Trước kia trường học chỉ có một bộ sách giáo khoa. Nay, cải tiến, một chương trình có thể có nhiều bộ sách khác nhau để trường và giáo viên có nhiều chọn lựa. Vì thế năm nay, nhiều bộ sách giáo khoa ra đời. Trong đó “nổi tiếng” nhất là bộ sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều.
Sách giáo khoa sai be bét. Toàn chuyên gia hàng đầu soạn sách

giáo dục phổ thông mới, Chủ biên bộ sách Cánh Diều.
Nhóm biên soạn Cánh Diều giới thiệu trọn bộ sách lớp 1. Đây là bộ sách giáo khoa lớp 1 duy nhất có đầy đủ sách dành cho tất cả các môn học theo chương trình mới.
Đây là bộ sách của 3 đơn vị hợp tác xuất bản. Đặc biệt, quy tụ được hầu hết chuyên gia trong Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 của Bộ GD-ĐT. Chỉ tính riêng bộ sách giáo khoa của lớp 1, nhóm Cánh Diều đã quy tụ được 6/8 chuyên gia gồm: GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT 2018; GS Đỗ Đức Thái, chủ biên chương trình môn toán; GS Mai Sỹ Tuấn, chủ biên chương trình môn khoa học tự nhiên; TS Đặng Ngọc Quang, chủ biên chương trình môn giáo dục thể chất; bà Nguyễn Thị Đông, chủ biên chương trình môn mỹ thuật; ông Lê Anh Tuấn, chủ biên chương trình môn âm nhạc.
Được biết, bộ sách giáo khoa này có 100% bản mẫu được các hội đồng thẩm định quốc gia thông qua với tỷ lệ phiếu đồng thuận tuyệt đối.
Bộ sách này của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Hoàng Hòa Bình – Nguyễn Thị Ly Kha – Lê Hữu Tỉnh biên soạn và được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành (2020).
Bộ sách này vừa phát hành đã gây sóng gió vì nhiều nội dung trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 phản giáo dục.
Dạy tính lừa lọc, mưu mẹo?

Những người soạn sách tiếng Việt 1 mới muốn kết hợp học chữ với học trải nghiệm cuộc sống qua ngụ ngôn, nhưng sự kết hợp ấy là vội vàng và hoàn toàn sai lầm. Không thể biến trẻ mới 6 tuổi thành người lớn nhanh, vì như vậy là giết chết tuổi thơ hồn nhiên. Mà sự lớn nhanh theo những mẩu chuyện tiêu cực ấy sẽ là một thảm họa của xã hội. Đó là chưa nói, các mẩu chuyện gọi là “phỏng theo” Lev Tolstoy hay La Fontaine đã bị các nhà soạn sách cắt xén, xuyên tạc hoàn toàn khác với nguyên bản.
Bài 63- Ôn tập với phần Tập đọc là truyện dân gian Việt Nam có tên Cua, cò và đàn cá như sau:
“Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết.
Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá”.
Một phụ huynh hoang mang: “Nếu để ôn tập, rèn kỹ năng đọc, vốn từ thì kho tàng truyện dân gian có hàng ngàn câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Cớ sao các nhà biên soạn sách lại chọn một câu chuyện có tính chất lừa lọc, mưu mẹo, gian xảo cho học trò học. Tên câu chuyện là Cua, cò và đàn cá nhưng không thấy xuất hiện “nhân vật cua”, con tôi thắc mắc hỏi “cua đâu?”, tôi thật sự không biết giải thích thể nào? Và đành hẹn để đọc lại rồi giải đáp chứ không dám trả lời theo logic câu chuyện là trước khi cò lừa cá thì đã lừa và “chén” cua rồi”.
Nội dung câu chuyện phản giáo dục. Bởi lẽ trẻ em sẽ bắt chước sự gian dối, lừa lọc. Hãy cứ dạy trẻ thật thà, ngay thẳng và biết giúp đỡ người khác. Những bài học đầu đời rất quan trọng vì nó để lại dấu ấn sâu đậm, khó quên trong tâm trí mỗi người
Học gì qua câu chuyện dạy nhau cách khôn lỏi trốn việc?

Câu chuyện Hai con ngựa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều) ở trang 157:
“Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:
– Chị làm hùng hục như thế để làm gì?
Ngựa ô ngạc nhiên: Không làm thì ông chủ mắng
– Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn.
Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lí lắm”
Phụ huynh học sinh lớp 1 ở Q.12 (SG) nói: “Dạy học sinh các từ chăm chỉ, lười biếng nhưng lại lấy một câu chuyện phản giáo dục, với chiêu trò của 2 con ngựa chỉ nhau cách trốn việc, làm việc thiếu trách nhiệm. Học sinh sẽ học, phát triển thế nào từ những câu chuyện trong sách giáo khoa như thế này? Tôi thật sự lo lắng”.
Từ ngữ xa lạ với học sinh
Nhiều chỗ sử dụng ngôn ngữ địa phương, không mang tính phổ thông, gây khó hiểu cho học sinh, thậm chí giáo viên cũng thấy rất khó để giải thích cho các em học sinh hiểu được nghĩa của câu. Chẳng hạn, nhóm biên soạn thay vì viết “nhai” thì dùng những từ như “nhá” (nhá cỏ, nhá dưa), gà con viết thành “gà nhiếp”…
“Lồ ô” (trang 23), từ này kể cả người lớn hay những người ở vùng đồng bằng, thành thị cũng chưa chắc đã biết. “Lồ ô là một loài tre, mọc thành từng bụi, được dùng làm thực phẩm và dùng cho các công trình xây dựng tạm thời” (từ điển).
“Pi-a-nô” (trang 44) là một loại nhạc cụ rất xa lạ với học sinh vùng nông thôn, miền núi hay vùng sâu vùng xa nên chưa cần thiết phải đưa vào sách lớp 1.
“Gà ri” (trang 47) sách minh họa là một con gà mái mẹ màu vàng, có thân hình to béo. Đúng ra “gà ri” phải là giống gà có “thân hình nhỏ bé, chân ngắn…” (từ điển).
“Sẻ ca ri ri” (trang 49) mô phỏng tiếng kêu của chim sẻ chưa đúng. Chim sẻ sống khắp nơi, đặc biệt chúng thích sống và làm tổ trên mái nhà, trên cánh đồng lúa. Khi bay loài chim sẻ phát ra tiếng kêu có phần sắc nhọn “tít- tít”. [1]
“Nó (sư tử) ngó chó xù. Mi mà là sư tử à” (trang 57). “Nhà ve chả có gì” (trang 69). “Cò chả đáp gì” (trang 79).
“Ngó” (nhìn) là phương ngữ miền Nam; “mi” – ngôi thứ hai số ít, cùng nghĩa với từ “mày” là phương ngữ miền Trung; “chả” (chẳng) là phương ngữ miền Bắc.
“Ngó” (nhìn) là phương ngữ miền Nam; “mi” – ngôi thứ hai số ít, cùng nghĩa với từ “mày” là phương ngữ miền Trung; “chả” (chẳng) là phương ngữ miền Bắc.
“Dưa đỏ” (trang 58) minh họa quả dưa được cắt ra có màu đỏ, nhưng đúng ra tên gọi phải là “dưa hấu” mới chính xác.
“Quả trám” là một loại quả có nhiều ở vùng trung du miền núi phía Bắc, cũng rất hiếm người biết, nếu không phải là người dân địa phương ở vùng đó.
Bài tập đọc trúc trắc

Hàng loạt bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều có nhiều chữ là thanh trắc âm vực cao khiến học sinh đọc trúc trắc, trục trặc, méo cả mồm, líu cả lưỡi nhưng vẫn không ra tiếng. Mới vào đầu năm mà học sinh lớp 1 phải đọc những câu như: Cá đẻ ở hồ, gà đẻ ở bờ đê. Chẳng những thế, trẻ còn phải làm bài tập nối chữ với hình ảnh.
Nội dung thì như những câu chuyện tầm phào, vu vơ, không hề đem đến cho người đọc xúc cảm về cái đẹp ngôn từ cũng như nội dung. Không ít phụ huynh và giáo viên không thể giải thích nổi vì sao gà trống vốn chỉ là một con vật bình thường lại hóa thành… thú dữ trong sách.
Có thể liệt kê một số bài tập đọc như sau:
Bài “Bể cá” (trang 31): “Ba Hà để bể cá ở hè. Bể có cá, có cò, le le. Cò ở bể cá là cò đá. Le le là le le gỗ”;
Bài “Bi nghỉ hè” (trang 43): “Nghỉ hè, Bi ở nhà bà. Nhà bà có gà, có nghé. Ổ gà be bé. Gà có ngô. Nhà nghé nho nhỏ. Nghé có cỏ, có mía”…
Học sinh lớp 1 chưa biết chữ,sao phải học 9 môn hơn 20 đầu sách?
Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì học sinh không được học chữ trước khi vào lớp 1. Mục tiêu của chương trình lớp 1 cũng chỉ yêu cầu học sinh khi học xong lớp học này chỉ cần biết đọc, biết viết.
Điều này cũng được thầy Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên chương trình giáo dục 2018- Chủ biên sách Tiếng Việt (Cánh Diều) khẳng định trong mấy ngày gần đây.
Vậy, học sinh chưa biết chữ thì có cần thiết phải học 9-10 môn học với hơn 20 đầu sách giáo khoa và sách bổ trợ ngay từ khi bước vào lớp 1 hay không hay thực sự chỉ cần thiết một số cuốn mà thôi?
Giáo viên không thể nào dạy hết các môn học ngay từ đầu lớp 1

Học sinh lớp 1 hiện nay thường có 5 giáo viên dạy, đó là giáo viên các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tiếng Anh (tự chọn). Những môn này thường được dạy theo số tiết quy định của ngành giáo dục vì có giáo viên riêng cho từng môn.
Riêng với giáo viên chủ nhiệm sẽ dạy tất cả những môn còn lại, đó là: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,Tự nhiên và Xã hội.
Chính vì 1 giáo viên dạy nhiều môn cùng lúc mà học sinh mới bước vào lớp 1 nên đa số giáo viên chủ nhiệm phải hướng cho học sinh học chữ trước. Vì vậy, chỉ có môn Tiếng Việt và môn Toán là được tập trung nhiều nhất.
Các môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,Tự nhiên và Xã hội thì gần như phải đành bỏ mặc. Vậy nên, các cuốn sách giáo khoa này thường rất mới và cuốn vở cũng rất ít khi được học sinh ghi chép.
Chuyện này không phải chỉ với lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới mà chương trình lâu nay cũng đã vậy rồi.
Bởi, học sinh mới học âm, học vần, ghép từ thì học các môn học khác cũng không thể nào hiệu quả được vì nhiều trang sách có rất nhiều chữ. Học sinh lúc này làm sao có thể đọc được những yêu cầu trong sách giáo khoa?
Không tin, lãnh đạo Bộ, Sở, Phòng và phụ huynh cứ kiểm tra sách giáo khoa, vở ghi chép các môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,Tự nhiên và Xã hội sẽ rõ hơn về vấn đề này.
Ấy vậy mà, các môn này không chỉ có sách giáo khoa mà năm nay còn có thêm cả sách bổ trợ (sách bài tập) thì không biết học sinh có cơ hội ngó ngàng đến chúng hay không.
Một tháng qua thì chỉ riêng môn Tiếng Việt, dù đã tăng thêm tiết so với chương trình cũ nhưng vẫn liên tục có những giáo viên, phụ huynh cho rằng nội dung quá nặng. Nặng đến nỗi mà ngày 5/10 vừa qua Bộ phải ra công văn chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch để giúp học sinh hoàn thành học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà.
Nhưng, nếu không có sự trợ giúp của phụ huynh, không rèn luyện thêm ở nhà thì giáo viên sẽ rất vất vả.
Mỗi tiết học có 35 phút với vô vàn yêu cầu trong sách giáo khoa mà lớp học bình thường đã có trên 30 học sinh thì rõ ràng là Bộ đang làm khó giáo viên lớp 1.
Dù ai cũng biết rằng không giao bài tập về nhà cho học trò là phù hợp nhưng nó sẽ khó phù hợp với lượng kiến thức mà chương trình, sách giáo khoa đã đề ra cho cả thầy và trò.
Phí phạm từ việc phụ huynh phải mua quá nhiều sách giáo khoa, sách bài tập
Đáng lẽ ra, ở học kỳ 1 của lớp 1 thì học sinh chỉ cần học môn Tiếng Việt, Toán và một số môn năng khiếu vì thực tế là học sinh chưa biết chữ, không được phép học chữ trước.
Ít môn, thì giáo viên sẽ tập trung vào việc dạy chữ giúp các em mau biết đọc, biết viết. Khi biết đọc, biết viết rồi mới nên học các môn khác.
Vì thế, không dạy các môn khác thì không đúng yêu cầu, sai quy định mà dạy tất cả các môn thì học sinh sẽ khó hoàn thành mục tiêu biết đọc, biết viết mà học sinh lớp 1 thì yêu cầu này mới là cao nhất.
Thành thử, giáo viên phải dạy trọng tâm một số môn học chính còn các môn khác đành lực bất tòng tâm.
Việc học sinh lớp 1 có quá nhiều sách giáo khoa, sách bổ trợ đã trở nên quá dư thừa. Có lẽ, những nhà thiết kế đã khoác cho các em học sinh chiếc áo quá rộng, quá thừa và quá sức cho học trò lớp 1.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh cho biết ý kiến:
Quá nhiều ý kiến rồi, sai be bét như thế, lỗi dày đặc như thế, lỗi cả nội dung, ngôn ngữ, câu cú, góc nhìn, đối tượng…sửa làm sao? Phải bỏ thôi.
Có ba lý do như sau: Thứ nhất là việc đưa quá nhiều mà lại phỏng theo truyện ngụ ngôn nước ngoài, các nhà biên soạn chỉ chỉnh sửa lại những đoạn văn, những câu cú nhưng khi đọc lên nó vừa vô cảm, không có cảm xúc…nói chung là nó không thành câu.
Điều thứ 2 là kho tàng truyện cổ tích, ca dao tục ngữ, văn chương Việt Nam có biết bao nhiêu lời hay ý đẹp, biết bao nhiêu câu văn, khổ thơ hay mang tính giáo dục sao không đưa vào?
Thứ ba là sau khi đọc cả một bộ sách mà những vấn đề vô cùng quan trọng dạy cho tuổi thơ như xin lỗi, cảm ơn hay những hành động về mặt đạo đức thì không những rất hiếm, mà còn sai.
Tóm lại. Học nhiều môn thì phải mua nhiều sách. Mua nhiều sách thì thầy viết sách hưởng được nhiều phần trăm. Thầy viết sách cũng là thầy soạn chương trình.
San Hà (tổng hợp)