Số ca nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ tiếp tục lập kỷ lục đáng sợ trong khi số ca tử vong duy trì ở mức cao trong bối cảnh nước này vẫn chật vật tìm cách kiểm soát một phần tình hình.Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ hôm thứ sáu ngày 7 tháng 5 công bố có thêm 414.188 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, con số cao chưa từng thấy trên toàn cầu. Số ca nhiễm trong vòng một tuần qua đã leo lên 1,57 triệu ca trong khi con số tổng từ đầu dịch là 21,4 triệu ca. Số ca tử vong mới được công bố hôm qua là 3.915, nâng tổng số ca tử vong lên 234.083.
Diễn biến khó lường tại Đông Nam Á
Theo tờ Times of India, số ca tử vong tại Ấn Độ vẫn ở mức hơn 3.000 ca trong 10 ngày liên tiếp, cao hơn so với những giai đoạn nghiêm trọng nhất của các nước như Brazil hay Mỹ.
Miền nam Ấn Độ đang trở thành tâm dịch mới khi tỷ lệ của 5 bang miền nam trong tổng số ca nhiễm mới trên cả nước mỗi ngày đã tăng từ 28% lên 33% trong 7 ngày đầu tháng 5. Ông H.M.Prasanna, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư và viện dưỡng lão tại bang miền nam.
Karnataka, cho biết: “Bệnh nhân đang đi từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để tìm giường trong khu điều trị đặc biệt. Nguồn cung cấp ô xy y tế cũng đang thiếu thốn. Hầu hết bệnh viện nhỏ không thể sản xuất ô xy mỗi ngày, đang từ chối nhận bệnh nhân”. Mặt khác, tốc độ tiêm chủng tại Ấn Độ đã chậm lại trong những ngày gần đây khi chỉ còn 2,3 triệu liều được tiêm mỗi ngày, giữa lúc khan hiếm nguồn cung. Giáo sư kinh tế Amartya Lahiri tại
Đại học British Columbia (Canada) cho biết tình hình đang “rất ác nghiệt” và ngay cả khi đạt được mức 5 triệu liều, Ấn Độ phải mất 1 năm để tiêm đủ cho toàn dân.
Cùng ngày 7 tháng 5, lãnh đạo đối lập Rahul Gandhi chỉ trích chính phủ và cảnh báo thế giới về ảnh hưởng nếu đợt bùng phát tại Ấn Độ không được khống chế. “Ấn Độ là nhà của 1 trong 6 người trên hành tinh. Để cho vi rút lây lan không kiểm soát tại nước chúng tôi sẽ gây tàn phá không chỉ đối với người dân chúng tôi mà còn với phần còn lại của thế giới”, ông Gandhi cảnh báo. Hôm qua, nguồn viện trợ y tế của thế giới tiếp tục đổ về Ấn Độ trong khi các nước đang đàm phán chia sẻ bản quyền vắc xin Covid-19.