Dạy trẻ tập nói sớm

Bạn nghĩ rằng những tiếng rù rì và bập bẹ của bé chỉ là những tiếng ồn vô nghĩa? Không đâu, đây là cách để bé cố gắng nói chuyện đấy. Cho nên, có thể dạy bé tập nói sớm qua những cách sau đây:
Thường xuyên nói chuyện
Ngay từ khi bé mới chào đời, hãy nói chuyện với bé. Ôm bé và giao tiếp bằng mắt. Bé cần phải hiểu các từ trước khi nói. Vì vậy, việc nói chuyện sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những bé được nghe âm thanh bi bô từ cha mẹ thường biết nói bập bẹ khi 1 tuổi.
Đặt câu hỏi
Khi 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”, “Con có muốn uống sữa không?”.
Hãy chỉ cho bé một vài thứ, ví dụ như: “Con nhìn kìa, một con mèo”, “Bà ngoại ở kia”… Khi bé lớn hơn, hãy nói thêm một vài chi tiết như: “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ” hoặc “Một ngôi nhà nhỏ”…
Sao chép âm thanh của bé
Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, những âm thanh oohs, ahhs sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ. Đây là thời điểm mà bé làm quen với các từ như babababa, dadadada.
Hãy thử bắt chước lại những âm thanh mà bé phát ra. Chờ cho đến khi bé nói xong, hãy nói lại những tiếng tương tự mà trẻ vừa nói.
Thể hiện cảm xúc
Đến 6 tháng, bé sẽ nhận ra sự vui vẻ, tức giận hoặc kích động trong giọng nói của bạn và cũng sẽ bắt đầu phát ra nhiều âm thanh hơn để thu hút sự chú ý hoặc thông báo cho bạn biết bé đói.
Nhận ra âm thanh của bé và nói chuyện sẽ giúp bé cảm thấy vui hơn. Đây là lúc mà bé bắt đầu cảm thấy vui với giọng nói của bản thân.
Hát
Nếu không biết hát những bài hát ru, có thể hát bất kỳ bài nào mà bạn thích.
Việc hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc học phát âm sau này.
“Mọt sách”
Bạn không cần phải đọc mà có thể mua những quyển sách có hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. Điều này đã làm bé mê mẩn rồi. Lặp đi lặp lại tên sự vật sẽ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của những từ đó
.
Xây dựng vốn từ cho bé
Khi một tuổi, bé đã có thể nắm vững được một vài từ. Đây là thời điểm để thúc đẩy bé nói ra những từ đầu tiên. Nếu bé nói sai điều gì đó, sửa lại cho bé.
Bạn có thể giúp bé xây dựng vốn từ bằng cách đưa ra nhiều sự lựa chọn cho bé và khuyến khích bé sử dụng nhiều từ hơn. Ví dụ: “Con thích quả táo và quả chuối không?”…
Cử chỉ có thể giúp ích
Vẫy tay, chỉ tay có thể giúp ích trong việc giao tiếp. Một số bà mẹ dạy con ngôn ngữ ký hiệu để khuyến khích trẻ giao tiếp trước khi bé biết nói.
Cho bé thời gian
Đến 2 tuổi, bé bắt đầu biết ghép các từ lại với nhau và hình thành những câu đơn giản. Hãy cho bé thời gian để nói chuyện. Khi đặt một câu hỏi cho bé, hãy kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của bé.
Dành nhiều thời gian để nói chuyện với con. Tivi có thể khiến trẻ mất tập trung. Do đó, hãy tắt tivi nếu bạn đang nói chuyện với con. Tắm cho con cũng là cơ hội tuyệt vời để trò chuyện với trẻ. Bạn có thế sử dụng những đồ chơi trong phòng tắm để giúp trẻ học từ và màu sắc mới.
Bí quyết dạy trẻ làm việc nhà
Nếu không muốn sau này phải khổ sở vì con cái lười nhác việc nhà và chẳng biết lo cho bản thân thì đừng bao giờ nghĩ còn quá sớm để dạy con làm việc nhà, nên tập cho bé thói quen phụ giúp người khác ngay khi chúng còn nhỏ.
Bé 2-3 tuổi: Giao những nhiệm vụ đơn giản và khen ngợi trẻ
Hầu hết, đứa trẻ nào cũng thích phụ giúp người lớn. Vì vậy, hãy để bé phụ giúp! Bạn có thể nhờ bé nhặt đồ vào giỏ đựng quần áo, vứt rác vào thùng rác, bỏ đồ chơi vào thùng, mang vật dụng tới cho bạn. Khi trẻ hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản, nên khen ngợi thật nhiều vì những nỗ lực của chúng.
Bé 4-5 tuổi: Cho giúp làm việc nhà nhiều hơn
Đến tuổi này, bé có thể cho vật nuôi ăn, mang những quần áo nhẹ/vớ/quần áo dơ đến đúng nơi quy định, dọn chén đũa ra để ăn cơm. Lưu ý chỉ cho bé bê những loại chén đĩa không vỡ như các loại đồ nhựa.
Trẻ mẫu giáo thích cảm giác có ích, có năng lực và tự lập. Vì thế, đừng tập trung vào các kết quả của công việc mà con đã làm. Chỉ cần cho trẻ tham gia nhiều hơn vào công việc nhà. Bạn cũng có thể nói với bé rằng: “Nếu con muốn đi chơi, con hãy dọn hết phần ăn xong xuống bồn rửa trước đã”.
Bé 6-7 tuổi: Đừng yêu cầu sự hoàn hảo
Bé có thể giúp bạn cho thú nuôi ăn và uống nước, phụ bạn chuẩn bị phần ăn trưa, dọn dẹp giường ngủ, lau bồn rửa, giúp bạn mua sắm ở hàng tạp hóa, gom rác hoặc kéo thùng rác đã đổ xong vào sân.
Đừng quá lo lắng, bé có thể làm nhiều hơn bạn nghĩ. Bạn chỉ cần hướng dẫn trẻ biết phải làm như thế nào, sau đó lùi ra sau để bé “tự xử”.
Trẻ 8-9 tuổi: Làm việc cho vui thêm
Trẻ có thể chuẩn bị những món ăn đơn giản, lau bàn, dọn cơm lên và dọn bàn khi cả nhà ăn xong, bỏ chén dĩa vào và lấy chén đĩa ra khỏi máy rửa chén, gấp và cất quần áo, thay giấy vệ sinh, hút bụi hoặc quét sân.
Làm việc nhà không phải là một công việc buồn chán. Có thể tải về các ứng dụng tính điểm (điểm do cha mẹ đặt) mỗi khi con bạn hoàn thành công việc nào đó, rồi sau đó khen thưởng con.
Bé 10-12 tuổi: Lựa chọn và thưởng
Trẻ có thể rửa nồi, chảo, lau, quét nhà vệ sinh và bồn tắm sạch sẽ, mang thực phẩm từ trên xe vào nhà, hoặc thậm chí rửa xe dễ dàng ở độ tuổi này. Hãy để trẻ quyết định thay đổi công việc hay vẫn làm giống nhau như mỗi tuần.
Lập cho cho trẻ một danh sách công việc nhà hoặc biểu đồ làm việc như một lời nhắc nhở. Nếu con làm một công việc không cần nhắc nhở và hoàn thành, có thể thưởng một phần thưởng nhỏ hoặc ít nhất là chân thành cảm ơn con mình.
Bé 13 tuổi trở đi: Tập tính tự lập trong cuộc sống hằng ngày
Trẻ có thể chăm em và giúp đỡ em làm bài tập về nhà, nấu ăn tối một lần một tuần (chiên trứng, luộc rau hoặc một số món phức tạp hơn), dắt thú nuôi đi dạo. Công việc nhà dạy cho trẻ các kỹ năng sống có ích cho trẻ sau nay, cũng như bạn đỡ đần công việc nhà. Bạn nên phân công việc không dựa trên giới tính của con, chẳng hạn như con trai cũng phải biết nấu nướng, ủi đồ và giặt quần áo, con gái nên biết cách xử lý công cụ, thay dầu xe và làm vườn.
(Theo Hello bác sĩ)

Xem thêm

Nhận báo giá qua email