Chuyện bão và cột điện

Một cột điện bị gãy ở Huế

Hàng trăm cột điện ở tỉnh Thừa Thiên – Huế bị gãy, đổ trong bão số 5 Noul

Theo Tổng Công ty Điện lực miền Trung, về thiệt hại lưới điện do bão số 5 gây ra, trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có 616 cột điện bị gãy, đổ và nghiêng trên tổng số 531.135 cột điện. Trong đó có 304 cột bị gãy (chiếm tỷ lệ 0,06%), 169 cột bị đổ, 143 cột bị nghiêng.

Trong số 304 cột bị gãy tại các tỉnh, thành phố nêu trên có 34 cột bê tông dự ứng lực và 270 cột bê tông thường. Riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có 272 cột bị gãy, trong đó có 30 cột bê tông dự ứng lực khiến đời sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang gặp khó khăn..

Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) cho biết bão số 5 Noul vào sáng 18/9 đã làm ở Huế 304 cột điện bị gãy, 169 cột đổ và 143 cột nghiêng. Trong đó, có 109 cột trung áp và 163 cột hạ áp bị gãy, thiệt hại 11,4 tỷ đồng.

Trong số 304 cột điện bị gãy có 34 cột dự ứng lực (tỉ lệ 11,2%) và 270 cột bê-tông thường (88,8%).

Anh Phan Phước Thuyền (trú tại làng Cổ Bưu, phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế), sau khi bão đi qua, dọc đường Cao Văn Khánh đi qua khu vực này gần 10 cột điện bị gãy, đổ, nằm la liệt ngang dọc đường. “Không hiểu cột điện được thiết kế như thế nào nhưng cơn bão mới chỉ lướt qua đã gãy đổ nhiều như thế, đây là sự việc rất bất thường. Người dân chúng tôi nghi ngờ chất lượng các trụ điện quá kém”.

Một kỹ sư xây dựng tại tỉnh TT-Huế cho biết, cột điện ly tâm dự ứng lực được cho là chịu đựng lực tốt, nhưng có đặc tính giòn khác với đặc tính dẻo của cột đúc truyền thống.

Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế lên tiếng về việc cột điện gãy đổ, cho dù những cây cột này đều “đạt tiêu chuẩn”

Công nhân sử dụng cành cây gia cố trụ điện

Ông cho rằng, dù cơn bão số 5 được đánh giá chưa mạnh nhưng do sức gió quăng, quật, giật, xoáy dẫn đến gãy, đổ rất nhiều cột điện. Trong đó cột điện ly tâm dự ứng lực được sử dụng ở tỉnh Thừa Thiên Huế chịu được gió trên cấp 12, được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5847:2016) được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và Bộ KH&CN công bố.

Theo EVNCPC, cột điện gãy, đổ có nguyên nhân từ cây xanh ngã đổ vào đường dây, gây lực tác động kép bất thường, quá khả năng chịu đựng của kết cấu cột, xà sứ, dây dẫn… dẫn đến hư hỏng kết cấu hạ tầng lưới điện và gãy cột. Một số vị trí cột điện nằm ngoài khu dân cư, ở các vị trí góc, khi có gió giật mạnh và hướng gió thay đổi làm xoáy và đứt các dây néo cũng là nguyên nhân làm gãy, đổ cột.

Dù biện hộ thế nào thì các cột điện bị gãy, đổ hẳn là có vấn đề, không phải vô cớ mà dư luận nghi ngờ bởi vì có rất nhiều cột điện bị gãy, đổ lộ ra thép bên trong rất nhỏ và chính ngành điện tỉnh này cũng thừa nhận “cường độ bão chưa mạnh” nhưng cột điện gãy, đổ quá nhiều.

Sẽ đưa vụ cột điện gãy ra nghị trường

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho rằng để làm rõ những nghi ngờ về chất lượng cột điện,  thì các cơ quan kiểm định, ngành điện phải đánh giá lại một cách thấu đáo và công khai kết quả giám định chất lượng cột điện bị gãy.

Nhiều loại dây quấn trên trụ điện

Trong khi đó, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định cho hay trong cuộc họp mới đây, tỉnh đã yêu cầu công ty điện lực kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại, nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện trên địa bàn gãy, đổ. Sau đó, tỉnh sẽ đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam có giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.

“Hệ thống lưới điện là công trình đầu tư bằng ngân sách Nhà nước nên tôi nghĩ ngành điện lực phải tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục đầu tư, giám sát chất lượng”- ông Định nói.

Nói thêm về vụ này, ông Đặng Ngọc Nghĩa, đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết cơn bão vừa qua không lớn nhưng đã làm hàng loạt cây xanh, cột điện bị gãy, đổ.

“Việc cây xanh, cột điện gãy hàng loạt là có vấn đề. Tuy nhiên, để biết vấn đề ở mức nào thì cơ quan chuyên môn cần phải đi giám sát thực tế thì mới biết. Sắp tới chúng tôi sẽ kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát vấn đề này”- ông Nghĩa nói.

Ông Lưu Đức Hoàn, đại biểu HĐND (Hội đồng nhân dân) tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết ông đã biết tin hàng trăm cột điện bị gãy, đổ trong bão số 5.

“Thông qua báo chí, HĐND mới biết có việc này. Tôi cũng khá bất ngờ”- ông Hoàn nói.

Đánh giá lại chất lượng cột điện

Ông Hà Thanh Long, Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên – Huế, cho biết trước phản ứng của dư luận, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã giao các ngành chuyên môn đánh giá lại loại cột ly tâm có phù hợp hay không trong trong tình hình thực tế của đợt bão số 5 vừa qua.

“Khi chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng có chuyên môn, Công ty Điện lực Thừa Thiên – Huế sẽ tạm dừng sử dụng các cột điện ly tâm dự ứng lực”- ông Long nói.

Cột điện bê tông dự ứng lực gãy làm nhiều khúc trên quốc lộ 49B
Cột điện thường trên đường Nguyễn Trãi bị bão vặn gãy ngày 18/9

Ông cũng nói việc hàng loạt các cột điện bị gãy là đáng tiếc. Do đó, ông kiến nghị các cơ quan chuyên môn vào cuộc kiểm tra, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến trụ điện bị hư bỏng!

Ông Long cho hay các cột điện được sản xuất theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5847:2016. Các đơn vị trúng thầu đã sản xuất ra cột điện, còn công ty điện lực chỉ là nơi sử dụng mà thôi!

Trong khi đó, ông Nguyễn Đại Phúc, Phó giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên – Huế, nói các cột điện được đưa vào sử dụng đều tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.

“Trước khi cột điện được xuất xưởng, cơ quan chức năng đã tiến hành 2 thử nghiệm chịu lực và phá hủy. Hai thử nghiệm này nếu đạt mới được dán tem chứng nhận chất lượng xuất xưởng”.

Đại diện Tổng công ty Điện lực miền Trung khẳng định sau khi sự việc xảy ra, đơn vị đã tiến hành rà soát và thấy rằng toàn bộ quy trình từ khâu thiết kế, thi công, chất lượng vật tư đều đảm bảo theo quy định. Việc mua sắm cột điện được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo đúng quy định của Luật Đấu thầu.

Theo Công ty Điện lực Thừa Thiên – Huế, cột điện ly tâm dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016, 5847:1994, chịu được sức gió giật trên cấp 12. Thế nhưng, khi bão số 5 có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 đổ bộ, hàng trăm cột điện bị gãy, đổ thì không hiểu tại sao?

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) cho biết cột điện gãy, đổ có nguyên nhân từ cây xanh ngã đổ vào đường dây, quá khả năng chịu đựng của cột, xà sứ, dây dẫn… dẫn đến hư hỏng lưới điện và gãy cột. Ngoài ra, một số cột điện nằm ngoài khu dân cư, ở các vị trí góc, khi có gió giật mạnh và hướng gió thay đổi làm xoáy và đứt các dây néo cũng là nguyên nhân

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ra lệnh tạm ngưng dùng loại cột này để kiểm tra chất lượng.

Nói chung giải thích thì đúng quy trình. nhưng vấn đề là thép có đủ theo thiết kế hay không? Bởi vì gió cấp 6-8 mà làm gẫy được cột đèn được chế tạo để chịu đựng gió cấp 12 thì thật vô lý, khó lòng nghe được

Tại nhiều công trình, không phải cơ quan giám sát, mà chính thiên nhiên mới là người thẩm định công tâm nhất. Phẩm chất công trình thế nào, qua mưa nắng, gió bão đều bị phơi bày rành rành ra.

Ở tỉnh Kon Tum, Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh này có chiều dài hơn 107 km. Trong đó, đoạn từ Km42 – Km72 được đầu tư hơn 70 tỉ đồng, đã nghiệm thu, bàn giao để đưa vào sử dụng, tới tháng 12-2020 thì hết hạn bảo hành. Tuy nhiên, đoạn đường này đã xuất hiện hàng trăm chỗ hư hỏng, mặt đường bong tróc, lún sống trâu. Tại Km62, nhiều nơi nhựa đùn lên từng mảng lớn, lấy tay bóc nhẹ là lớp nhựa dễ dàng rời ra.

Ở tỉnh Gia Lai, công trình thủy lợi Pleikeo tại xã Ayun, huyện Chư Sê có tổng số vốn hơn 119 tỉ đồng do huyện này làm chủ trì. Đến tháng 8 vừa qua, công trình đã hoàn thành nhưng nhiều chỗ đã bị hư hỏng nặng. Công ty xây dựng cho sửa chữa bằng cách đắp vá thêm xi măng tại các thanh giằng, các vết nứt. Người ta còn phát hiện một số nơi được gia cố lại bằng đất bùn nhão và bên trên chỉ phủ một lớp xi măng mỏng để che lại (!?).

Nhiều nơi trên cả nước cũng có tình trạng cầu cống, hễ mưa gió là hư hỏng, không tiêu thoát nước được, dù tiêu tốn hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng ngân sách… khiến đời sống người dân khốn khổ.

Qua những vụ việc trên, chắc chắn đã đủ để đánh giá chất lượng các công trình. Với các công trình quá xấu, phải coi lại phần đấu thầu, khả năng nhà thầu; đơn vị thiết kế, giám sát và nghiệm thu thiếu năng lực và không có trách nhiệm. Những công trình lớn, có tác dụng thúc đẩy phát triển, kinh tế – xã hội địa phương những công trình nhỏ gắn với đời sống, sinh mạng người dân mà cứ đấu thầu, thi công, giám sát và nghiệm thu một cách cẩu thả thì hậu quả thấy ngay trước mắt, chưa kịp đợi đến ngày khai trương, chưa kịp hết thời hạn bảo hành đã hư hỏng nặng. Xem chừng cung cách gian dối, làm qua loa, nghiệm thu, bàn giao xong là phủi tay, “hết xôi rồi việc” là tình trạng xảy ra thường xuyên khắp nơi.

Ý kiến khác: Có lẽ lý do xác đáng nhất là EVN không đủ khả năng tính toán lường trước cái cột điện được dựng trong thực tế thì nó chịu đựng tới mức nào. Cho dù cái gì cũng có ngoại lệ, nhưng không phải chỉ trong 1 thời điểm bão, 1 khu vực nhất định lại xảy ra cột điện gãy đổ nhiều như vậy, nhiều bất thường. Nói thẳng các quy trình, tiêu chuẩn của ta chủ yếu dịch từ nước ngoài, nhưng chỉ suy diễn để sửa đổi theo điều kiện trong nước mà không hiểu rõ bản chất các thí nghiệm ấy ra đời trong điều kiện thế nào. Tiếp theo thì các kỹ sư tính toán theo kiểu cứng nhắc tra bảng… Trong nhiều công trình giao thông, y tế xảy ra nhiều sự cố không rõ là vậy.

Cột điện mà làm đúng tiêu chuẩn với cốt thép thì bão cấp 12 cũng khó mà gãy đổ như vậy được

Quảng Trị có bao nhiêu cột điện gãy ngang do bão số 5?

So với cột điện truyền thống, các cột điện bê tông ly tâm dự ứng lực có độ giòn,
dễ gãy
Nhiều cột còn nguyên tem kiểm định phẩm chất

Bão số 5 gây gãy đổ hàng chục cột điện trung áp, hạ áp. Tuy nhiên số liệu từ các cơ quan ở  địa phương này lại không giống nhau.

Theo Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị), bão đã gây ra các sự cố về điện ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn khách hàng dùng điện. Gió mạnh đã làm gãy, nghiêng, đổ 26 cột điện hạ và trung áp; trong đó có 7 cột bị gãy và 19 cột nghiêng, đổ và đã ảnh hưởng đến hơn 120.000 khách hàng trên toàn tỉnh.

Theo PC Quảng Trị, nguyên nhân khiến cột điện gãy, nghiêng, đổ phần lớn do cây xanh ngã đè vào đường dây và một số cột nằm dưới ruộng nước khi gặp gió mạnh thì bị nghiêng đổ.

Trong số các cột điện bị gãy đổ, chỉ có 2 cột được sản xuất theo công nghệ dự ứng lực, còn lại đều dùng công nghệ bê tông cốt thép truyền thống.

Trong khi đó, theo số liệu từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, bão số 5 đã làm 50 cột điện hạ thế bị gãy đổ; ngoài ra 3.000 m dây điện và 2 trạm biến bị đứt, hư hỏng.

Hiện tại khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, Điện lực miền Trung dừng sử dụng cột điện ly tâm dự ứng lực.

Nhìn cái cột điện gãy kìa, chỉ có mấy cọng sắt 8 mỏng manh như vậy,khg gãy mới là lạ.

Tất cả điều đúng quy trình quy định tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu, đường hư tại xe chạy ,cột điện gãy tại mưa bão vậy thôi,có hư có sửa có tiền.

Đi tìm nguyên nhân cột điện gãy

Việc mua sắm cột điện được tổ chức đấu thầu rộng rãi. Có ít nhất 3 đơn vị trúng thầu sản xuất cột điện, gồm: Công ty TNHH Tư vấn và Xây lắp 504, Công ty TNHH MTV Xây dựng 384, Công ty CP Xây lắp điện Quảng Nam… Tuy nhiên, chưa xác định được những cột bị gãy do công ty nào sản xuất.

Ông Nguyễn Phúc Bình, cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế, nói chưa thể khẳng định nguyên nhân làm cột điện ở Huế bị gãy.

“Nếu thiết kế cột điện 12 cây thép nhưng nhà sản xuất chỉ làm cốt 6 hoặc 8 thanh với kích thước nhỏ hơn thì không đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật”- ông Bình nói.

Việc lựa chọn vật liệu như cát, sỏi… đúc cột bê tông không đảm bảo cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc cột điện gãy. Tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm 2016 có những quy định rất nghiêm.

“Thế nhưng, vấn đề là người ta có thực hiện đúng chuẩn đó hay không.

Nếu nơi sản xuất làm không cẩn thận sẽ bị lỗi bê tông. Trong đó, thời gian sản xuất cột là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm chất lượng.

-Nếu bê tông chưa đủ ngày mà đã cho cẩu, di chuyển thì sẽ gây vết nứt bên trong cột. Những lỗi này rất khó phát hiện nhưng khi gió bão tác động lên thì sẽ làm gãy cột,

-Việc hàng trăm cột điện gãy, đổ bất thường chứng tỏ ciệc sản xuất trụ có trục trặc ở khâu nào đó. Quan sát những cột gãy, tôi thấy có hiện tượng phân tầng của cát, đá, xi măng”- ông Nguyễn Phúc Bình cho hay.

Rốt cuộc, cột điện gãy nhiều đến vậy đều là do… bão!   

Xem thêm

Nhận báo giá qua email