Chuyện vợ “quan xã” tẩu tán tài sản

Sau khi chồng nhận chức chủ tịch xã, bà Sự bất ngờ tặng toàn bộ cổ phần có trong công ty khai thác đá cho em rể. Đây cũng là cty nhiều năm khai thác đá trái phép trên địa bàn khiến người dân bức xúc.

Vợ chủ tịch xã cho tặng em rể hơn 1 tỉ đồng cổ phần nhưng “quên” đóng thuế
Dù là người đứng đầu xã nhưng trong thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Thái, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Yên Lâm đã “dung túng”, “bảo kê” cho Công ty TNHH Minh Thức khai thác đá trái phép trên địa bàn trong một thời gian dài.
Ông Trần Đức Hạnh, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Yên Định, cho biết:
Công ty TNHH Minh Thức được thành lập năm 2006 với 3 thành viên, trong đó bà Phạm Thị Sự (vợ Chủ tịch xã Yên Lâm) góp 35% cổ phần (cụ thể là 1 tỉ 085 triệu đồng); ông Trần Ngọc Dương (giám đốc, là em rể ông Thái) góp 35% cổ phần. Thời điểm đó, ông Thái đang làm Phó chủ tịch xã Yên Lâm.
Năm 2008, ông Thái làm Phó bí thư, Chủ tịch xã Yên Lâm. Tuy nhiên, vào tháng 12-2008, vợ ông Thái đã cho số cổ phần 35% trên cho ông Trần Ngọc Dương là em rể ông Thái.
Trong hợp đồng nói rõ việc cho tặng phải kèm thực hiện các điều luật có liên quan theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (tức phải nộp thuế). Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra đến làm việc, ông Trần Ngọc Dương vẫn chưa đóng thuế.
Ông Trần Đức Hạnh, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Yên Định cho biết, sau khi nhận được đơn thư, được sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, đơn vị đã thành lập một tổ đi thẩm tra một số nội dung trong đơn tố cáo.
Ông Hạnh cũng nói: Năm 2019, kiểm tra 10 công ty khai thác đá và phát giác 4 công ty vi phạm, trong đó có Công ty Minh Thức đã hết hết phép khai thác từ năm 2014. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, công ty này vẫn lén lút khai thác đá mà không bị huyện Yên Định xử. Cuối năm 2019, công ty này đã bị phạt vi phạm hành chính 80 triệu đồng.
Kết quả kiểm tra, UBKT Huyện ủy Yên Định không đưa ra cách giải quyết nào, chỉ đề nghị Huyện ủy Yên Định chỉ đạo cho huyện tăng cường quản lý việc khai thác khoáng sản ở xã Yên Lâm.
Trước đó, năm 2010, bà Phạm Thị Sự, vợ ông Nguyễn Xuân Thái, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Yên Lâm đã được cấp trái quy định hơn 30 nghìn m2 đất lâm nghiệp.
Năm 2015, khi có dự án đi qua 1 phần diện tích đất này, bà Sự đã được Nhà nước đền bù gần 400 triệu đồng. Dù thanh tra sai phạm đã rõ nhưng số tiền mà vợ Bí thư kiêm Chủ tịch xã Yên Lâm được nhận khống không được thu hồi, cán bộ liên quan cho đến nay cũng không bị xử lý!

“Bí ẩn” lô đất hàng chục tỉ đồng được huyện đưa ra ngoài quy hoạch
Huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai tự ý điều chỉnh quy hoạch tổng thể chi tiết xây dựng Khu trung tâm hành chính mới và Khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê mà không thông qua các cấp.
Trong lúc tự ý điều chỉnh, lô đất hơn 7.000 m2 có giá trị hàng chục tỉ đồng đã được điều chỉnh bỏ ra ngoài quy hoạch và cho chuyển sang đất ở.

Nhiều lần điều chỉnh quy hoạch
Năm 2014, tỉnh Gia Lai quyết định xây dựng thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê. Năm 2017 ra quyết định hình thành Khu trung tâm hành chính mới tại thôn Tân Lập, thị trấn Chư Sê.
Năm 2016, một doanh nghiệp đã xin đầu tư xây dựng Khu trung tâm hành chính và Khu đô thị sinh thái phía đông thị trấn. Khi doanh nghiệp không triển khai dự án, huyện Chư Sê xin vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Sau đó việc khai triển đã gặp nhiều vướng mắc dẫn đến việc phải điều chỉnh đồ án để phù hợp với nhu cầu người dân và khả năng của huyện.
Thành thử, huyện Chư Sê đã tự ý điều chỉnh quy hoạch khu đô thị sinh thái phía đông thị trấn Chư Sê 7 lần và điều chỉnh Khu dân cư thôn Tân Lập 4 lần.

Ưu ái bất thường?
Điều đáng chú ý là ông Bùi Chính (trú huyện Chư Sê) có 15,812 m2 nằm giữa dự án, qua các lần điều chỉnh, huyện Chư Sê chỉ thu hồi hơn 8.600m2 còn để lại nguyên hơn 7.000m2 cho gia đình ông.
Ngoài ra, ông Bùi Chính còn được huyện Chư Sê “ưu ái” làm nhiều người khác có đất bị thu hồi phải ghen tỵ. Cụ thể, hơn 500m2 mương thủy lợi cũng được huyện giao luôn cho ông Chính để tiện quản lý và sử dụng. Ông Chính chỉ phải nộp 138 triệu đồng cho phần diện tích đất mương này.
Tiếp theo, huyện Chư Sê đã ra lệnh cho Ban quản lý dự án đầu tư đưa mương thủy lợi ra ngoài phần đất của ông Chính và đấu nối với hệ thống mương thủy lợi chung.
Huyện Chư Sê cũng điều chỉnh, đưa đường quy hoạch nằm giữa lô đất của ông Chính ra ngoài để mảnh đất này được liền thửa. Với phần đất bị thu hồi, huyện Chư Sê cấp cho ông Chính một lô đất khác.
Đặc biệt, dự án đang được khai triển nhưng hơn 7.000 m2 đất trồng cây lâu năm mà huyện không thu hồi của ông Chính, lại cho phép ông chuyển đổi từ đất trồng sang đất ở. Thêm nữa, số tiền chuyển đổi đất khoảng hơn 1,5 tỷ đồng, ông Chính không cần trả ngay mà được nợ
Tuy không thu hồi, nhưng đường giao thông vẫn thực hiện và bao quanh lô đất của ông Chính khiến cho lô đất này trở nên đất vàng khi tiếp giáp mới 3 mặt đường quy hoạch.
Tính sơ sơ, nếu làm đường, chia lô và bán theo giá huyện Chư Sê mới tổ chức đấu giá thì lô đất trên có giá khoảng 70 tỉ đồng.
Chủ tịch huyện Nguyễn Hồng Linh cho biết do ông Chính không đồng ý giá bồi thường nên huyện chỉ quy hoạch trên phần đất đã được thu hồi, phần còn lại ông Chính xin chuyển mục đích sử dụng đất và được giải quyết.
Trong khi đó, trầy trật đòi bồi thường nhưng không được đáp ứng tại dự án Khu trung tâm hành chính và Khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê, hàng chục gia đình vẫn đang tiếp tục khiếu nại đòi tiền bồi thường, tiền hỗ trợ nhà nước còn thiếu. Trước đó, những gia đình này làm đơn khiếu nại đòi quyền lợi nhưng huyện Chư Sê không giải quyết với lý do “hết thời hiệu”.
Sau khi đích thân chủ tịch tỉnh Gia Lai ra chỉ thị, ngày 25-12-2019, huyện Chư Sê tổ chức đối thoại với dân chúng và giữ nguyên quan điểm không chi trả chác khoản còn thiếu. Riêng khoản giúp chuyển đổi nghề nghiệp chưa trả, ai cần đến đăng ký thì huyện sẽ tổ chức dạy nghề chứ nhất định không trả bằng tiền.
Không đồng ý với cách giải quyết này, 36 gia đình tiếp tục làm đơn gửi Ban tiếp công dân Trung ương. Thế nhưng sau đó, những lá đơn này lại được hướng dẫn gửi trở về huyện Chư Sê để giải quyết!!!
Cứ nộp đơn đi lòng vòng, rồi cuối cùng trở lại đúng nơi kiện cáo thế thì mãn đời không giải quyết gì cả.

Giám đốc Bệnh viện thu gom khẩu trang để bán
Trong lúc đại dịch Corona đi lên, khẩu trang khan hiếm thì việc buôn bán khẩu trang kiếm lời khó tránh khỏi. Đáng nói đứng đầu việc buôn bán này, không phải con buôn, mà lại là cán bộ cấp cao ngành y tế, giám đốc bệnh viện hẳn hoi. Lời thề y đức lúc này đã biến mất không tung tích…
Ông Phạm Hữu Quốc, Giám đốc Bệnh viện Gò Vấp, bị bãi chức vì thu gom 500.000 khẩu trang đem bán. Đồng thời chuyển hồ sơ việc ông này bị tố cáo thu gom khẩu trang bán ra nước ngoài cho cảnh sát làm rõ vì có dấu hiệu phạm pháp.
Trước đó, tin ông Quốc “thu gom khẩu trang đem ra nước ngoài bán giá cao kiếm lời” kèm hình ảnh giấy tờ giao dịch nhiều tỷ đồng bị phát tán trên Internet. Sự việc thu hút quan tâm của dư luận do tình trạng khan hiếm khẩu trang phòng chống dịch nCoV đang diễn ra trầm trọng, người dân SG không thể mua khẩu trang trong suốt thời gian dài.
Trả lời phỏng vấn, ông Quốc phủ nhận tin tố cáo và cho rằng mình bị nhóm người liên quan đến một đại gia “chơi xấu”. Lúc đầu, nhóm này nhờ ông mua khẩu trang y tế mang sang Campuchia “làm từ thiện”. Nghĩ đây là việc tốt, ông Quốc kêu nhân viên điều dưỡng tên Thái làm việc với nhóm người này. Theo thỏa thuận giá mua mỗi thùng là 23,5 triệu đồng (470.000 đồng/hộp), bên mua chuyển khoản tiền cọc là 3,3 tỷ đồng. Do bên mua không chuyển khoản được cho Thái nên họ chuyển vào tài khoản của ông Quốc 2,8 tỷ đồng (như hình ảnh tố cáo).
Tuy nhiên, sau khi gom được hơn 200 thùng (khoảng 500.000 chiếc), hai bên xảy ra mâu thuẫn do bên mua chỉ đồng ý giá 11 triệu đồng/thùng (250.000 đồng/hộp). Ông Quốc đã chuyển trả họ 2,8 tỷ đồng, yêu cầu lấy lại hàng nhưng bên mua không đồng ý. “Sau này tôi mới biết mình sơ suất có thể gây sự hiểu lầm là tôi bán khẩu trang kiếm lời”, ông Quốc nói và cho biết mình nhiều lần bị nhóm người này đe dọa, đốt bệnh viện, “cho mất chức”… nên đã trình báo với cảnh sát quận Gò Vấp.
Hiện, 20 doanh nghiệp ở thành phố chỉ có thể cung cấp mỗi ngày hơn 2,5 triệu khẩu trang, trong khi đó chỉ riêng 5 nhóm người bắt buộc đeo khẩu trang (công chức sở ngành, quận huyện, tiểu thương, nhân viên trung tâm thương mại, khách sạn…) đã là hơn 322.000 người – tức 966.000 cái/ngày.
San Hà (tổng hợp)

Xem thêm

Nhận báo giá qua email