Chuyện đàn bò tót lai cực hiếm bị nuôi như heo

Ông Nguyễn Văn Chẩn đang dẫn đàn bò tót nuôi về rẫy

Đàn bò tót lai độc nhất vô nhị ở Việt Nam ở trang trại nằm giữa đại ngàn Vườn quốc gia Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, đang héo mòn vì bị giam cầm trong diện tích khoảng 500 m2 và nuôi như nuôi heo công nghiệp!

Đàn bò tót lai cực hiếm bị nuôi như heo

Năm 2008, người dân xã Phước Bình phát giác con bò tót đực cường tráng, nặng cả tấn từ đại ngàn về làng, hung hãn đến mức liên tục tấn công và gạt cả bò đực nhà, giành quyền giao phối với bò cái nhà, đeo bám theo những con bò cái của người dân thả rông ở khu vực nương rẫy dưới chân núi Tà Nin, thuộc Vườn quốc gia Phước Bình. Kết quả của những cuộc tình “vụng trộm” giữa bò tót rừng với bò nhà đã cho ra đời hơn 20 con bò tót lai vượt trội về thể trọng và có các đặc điểm về màu lông, sừng… rất giống “bố”.

Ngay lập tức, một đề tài nghiên cứu giám định di chuyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 được nghĩ ra. Mục tiêu là: triển vọng phát triển một nguồn gene quý.

Ngay sau đó, một nhà khoa học- quan chức xuất hiện. Ông là PGS.TS Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Lâm Đồng. Và đề tài cấp nhà nước trị giá 5 tỉ đồng được “đẻ” ra mang tên “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm…”.

Để duy trì và phát triển nguồn gene quý hiếm này, đầu năm 20122,  Sở KH-CN Ninh Thuận và Lâm Đồng đã mua lại 10 con bò tót lai (F1) của người dân để thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu giám định di truyền… với kinh phí hơn 1,9 tỉ đồng, khoanh vùng nuôi phù hợp với môi trường sống của bò tót cho đề tài khoa học nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (bos gaurus) và bò nhà (bos taurus) tại Vườn quốc gia Phước Bình.

Đề tài liên tỉnh này được thực hiện với kinh phí hơn 1,9 tỉ đồng. Các kết quả nghiên cứu và tài sản của đề tài nêu trên đã bàn giao cho Trung tâm ứng dụng KH-CN Lâm Đồng để tiếp tục thực hiện đề tài cấp quốc gia “Khai thác và phát triển nguồn gien bò quý hiếm tại vùng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận – Lâm Đồng – Khánh Hòa” với tổng kinh phí hơn 3 tỉ đồng; đến tháng 6.2019 thì kết thúc đề tài.

Bò tót lai gầy trơ xương là do… giành ăn?

Về vấn đề chăm sóc, ông Nguyễn Như Chương, Giám đốc Trung tâm ứng dụng KH-CN Lâm Đồng cho biết, trong thời gian thực hiện đề tài đã thuê 3 ha đồng cỏ để thả đàn bò tót lai F1 vào chăm sóc, đi lại. Tuy nhiên, khi đề tài kết thúc (tháng 9.2019), hết kinh phí, người dân thu hồi đất, nên buộc phải tạm thời nuôi nhốt trong khi chờ Vườn quốc gia Phước Bình tiếp nhận. Các thủ tục bị vướng nên gần 1 năm nay mới tổ chức bàn giao được.

Khi được hỏi “Liệu có phải cá nhân, đơn vị tham gia nghiên cứu “đánh trống bỏ dùi” khiến đàn bò tót lai bơ vơ, gầy trơ xương, trong khi bò tót lai mà người dân tự nuôi thì mạnh khỏe, sinh sản tốt ?

Ông Chương cho rằng: “Khoảng nửa tháng gần đây, một số bò lớn nhảy từ chuồng này qua chuồng khác giành thức ăn làm các con chuồng bé hơn bị ốm. Hiện nay có khoảng 4 con trong tình trạng ốm thôi, nhưng không đến mức suy kiệt. Nếu tách chuồng sớm thì những con bò lớn để riêng, bò nhỏ để riêng, rồi bồi bổ cho chúng đầy đủ thức ăn xanh, thức ăn tinh, cũng như khoáng vitamin, trong 1 tháng sau chúng sẽ bình thường trở lại”

Ông Nguyễn Văn Vinh, người được thuê 4 triệu đồng mỗi tháng để chăm sóc đàn bò tót lai, cho biết đã làm việc trong trang trại chăn nuôi bò tót hơn 2 năm. Công việc hằng ngày của ông là bỏ 8 bó rơm khô vào khu vực chuồng trại và bơm nước vào máng để đàn bò tót lai ăn uống.

Ông Vinh cho biết trước đây Ban quản lý dự án thuê 2 ha đất nông nghiệp để làm trang trại (1 ha trồng cỏ; 1 ha để cho đàn bò di chuyển), nhưng do không có tiền thuê nên người dân lấy lại đất và chỉ cho mượn khoảng 500 m2 đất làm chuồng nhốt chúng lại, giống như nuôi heo công nghiệp. “Mỗi tháng có người ở trên Lâm Đồng gọi về hỏi thăm có còn rơm khô để gửi tiền về mua; rất ít người về thăm trang trại này, ông nói và cho biết hơn 2 năm nay đàn bò lai chỉ ăn cầm hơi toàn rơm khô, Mỗi con 1 cuộn/ngày nên ốm trơ xương (?).Và giờ phải bớt xuống 7 cuộn/11 con, trong cách ăn gọi là “ăn nhín lại””.

Nguyên do, ông liên tục gọi điện thúc giục tiền công, tiền rơm, nhưng người ta cứ hẹn “vài hôm nữa” rồi 3 tháng chẳng thấy đâu trong khi chính ông cũng đang quá túng thiếu.

Chi hơn 3 tỉ đồng, “nghiên cứu” được 1 con bò tót lai F2

Kết quả sau hơn 6 năm thực hiện đề tài, đàn bò tót lai F1 này không sinh sản được thế hệ F2.

Từ khi kết thúc đề tài, tiền để duy trì, chăm sóc đàn bò tót lai cũng không còn. Trung tâm phải tự trích ra trung bình 10 triệu đồng/tháng để thuê người chăm sóc, nuôi dưỡng và mua thức ăn cho bò. Ngoài ra, hằng tháng, trung tâm còn 2 – 3 lần cử bác sĩ thú y xuống kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho đàn bò.

“Không có chuyện bò bị ốm trơ xương đâu. Bò tót to lớn, 1 con nhỏ cũng 400 – 500 kg, còn con lớn thì lên đến 700 – 800 kg nên nhìn thấy như vậy là gân bò nó cuồn cuộn chứ không phải là ốm đâu. Muốn biết ốm hay mập phải có chuyên gia”- ông Chương nói.

PGS.TS Lê Xuân Thám, chủ nhiệm Dự án thì xuất hiện trên báo nói thế này: “Chưa thể nói gì về kết quả nghiên cứu còn nhiều vấn đề phức tạp, cần chờ thêm các dự án tiếp theo”.

Ông Thám, tỉnh queo, đại ý: đề tài do ông chủ nhiệm đã kết thúc cả năm rồi, và nay, ông không còn liên quan gì trong việc quản lý, chăm sóc nữa.

Ông Nguyễn Như Chương, Giám đốc Trung tâm cho biết trong 10 con bò lai F1 đã tạo ra 3 con F2.

Thế nhưng hiện tại chỉ có 1 con F2 (là con của bò đực dự án giao phối với bò nhà của ông Nguyễn Văn Tích, nông dân xã Phước Bình) được mua lại từ hộ ông Tích.

2 con F2 còn lại là của gia đình ông Nguyễn Văn Chẩn, nông dân xã Phước Bình.

Ông Chương giải thích, đây là dự án cấp quốc gia, có ký hợp tác với ông Nguyễn Văn Chẩn. Từ con F1 cho tới 2 con F2 của gia đình ông Chẩn đều được giám định kết quả.

Cho nên kết quả này vẫn được đưa vào kết quả nghiên cứu; tức là theo ông Chương, đề tài cấp quốc gia đã tạo ra 3 con F2 (trong đó có 1 đực, 2 cái) đã được giám định nhiễm sắc thể và ADN.

Ông Chương cũng cho rằng “không có chuyện tiêu cực khi thực hiện dự án vì đây là đề tài khoa học cấp nhà nước thực hiện kéo dài 3 năm, với các chi phí như thuê đồng cỏ, mua thức ăn tinh, thuê công chăm sóc (2 lao động và 1 cán bộ kỹ thuật) trực 24/24 trong 3 năm liên tục tại Vườn quốc gia Phước Bình với mức lương cao, khoảng 12 triệu/cán bộ kỹ thuật… thì tổng kinh phí gần 3 tỉ đồng cho dự án là không lớn.

Đàn bò tót của ông nông dân

Đàn bò sau 8 năm thực hiện dự án

Ông Nguyễn Văn Chẩn, một gia đình có bò tót lai ở xã Phước Bình cho biết, từ lúc bò tót rừng về làng tìm bò cái nhà để giao phối, thì đàn bò của ông sinh sản được 10 con F1.

Đến năm 2015, bò tót rừng bị chết, thì trong không còn thế hệ bò tót lai F1 tiếp theo.

Năm 2012, gia đình ông bán cho chủ đề tài 4 con F1 (2 đực, 2 cái); một số thương lái từ các tỉnh Đồng Nai, Long An… về mua 4 con. Gia đình ông giữ lại 2 con F1; sau đó mua thêm 1 con F1 của hộ ông Pinăng Hùng (xã Phước Bình) để nhân giống.

Từ 3 con F1 của gia đình, ông Chẩn chăn thả cho ăn chung với đàn bò nhà dưới chân núi Tà Nin; đến nay đã sinh sản ra F2 và thế hệ F3, với tổng đàn lên đến 17 con.

Ông Chẩn xác nhận, bên dự án có cho người qua “năn nỉ” lấy mẫu 2 con F2 của gia đình ông đưa đi giám định. Gia đình ông không tốn đồng kinh phí nào cả.

Về cách chăm sóc, ông Chẩn cho biết để đàn bò phát triển, sinh sản thế hệ F2 và F3, thì đừng nhốt trong chuồng mà phải thả cho chúng ăn uống tự nhiên ngoài đồng cỏ.

– Vừa rồi có người ở Long An về mua 1 con bò F3 của gia đình với giá 50 triệu đồng. Mình có làm đề tài gì đâu, bò nhà sinh ra nhìn dáng vóc của nó là biết ngay là bò tót lai F2 hay F3, cần gì phải đem đi xét nghiệm. Mình nuôi vậy ai đến mua thấy được giá thì bán. Vậy thôi! Ông Chẩn nói.

Trại chăn nuôi bò của ông ở thôn Bạc Rây, xã Phước Bình nằm trong vùng đệm vườn quốc gia Phước Bình (Bác Ái). Chiều 2/10, ông lùa đàn bò tót từ chân núi về rẫy sau một ngày thả tự nhiên. Nắng dần qua đỉnh núi, đàn bò no cỏ men theo triền dốc, về rẫy cùng chủ trại.

Vừa tới ngõ rào, chúng bất ngờ khựng lại. Con đực to nhất nhảy đổng lên, húc húc cặp sừng bóng loáng khi thấy người lạ. Những con đi cùng cũng gương đôi sừng phòng thủ. “Ê Min! Ê Min!”, chủ trại gắt giọng để ngăn chúng nổi loạn.

Ông cho biết trong khu đất rẫy 2 ha này, gia đình ông đang nuôi hơn 40 con bò, vừa bò nhà vừa bò tót lai. Trong đó có đến 17 bò tót lai thuộc ba thế hệ F1, F2 và F3. Đàn bò tót được buộc ở bãi đất riêng, cách chuồng bò nhà 200 m vì chúng dữ hơn bò nhà. Thân hình những con trưởng thành F1 vạm vỡ, bộ lông đen mướt, giương đôi sừng uy nghi, bệ vệ.

Chỉ tay về phía con đực hung hãn lúc nãy, ông Chuẩn cho biết đó là con lớn nhất trong đàn, nặng hơn 700 kg, là con đực thứ hai sau kết quả những cuộc “giao duyên” kỳ lạ giữa bò tót rừng và bò nhà hơn 10 năm trước. Còn con đực đầu tiên ông đã bán cho một người ở Củ Chi được 60 triệu đồng.

Ông Chẩn nhớ lại, khoảng 2009, một con bò rừng liên tục về rẫy ông, húc bay bò đực, rồi giao phối với bò cái nhà. Bò cái có chửa, 9 tháng sau, sinh ra một bê đực lông đen như bò tót cha. Năm sau, bò mẹ này lại tiếp tục đẻ tiếp một bò tót đực F1 khác. Những con bò cái khác của ông và dân trong làng cũng được phát hiện sinh ra bò tót con.

Đàn bò lai F1 trước khi đưa vào thực hiện đề tài khoa học

Nhà ông được “lộc rừng” tặng đến 9 con bò tót lai F1. Ông bán 4 con (2 đực, 2 cái) cho Vườn quốc gia Phước Bình và 4 con (2 đực, 2 cái) cho người ngoài tỉnh với giá 30-60 triệu đồng một con. Còn một con đực F1, ông giữ lại.

Trong số 4 con trước khi bán đi nơi khác, một con cái F1 sinh ra một con cái F2. Con F2 này được ông giữ lại nuôi. Rồi ông mua thêm hai con cái F1 khác của người trong làng đưa về, thành ra đàn bò lai bắt đầu gầy dựng lại có tất cả 4 con (3 F1 và 1 F2).

Chín năm qua, con đực F1 trong đàn đã phối với các bò cái nhà sinh ra được 7 con đực F2.

Ông Chẩn cho rằng bò tót lai cũng dễ nuôi vì chúng ăn tạp. Bất cứ thứ cỏ cây gì đều gặm được. Gần chục năm qua, ông tận dụng các đồng cỏ tự nhiên trong làng, gần bìa rừng để chăn thả, nên ít tốn chi phí. Mùa khô, khi cỏ tự nhiên ít đi, ông mới bổ sung thêm cỏ tươi do nhà trồng.

Cũng từ thực tế, ông Chuẩn nhận thấy bò tót lai có sức đề kháng hơn hẳn bò nhà. Gần như từ lúc nuôi dưỡng đến nay, chưa có con nào bị bệnh dù thả giữa mưa giữa nắng. Gia đình ông chưa hề tốn mũi thuốc nào cho chúng.

Ngoài đàn bò nhà ông Chẩn, còn một con đực F1 của nhà ông Nguyễn Đình Tích (kề rẫy ông Chẩn) và khoảng 6 con F1 khác của người dân trong làng bán đi Điện Biên, Lạng Sơn, SG… chưa rõ có sinh sản hay không, vì người dân ở đây không giữ liên lạc với những người mua bò. Như vậy, con bò tót đực Vườn quốc gia Phước Bình đã để lại ít nhất 34 “hậu duệ”.

So với con bê sau một năm nuôi có giá hơn chục triệu đồng, bò tót lai giá cao gấp 4-5 lần, giá trị kinh tế rất cao.

Những con bò trong dự án nghiên cứu khoa học trị giá 5 tỉ đồng gầy đến mức sắp chết đói

Ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc Vườn quốc gia Phước Bình xác nhận, đàn bò ông Chuẩn có nhiều con được bò đực rừng về giao phối nên sinh ra nhiều con lại F1. Vườn có mua của ông 4 con của ông. Ngoài ra, ông còn bán một số cho người ngoài tỉnh. Ông Chuẩn còn giữ lại một vài con, hiện nay đã sinh thêm nhiều bò con có hình thể giống với bò tót.

Kết quả cho thấy các nhà khoa học thua nông dân rồi.

Thật lạ, nhà nước bỏ ra hàng tỉ đồng nhưng không nhân được giống, nhưng người dân thì lai tạo được nguồn giồng chẳng chút kháo khăn.

Ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc Vườn quốc gia Phước Bình, cho biết sau khi tiếp nhận bàn giao, dự định sẽ dời đàn bò về vị trí khu vực đất rừng khoảng 5 ha (có rào lưới B40) và dành 2 ha đất trồng cỏ voi cung cấp thêm nguồn thức ăn, tạo không gian thả tự nhiên để đàn bò cái lai F1 có thể phát dục, sinh sản được.

Thế nện ông Vân cũng chưa rõ sẽ phải chi bao nhiêu tiền từ ngân sách để thực hiện kế hoạch di dời này!

Bò tót đực F1 trong đàn to béo, vạm vỡ đã phối giống với bò nhà cho ra 7 con đực F2

 

San Hà (tổng hợp)

Xem thêm

Nhận báo giá qua email