của trường là nhiều phụ huynh không có máy vi tính nối mạng. Giáo viên sẽ soạn bài giảng trên Word rồi gửi Zalo cho phụ huynh để dạy con học ở nhà. Đối với những phụ huynh không dùng Zalo thì giáo viên sẽ in sẵn bài giảng rồi phát cho phụ huynh đem về.
Với một số bài khó thì chúng tôi cũng làm video clip rồi gửi cho phụ huynh để họ mở ra cho con mình học. Trên thực tế cũng có một số phụ huynh không thể kèm con hoặc không có thời gian, điều kiện để kèm con học online thì khi các bé đi học lại, chúng tôi sẽ phụ đạo để học sinh nắm được bài”.
Chia sẻ bài giảng
Thạc sĩ Phạm Thúy Hà, phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 4, Sài Gòn, nhận định: “Dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học phải có nghệ thuật riêng, làm sao để hấp dẫn học sinh từ 6 – 10 tuổi tập trung vào màn hình máy vi tính suốt tiết học là điều không dễ dàng. Chưa kể còn nhiều yếu tố khách quan khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tiết dạy.
“Vì vậy, tôi cho rằng với bậc tiểu học thì nên làm những bài giảng, ghi hình thành video clip với kỹ thuật, hình ảnh, âm thanh tạo sự bắt mắt, thu hút đối với trẻ nhỏ. Thời gian mỗi bài giảng không được quá dài, khoảng 15-20 phút, chứ không nên kéo dài 35-40 phút như 1 tiết học bình thường.
Các clip này sẽ được gửi cho phụ huynh bằng nhiều cách khác nhau và họ có thể mở ra cho con em học bất cứ lúc nào thuận tiện. Năm nay do đã có kinh nghiệm dạy học online từ năm trước nên các trường trên địa bàn quận 4 sẽ chọn hình thức chia sẻ bài giảng.
Mỗi cụm trường sẽ chọn một giáo viên có sở trường ở một môn học (hoặc bài học) nhất định để giảng bài (thay vì trước đây, mỗi trường phải tự làm video clip của riêng trường mình; trong đó, một số bài giảng chưa đạt được chất lượng như ý).
Sau đó, clip bài giảng ấy sẽ được sử dụng chung cho học sinh của cả cụm. Cách làm này sẽ giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để luyện tập, sửa bài và củng cố kiến thức cho học sinh”.
Đoàn Dự