Hoa Thịnh Đốn: Mức lạm phát gia tăng mạnh đã gây những khó khăn về kinh tế cho những người Mỹ ở mức trung lưu và mức nghèo.
Theo bản tường trình của tổ chức đầu tư LendingClub thì trong tháng 6 năm nay 2022, có đến 157 triệu người Mỹ đã phải sống theo từng chi phiếu trả lương, pay check to paycheck.
58 phần trăm những người Mỹ đã phải chờ và sống nhờ vào tiền lương hàng tháng.
Ngay cả những người làm lương cao cũng không sống thoải mái: 36 phần trăm những người Mỹ có lợi tức trên 200 ngàn Mỹ kim một năm cũng phải trông chờ vào tiền lương nhận được hàng tháng.
Cho dù lương trung bình ở Mỹ gia tăng 5.1 phần trăm, nhưng mức gia tăng của mức lương vẫn không địch lại sự gia tăng phi mã của hàng hóa, thực phẩm mà nhất là sự gia tăng của giá xăng dầu.
Nhận định của báo The Guardian ở Anh quốc thì Hoa Kỳ không thể cường thịnh và duy trì tình trạng dân chủ, khi mà hố ngăn cách giữa thiểu số những người giầu có và đa số những người nghèo, ngày một lớn và chưa từng thấy ở Mỹ kể từ thời có cuộc đại khủng hoảng kinh tế ( the Great Depression) xảy ra ở Hoa Kỳ vào những năm 1928 cho đến 1939.
Những người trẻ ở Hoa Kỳ có những bi quan khi số nợ sinh viên mà họ mượn lên đến những kỷ lục và chưa trả hết được.
Trong khi đó có 92 triệu người Mỹ cũng lo lắng mỗi khi họ đau ốm vì họ không có bảo hiểm sức khỏe: theo những thống kê thì những người nghèo ở Mỹ có tuổi thọ giảm 15 năm so với những người giầu có.
1 phần trăm số người Mỹ giàu có, có tài sản gấp bội 92 phần trăm những người Mỹ khác.
Trong khi hàng triệu người Mỹ mất việc vì đại dịch, thì tài sản của 50 người giàu nhất nước Mỹ gia tăng 1,300 tỷ Mỹ kim trong thời gian có đại dịch covid.
Tài sản của hai tỷ phú người Mỹ là ông Jeff Bezos và Elon Musk đã nhiều hơn tài sản của 40 phần trăm cư dân người Mỹ tính từ đáy đi lên.
Mới đây báo chí loan tin là cái xắc tay của cô bạn gái nhà tỷ phú Jeff Bezos trị giá trên 100 ngàn Mỹ kim.