Đời còn có những con người như thế

VỢ CHỒNG NGƯỜI MỸ VÀ CHÁU BÉ TẠI VIỆT NAM CÓ GƯƠNG MẶT LẠ

Gần 17 năm trước, khi vợ chồng bà Hope Ettore nhận cậu bé Nguyễn Lê Hùng làm con nuôi, cậu bé nhỏ xíu, người đầy ghẻ và gần nửa gương mặt bị một khối u che kín.

Bây giờ Hùng (tên Mỹ là Samuel) đã là một thanh niên ١٨ tuổi, khỏe mạnh, đẹp trai với gương mặt thanh tú. “Con sắp sửa vào đại học”, bà Hope, 51 tuổi, ở San Diego, California, nói. Hành trình 17 năm nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã không ít gian nan, với vợ chồng bà Hope, khó khăn ấy càng khó khăn hơn gấp bội.

Ngày bé Nguyễn Lê Hùng Samuel mới sang Mỹ, các bác sĩ từng nói cậu sẽ không thể nói chuyện hay đi học được bình thường.

Những năm 1990, bà Hope là một nhà dịch tễ học (epidermology: khoa học cơ bản về châm sóc sức khỏe cộng đồng – The Basic Science of Public Health) sang Đông Nam Á làm việc. Tiếp xúc hàng ngày với những đứa trẻ nghèo đói, ốm yếu, chị mong một ngày nào đó có thể nhận một trong số chúng về nuôi.

“Tôi luôn cầu nguyện Chúa dẫn đường cho mình. Vào một đêm, tôi mơ thấy mình đang đi bộ ở TP Sài Gòn”, bà kể.

Nghĩ giấc mơ này là tín hiệu, năm 2005, chị và chồng là anh John Ettore liên lạc với trại trẻ mồ côi ở quận Gò Vấp Sài Gòn, nêu nguyện vọng muốn nhận con nuôi. Trại giới thiệu cho vợ chồng chị một cậu bé bị u máu và nhiều vấn đề về sức khỏe khác, tên Nguyễn Lê Hùng, 16 tháng tuổi. Xem bức ảnh cán bộ trại gửi đến, vợ chồng bà Hope choáng váng, không nghĩ tình trạng cháu bé lại nghiêm trọng đến thế.

Hai vợ chồng quyết định đến tận nơi thăm cháu Hùng. Theo giấy tờ, cậu bé sinh năm 2004, quê ở Đồng Phú tỉnh Bình Phước. Tên bố được lưu lại là Lê Xuân Hùng, mẹ là Nguyễn Thị Liên. Mười sáu tháng tuổi, đáng lẽ biết đi nhưng cháu lọt thỏm trong nôi trông như đứa trẻ sơ sinh.

Cán bộ trại trẻ mồ côi kể rằng cháu Hùng là đứa trẻ sinh non cùng với một bé anh hay em sinh đôi khác. Vì cháu có khối u ở mặt và bị bệnh nên bố mẹ gửi trại trẻ, chỉ nuôi đứa anh hay em lành lặn.

Bà Hope kể: “Lần đầu tiên thấy cháu bé, tôi cúi xuống nôi hỏi chuyện, cháu không khóc mà nhoẻn miệng cười. Cái cười ấy khiến tôi yêu thương, nhất định phải nuôi cháu, việc gì cũng sẽ vượt qua”.

Vợ chồng bà Hope làm giấy tờ, đón cháu Nguyễn Lê Hùng về nuôi, đổi tên là Samuel Ettore.

Hai tuần sau khi về Mỹ, bà Hope sinh con gái út. Gia đình 8 người: vợ chồng bà Hope, 4 người con lớn (2 con trai, 2 con gái), Samuel Hùng, cô út kém Samuel Hùng khoảng gần 2 tuổi; ay lại có thêm một cháu bé con nuôi khác, cũng 16 tháng tuổi, từ Ethiopia, vậy là 9 người tất cả.

Việc chữa khối u trên mặt cháu Samuel Hùng

Bước đầu, vợ chồng bà Hope bổ sung dinh dưỡng, chữa bệnh nhiễm trùng, giúp Samuel có sức khỏe tốt nhất cho cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u. Nhưng vài tháng đầu, cháu ốm dặt dẹo, liên tục quấy khóc.

Khối u của Samuel chứa đầy các mạch máu, nên nguy cơ chảy máu gây tử vong rất lớn. Vợ chồng bà Hope bế con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, gặp hàng chục bác sĩ, song không ai dám phẫu thuật cho Samuel. Sau những nỗ lực, vợ chồng mừng chảy nước mắt khi một bệnh viện đồng ý giải phẫu.

Vì khối u quá lớn, các bác sĩ phải chia thành từng giai đoạn phẫu thuật. Tổng cộng, cậu bé Việt trải qua 5 lần phẫu thuật mặt, 2 lần phẫu thuật mắt để lấy lại thị lực và vẻ ngoài bình thường.

Khó khăn không dừng lại ở đó. Samuel chậm nói, chậm biết đi, tiếp thu cũng chậm. Cậu bé được bố mẹ thuê vật lý trị liệu, tập vận động, trị liệu ngôn ngữ, thực hành các liệu pháp để chữa chứng chậm phát triển. Đã có lúc, vợ chồng bà Hope nghi ngờ lòng kiên nhẫn của chính họ. “Tôi tự hỏi, có khi nào con sẽ phải sống phụ thuộc vào chúng tôi suốt đời hay không?”.

Hàng ngày, ngoài việc đưa con đến cơ sở điều trị, vợ chồng bà Hope và các thành viên khác trong gia đình cũng chung sức giúp Samuel thay đổi định mệnh.

Samuel nay đã tìm được một công việc có thu nhập, kể lại:”Không phải chỉ bỏ ra chi phí điều trị khổng lồ, cha mẹ và các anh chị còn tập cho tôi biết đi, dạy cho tôi nói, đọc sách cho tôi nghe… Nhờ sự chăm sóc của mọi người trong gia đình, tôi dần trưởng thành như một đứa trẻ bình thường”.

Chữa trị cho con nhưng vợ chồng bà Hope đồng thời thẳng thắn nói với Samuel về nguồn gốc của cậu. Là thành viên châu Á duy nhất trong gia đình, Samuel hay nhìn vào gương, thấy mình khác biệt. Nhưng sống ở nơi không có nhiều người gốc Á, cậu ít cơ hội khám phá văn hóa quê nhà.

Sợ con trai mất kết nối với cội nguồn, bà Hope dẫn cậu bé đến các lễ hội truyền thống được người Việt tổ chức ở Mỹ, mua những cuốn sách nói về Việt Nam tặng con. “Mẹ kể với tôi, bố mẹ đẻ vì muốn tôi có cơ hội chữa trị mới cho tôi đi”, Samuel nói.

Hơn hai năm trước tức năm 2020, gia đình bà Hope đã kết nối được với bố đẻ của con trai nuôi người Ethiopia. Duyên đoàn tụ của cậu con trai thứ tư càng giúp bà Hope có động lực tìm kiếm gia đình cho Samuel.

Người mẹ nuôi hiểu, dù Samuel ít liên lạc với cộng đồng châu Á, nhưng hình hài, sở thích của con gắn với dòng máu đang chảy trong thân thể. “Thằng bé bảo tôi là nó rất muốn tìm lại cha mẹ. “Chắc chắn họ cũng mong gặp con như con mong gâp họ”, người mẹ kể.

Những năm qua, bà Hope nhiều lần nhờ một người Việt sống ở Mỹ trong nhóm Kids Without Borders (Trẻ em Không biên giới) tìm người thân cho con. Nhưng ngoài tên và quê quán, họ chẳng còn chút manh mối nào khác.

Gần đây, bác sĩ nói bà Hope không còn nhiều thời gian khi bệnh ung thư vú của bà đã di căn. Qua một người bạn Việt thời cùng học đại học, chị nhờ bạn đưa thông tin tìm cha mẹ ruột cho con nuôi trên mạng, bằng hai ngôn ngữ, chia sẻ khắp các website.

Ngày 26/5/2022, một phụ nữ quê ở tỉnh Bình Phước Việt Nam đã liên lạc với người bạn Việt của bà Hope, nhận là mẹ của Samuel. Bạn bè đang giúp bà Hope và Samuel kết nối với người này, tiến hành làm xét nghiệm DNA. “Tôi kỳ vọng sẽ có một kết quả như mong đợi. Lúc đó, tôi có thể tặng cho Samuel món quà ý nghĩa nhất của tuổi 18, đó là gặp gỡ cha mẹ ruột”, bà Hope hào hứng nói.

Bà Hope hy vọng sẽ cùng Samuel sang Việt Nam và được chứng kiến cảnh đoàn tụ của Samuel với cha mẹ ruột. Nói về công lao của vợ chồng mình đối với Samuel, bà Hope bảo rằng đấy là thiên ý của Chúa và vợ chồng họ chỉ làm theo ý Chúa.

CHÀNG TRAI ĐẠI HÀN TỰ NHẬN KIẾP TRƯỚC MÌNH LÀ… NGƯỜI VIỆT!

Miễn cưỡng đến với tiếng Việt, Jeon Hyong Jun không ngờ rằng môn ngoại ngữ này có ngày trở thành “tình yêu” và là định mệnh của mình”.

Đang ở trường, bất chợt điện thoại của Jeon Hyong Jun rung lên. Vừa bắt máy, đầu dây bên kia một giọng phụ nữ cất lên bằng tiếng Việt: “Xin hãy giúp tôi! Tôi không thể chịu đựng được người chồng này nữa”.

Cậu sinh viên trường Đại học Sogang ở thủ đô Seoul, một tình nguyện viên phiên dịch tiếng Việt của Trung tâm tư vấn cho người nước ngoài tại Đại Hàn đã quá quen thuộc với những cuộc gọi “cầu cứu” kiểu đó nên hiểu ngay vấn đề. Cặp vợ chồng Hàn – Việt mới cưới nhau nhưng bất đồng ngôn ngữ nên thường xuyên mâu thuẫn.

Suốt ba tiếng đồng hồ sau đó, Jeon Hyong Jun (tên tiếng Việt cậu tự đặt cho mình là Tuấn Jeon), vừa làm phiên dịch viên vừa phải đóng vai một “đại sứ” để hòa giải những xung đột giữa hai vợ chồng. Kết quả cuộc gọi là cả hai vợ chồng Hàn-Việt đều nói lời cảm ơn. “Nghe họ nói, tôi rất mừng”, chàng trai 25 tuổi bộc bạch.

Cô dâu Việt đó chỉ là một trong hơn 2.000 người đã được Tuấn Jeon giúp đỡ thông qua các cuộc gọi tư vấn miễn phí của Trung tâm. Chàng trai luôn tin rằng công việc của mình đã phần nào gỡ rối những khó khăn của các cô dâu Việt khi mới sang nơi đất khách quê người.

Jeon Hyong Jun tức Tuấn Jeon hiện là sinh viên năm cuối trường ĐH Sogang ở Seoul.”Tiếng Việt đến với tôi như một sự sắp đặt của số phận”, Jeon cười và kể về hành trình đến với Việt Nam đầy ngẫu hứng của mình. Năm 2011, cậu Jeon ghi danh vào khoa tiếng Anh của trường trung học ngoại ngữ Chungnam ở TP Asan nhưng không đủ điểm thi đậu. Không muốn chuyển trường khác, cậu “nhắm mắt” chọn khoa tiếng Việt rất ít người học. Ngay cả bố mẹ cậu cũng không hài lòng vì cho rằng việc cậu chọn học tiếng Việt thời điểm đó là kỳ quặc và … vô tích sự. Nhưng chị gái lại động viên: “Làm những gì người khác không làm mới thú vị chứ!”.

Những ngày đầu làm quen với tiếng Việt của Jeon thực sự là một thử thách vì “thứ ngôn ngữ gì mà có tới 6 nguyên âm và 5 cái dấu kỳ cục … không giống ai hết!”. Cậu bé 15 tuổi chán nản buông xuôi, không buồn học hành gì.

Học được 2 tháng, lớp đón một đoàn thanh niên Việt sang giao lưu. Trước đây, hình ảnh Việt Nam trong tưởng tượng của cậu thường gắn với những sự nghèo đói, lạc hậu. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, những người thanh niên Việt đã khiến cậu học sinh lớp 10 bất ngờ về sự hiểu biết rộng rãi của họ về đất nước Đại Hàn. Mọi người trong nhóm bạn Việt đó đều nhiệt tình dạy cách phát âm tiếng Việt, hát những bài hát Việt rất êm đềm và đầy tính cảm. “Bản thân mình học tiếng Việt mà chẳng chịu tìm hiểu về Việt Nam, trong khi đó người ta lại biết nhiều và nói rất khá bằng tiếng Đại Hàn “ – Jeon cảm thấy xấu hổ. Từ đấy cậu tự hứa với mình là sẽ trở thành một người Hàn nói rất giỏi tiếng Việt.

Để tăng vốn từ, chàng trai này sắm ngay một quyển từ điển dày, ngày học thêm chục từ mới. Học sinh ở ký túc xá bị cấm sử dụng điện thoại nên cậu lén tạo tài khoản Facebook trên máy tính của trường, kết bạn với hàng nghìn người Việt, thường xuyên trò chuyện online. «Bạn bè người Việt trên Facebook nhiệt tình lắm. Biết tôi đang học tiếng Việt nên họ kiên nhẫn, trò chuyện và hướng dẫn», cậu nhớ lại. Bằng phương pháp này, tiếng Việt của Jeon tiến bộ từng ngày. Đôi khi nói chuyện với mọi người, gặp những từ lóng không hiểu nghĩa, cậu chép vào sổ rồi mang lên hỏi cô giáo. Suốt những năm cấp ٣, cậu bé Đại Hàn say mê tiếng Việt đến mức bạn bè khuyến cáo: “Coi chừng khó đậu đại học vì họ đâu có thi tiếng Việt”.

Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, giáo viên dạy môn tiếng Việt tại trường Ngoại ngữ Chungnam luôn cảm thấy tự hào về Jeon Hyong Jun. Cô nói: “Hiếm có học sinh nào chịu khó học tiếng Việt như học sinh này”.

Cuối năm học trung học, Jeon viết thư gửi đại sứ Việt Nam tại Đại Hàn bằng tiếng Việt, chia sẻ câu chuyện mình học tiếng Việt. Sau đó cậu được mời riêng tới đại sứ quán nói chuyện và đại sứ cũng tình nguyện đến dạy mỗi tuần một hai giờ tại trưong Chungnam.

Lên đại học, Tuấn Jeon đỗ vào khoa Quốc tế học và Truyền thông của Trường Đại học Sogang. Để có thể có cơ hội sử dụng tiếng Việt thường xuyên, cậu làm tình nguyện viên của BBB, chuyên nhận những cuộc gọi tư vấn, hỗ trợ người Việt hòa nhập với cuộc sống mới ở Hàn Quốc. “Vì là đường dây nóng nên các cuộc gọi có thể đến bất cứ lúc nào, nửa đêm, đang trên lớp, đi bộ trên đường hay đang ăn cơm…”, Tuấn Jeon kể.

Từ năm 2014 đến nay, Tuấn Jeon đã nhận tổng cộng khoảng hơn 2.200 cuộc gọi, giúp giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày như ở bệnh viện, đồn cảnh sát; các tình huống lạc đường hay mất ví trên tàu điện ngầm; các xung đột vợ chồng do bất đồng ngôn ngữ…

“Cuộc gọi” hỗ trợ lâu nhất kéo dài 2 tháng, đến từ một bệnh nhân người Việt. Tuấn Jeon phải nghe hướng dẫn của bác sĩ về lịch mổ, thuốc men, các chú ý cần thiết… rồi dịch lại sang tiếng Việt cho bệnh nhân. Hai ngày sau, do cuộc gọi từ BBB hoàn toàn ngẫu nhiên nên Jeon mất liên lạc với bệnh nhân. Khi kết nối lại được thì ca mổ đã diễn ra nhưng sức khỏe người đàn ông Việt rất yếu. Chàng sinh viên ĐH Sogang quyết định công khai số điện thoại cá nhân dù điều này trái với quy định. Từ đó, hàng ngày cậu cùng y tá viết hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân người Việt như ăn uống, thuốc tiêm… lên giấy.

Trong hai tháng nằm viện, ngày nào cậu cũng gọi hỏi thăm tình hình của người đàn ông xa lạ. Khi xuất viện, người đàn ông Việt đã gọi điện cảm ơn: “Anh sẽ không bao giờ quên được sự giúp đỡ, tình cảm ấm áp và tốt bụng của em”.

Không chỉ say mê tiếng Việt, Tuấn Jeon còn “nghiện Việt Nam”. Gần 10 năm qua, cậu đã có hơn 20 lần sang Việt Nam. Kết thúc năm thứ 3 đại học, anh quyết định xin bảo lưu để sang Việt Nam trải nghiệm. Vừa đặt chân đến Hà Nội, anh “đánh liều” viết thư xin việc tại Đài tiếng nói Việt Nam để xây dựng một chương trình tin tức, phóng sự bằng tiếng Hàn. Chàng trai trẻ còn được Đài ưu tiên sản xuất một chương trình giao lưu với thính giả, phát vào Chủ nhật hàng tuần. Thời điểm đó, nhiều người đặt cho Tuấn Jeon biệt danh “Chàng trai Hà Nội”.

Ở Việt Nam, cậu như “cá gặp nước”. Tuấn Jeon thích ăn bún đậu, lê la trà đá vỉa hè, ngẩn ngơ với những xe hoa bán rong trên phố. Mặc dù không biết đi xe máy nhưng mỗi lần di chuyển “Chàng trai Hà Nội” đều chọn xe ôm để ngắm đường phố, nhìn người Việt ở cự li gần, được “tám chuyện” với bác tài. Tiếng Việt của Jeon thạo đến nỗi nhiều lần bị yêu cầu xuất trình giấy tờ vì không ai tin là người nước ngoài. “Kiếp này tôi là người Hàn nhưng kiếp trước chắc chắn là người Việt”, chàng trai hóm hỉnh bình luận thêm mỗi khi bị nhầm lẫn.

Sau một năm ở Việt Nam, tháng 2/2020, Tuấn Jeon về nước, tiếp tục theo học năm cuối đại học. Thời gian dịch Covid-19, dù việc học bận rộn nhưng anh vẫn tiếp tục làm tình nguyệ viên của BBB Korea, các cuộc gọi hầu hết đều đến từ các khu khám chữa bệnh và sàng lọc người nghi nhiễm.

Tháng 9/2020, từ số tiền tiết kiệm được, Tuấn Jeon thành lập quỹ học bổng của riêng mình để hỗ trợ 6 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Sài Gòn có thể học hết cấp ٣. Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt tài chính, anh cũng thường xuyên giao lưu, trò chuyện với các em qua mạng. Chàng thanh niên ٢٥ tuổi hy vọng, khi tốt nghiệp và có công việc ổn định, số trẻ em được nhận học bổng từ quỹ sẽ tăng lên.

“Những gì tôi làm đều xuất phát từ trái tim bởi Việt Nam là định mệnh của tôi”,

HÀNH TRÌNH “TÌM” CON CỦA VỢ CHỒNG MANG GENE BỆNH DI TRUYỀN

Từng nghĩ không sinh con vì hai vợ chồng đều mang gene bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia: một bệnh di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin, các hồng cầu trong máu cứ tự nhiên bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu liên tục), nhưng anh Thịnh và chị Nga do thèm khát có con quá nên vẫn mong mỏi tìm kiếm cơ hội.

Gần một năm nay, căn phòng nhỏ của vợ chồng anh Trần Văn Thịnh (30 tuổi) và chị Nga (27 tuổi) ngập tràn hạnh phúc khi có tiếng trẻ thơ bi bô. Ôm con vào lòng, anh Thịnh nói đây là món quà lớn nhất, bởi trước đó anh từng từ bỏ ý định sinh con khi biết mình mang gene bệnh tan máu bẩm sinh.

Anh Thịnh và chị Nga kết hôn từ năm 2017, nhưng chờ đợi hơn 4 năm vẫn không có tin vui. Thấy người ta có con bồng bế, anh chị bàn nhau đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội) kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán hai vợ chồng đều là người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Cầm kết quả trên tay, chị Nga bàng hoàng còn anh Thịnh không tin vào mắt mình, bởi gia đình không ai có tiền sử mắc bệnh, sức khỏe bình thường.

“Chẳng ai dám nghĩ đến điều này vì nó quá khủng khiếp. Nếu muốn sinh con thì xác suất con mang gene bệnh hoặc mắc bệnh rất cao và phải chung sống với bệnh tật cả đời”, anh Thịnh nói.

Tiếp nhận bệnh nhân, Bác sĩ Vương Vũ Việt Hà, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện tư vấn hai vợ chồng nên làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), sau đó thực hiện sàng lọc di truyền trên phôi để sinh con khỏe mạnh. Đây là phương pháp điều trị dự phòng bệnh Thalassemia cũng như các bệnh di truyền khác dựa vào công nghệ gene và thụ tinh trong ống nghiệm, giúp sàng lọc lấy những phôi khỏe mạnh rồi chuyển vào cơ thể mẹ, loại bỏ phôi bị bệnh.

Sau khi thực hiện theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ, vợ chồng anh Thịnh, chị Nga có 15 phôi, sàng lọc 6 phôi, kết quả chỉ có hai phôi khỏe mạnh, hai phôi bị bệnh và hai phôi mang gene bệnh Thalassemia. Chị Nga được chuyển một phôi khỏe mạnh vào tử cung và may mắn thành công ngay từ lần đầu tiên. Tháng 6/2021, anh chị đón con gái chào đời khỏe mạnh.

“Ngày con cất tiếng khóc chào đời, mọi phiền muộn, ấm ức của hai vợ chồng được giải tỏa. Niềm vui không diễn tả thành lời”, anh Thịnh nói.

Cũng từng từ bỏ ý định sinh con vì mang gene bệnh Thalassemia, chị Lê Thu Hoài, 34 tuổi (Hà Nội) xác định dành trọn tình thương cho con gái đầu lòng. Trước đó, chị phát hiện con có hạch ở cổ, đi khám thì biết cả con và chị đều mắc gene bệnh di truyền. Song, ước mong “có chị, có em” để gia đình có thêm niềm vui đã thôi thúc hai vợ chồng tìm cách sinh con thứ hai.

Tháng 3/2018, chị bắt đầu thực hiện IVF, dù không hy vọng nhiều. Kết quả, vợ chồng chị được 17 phôi nhưng khi xét nghiệm chỉ có 4 phôi khỏe mạnh, không mang gene bệnh. Chị Hoài chuyển thành công một phôi tốt. Cuối năm 2018, chị sinh bé trai an toàn, khỏe mạnh, nặng 4,1 kg.

Bệnh Thalassemia là một loại bệnh thiếu máu mang tính di truyền. Trẻ có thể bị thiếu máu nặng, cần điều trị truyền máu và thải sắt suốt đời, chi phí khoảng 3 tỷ đồng. Các trường hợp nặng có thể gây phù thai, thai chết lưu sớm hoặc các biến chứng nặng nề như biến dạng xương, xơ gan, suy tim nếu không được điều trị kịp thời. Thông thường, những cặp vợ chồng mang gene bệnh khi sinh con thì nguy cơ 25% số trẻ sinh ra sẽ mắc bệnh lý, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tuổi thọ.

Bệnh phân bố khắp toàn cầu, tỷ lệ cao ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gene bệnh cao. Ở người Kinh vào khoảng 2-4%, khoảng 22% đối với dân tộc Mường, và trên 40% ở dân tộc Êđê, Tày, Thái…

Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta có khoảng 14 triệu người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Mỗi năm có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra mắc phải bệnh này, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng. Tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh cao, do nhiều cặp vợ chồng mang gene bệnh mà không biết, nhất là khu vực miền núi.

Hiện nay, Thalassemia cũng như nhiều bệnh lý di truyền khác đều có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản. Đối với những người vô sinh, hiếm muộn, nếu là do mang gene bệnh thì bệnh viện có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp với kỹ thuật lựa chọn phôi mang gene bình thường, loại bỏ các phôi mang gene di truyền bệnh lý trước khi dưa vào tử cung người mẹ. Phương pháp sàng lọc này hiện nay khá phổ biến tại các nước tiên tiến, được chỉ định cho các cặp vợ chồng mang gene bệnh di truyền không phãi chỉ đối vời bệnh tan máu bảm sinh mà còn dối với nhiều bệnh khác như bệnh máu không đông, bệnh thoái hóa tủy sống ..vv.., giúp các em bé sinh ra và lớn lên khỏe mạnh bình thường.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo Metropolitan phát triển hợp chất mới loại bỏ carbon dioxide trong không khí hiệu quả 99% và nhanh gấp đôi những hệ thống hiện nay.

Công nghệ thu thập không khí trực tiếp (DAC) thường loại bỏ carbon dioxide bằng cách dẫn không khí hoặc khí thải qua một loại máy lọc hoặc chất xúc tác nào đó, bao gồm bọt biển từ tính, bọt zeolite hoặc vật liệu làm từ đất sét hay bã cà phê. Những phương pháp khác sục khí trong chất lỏng, giúp hấp thụ CO2 hoặc phân tách thành tinh thể rắn hay mảnh vụn, gọi là hệ thống phân tách pha lỏng – rắn. Hợp chất mới thuộc nhóm thứ hai.

Trong khi nghiên cứu một loạt hợp chất amin lỏng, nhóm nghiên cứu phát hiện một hợp chất có tên isophorone diamine (IPDA) đặc biệt hiệu quả trong việc thu giữ CO2 từ không khí với mật độ 400 ppm, tương đương mật độ trong khí quyển hiện nay. Quá trình cũng xảy ra nhanh hơn nhiều so với những kỹ thuật thu giữ carbon khác, loại bỏ 201 millimole CO2 mỗi giờ. Tốc độ này nhanh gấp đôi các hệ thống DAC khác trong phòng thí nghiệm và nhanh hơn hẳn thiết bị lá nhân tạo.

Chất gây ô nhiễm tách thành axit carbamic rắn ở dạng vụn mỏng, có thể tách khỏi chất lỏng tương đối dễ dàng. Nếu cần, thành phẩm có thể biến đổi trở lại dạng khí CO2 bằng cách nung nóng tới 60 độ C, đồng thời sinh ra chất lỏng IPDA ban đầu để sẵn sàng tái sử dụng. Bất kể lưu giữ ở thể rắn hay thể khí, carbon có thể được lưu trữ hoặc tái sử dụng trong các quá trình công nghiệp hoặc hóa học.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách cải tiến hệ thống và khám phá cách sử dụng carbon tốt nhất sau khi thu giữ từ không khí. Họ công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí ACS Environmental Au hôm 10/5.

Xem thêm

Nhận báo giá qua email