Hoan nói tiếp:
“Ông Diệm không thể như Hồ Chí Minh chấp nhận một nước Việt Nam dưới chi phối không chỉ của Liên Xô và Trung Quốc mà còn của Pháp của Nhật, miễn sao nắm được quyền cai trị.”
Cô gái hỏi:
“Như thế Pháp thẳng tay chống lại ông Diệm?”
Hoan lắc đầu:
“Pháp không dám thẳng tay vì sợ mất lòng Mỹ vì Pháp đang nhờ Mỹ viện trợ.”
“Vậy là Mỹ muốn ông Diệm thành công trong việc thu hồi tự do độc lập cho đất nước?”
“Cũng không hẳn vậy.”
Viên trung sĩ nóng lòng:
“Thế là làm sao?”
“Lúc ban đầu, Mỹ muốn ông Diệm hất cẳng Pháp để Mỹ thay chân vào, và cũng mong có được ông Diệm ngoan ngoãn theo ý Mỹ muốn.”
Cô gái nói ngay:
“Nghĩa là làm bù nhìn?”
Hoan gật đầu. Cô gái dọn mâm bát vào nhà trong. Khi cô gái quay lại với ấm trà khác, viên trung sĩ hỏi Hoan:
“Tại sao Mỹ không muốn Việt Nam hoàn toàn độc lập?”
Hoan nhìn ra xa suy nghĩ rồi nói:
“Hiện chưa có gì rõ ràng nhưng tôi nghĩ Mỹ chuẩn bị một sách lược mà họ nghĩ có lợi cho họ.”
“Là sách lược gì?”
Hoan lắc đầu:
“Cái này khó biết rành rẽ vì là chuyện bí mật của Mỹ nhưng có thể là chuyện Mỹ muốn hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô.”
“Để làm gì?”
“Để có lợi cho họ, nhất là lợi kinh tế. Với Mỹ, quyền lợi của nước họ là trên hết, bài học Thế chiến thứ hai đã cho thấy rõ.”
Cô gái hỏi:
“Là sao, Trung úy?”
“Thế chiến hai, Mỹ đứng ngoài vòng hưởng lợi bằng cách bán vũ khí và lương thực cho châu Âu, chỉ nhảy vào khi thực sự thấy việc Hitler làm chủ toàn bộ châu Âu là một nguy hại to lớn.”
“Thế với Liên Xô và Trung Quốc hiện thời Mỹ lợi chỗ nào?”
“Hai nước đó cộng lại hơn hai tỉ người. Giả như bán cho mỗi người một món hàng chỉ lời nói tối thiểu một xu thì Mỹ được lời bao nhiêu?”
Viên trung sĩ và cô gái nói gần như cùng một lúc:
“Mấy chục triệu.”
Hoan gật đầu rồi nói tiếp:
“Còn nữa, Mỹ nhảy vào vì muốn dùng Việt Nam làm bình phong chặn lối thoát của Trung Quốc về hướng nam. Đó là ý nghĩa câu nói Việt Nam là tiền đồn chống cộng sản.”
Cô gái lắc đầu:
“Nghe thì em nghe nhưng hiểu thì chưa.”
Hoan dịu dàng nhìn cô gái:
“Ở Đông Nam Á, nước theo cộng sản mạnh nhất là Trung Quốc, cái nước đồ sộ đó xưa nay chưa từng chấm dứt lăm le xâm chiếm nước Việt nhỏ bé của chúng ta.”
“Sao vậy Trung úy?”
Hoan nhìn cô gái dịu dàng mỉm cười:
“Cô nhìn lên bản đồ mà coi. Trung Hoa đất rộng, bờ biển dài nhưng không có hải cảng thuận tiện, hướng đông bị Đài Loan và Nhật chận ngõ, chỉ còn hai cảng đáng kể là Thượng Hải và Hồng Kông, hướng Bắc Cực hoàn toàn không thể giao thương.”
Viên trung sĩ cau mày suy nghĩ:
“Nhưng như thế là sao?”
Cô gái nói với viên trung sĩ:
“Cháu nghĩ Trung úy nói phải. Việt Nam mình nhỏ nhưng bờ biển dài 3260 cây số với rất nhiều hải cảng thuận lợi, một tỉnh nhiều khi có hai ba hải cảng. Trung Hoa cần các hải cảng để lưu thông hàng xuất nhập.”
Hoan gật đầu:
“Cô giỏi, thuộc bài và suy nghĩ đúng. Ngày xưa, khi đường biển chưa thuận lợi, Trung Hoa phải mở lối để thoát ra thế giới bên ngoài bằng cái gọi là Con đường Tơ Lụa.”
Viên trung sĩ xoay xoay tách trà như đang suy nghĩ lung lắm rồi ngẩng mặt lên:
“Cứ như ông Thầy phân tích thì Thủ tướng Diệm hiện đang bị ba mặt giáp công?”
“Không phải ba mà bốn, Việt Minh là chính, Bình Xuyên và các giáo phái là hai, Pháp là ba, và Mỹ là bốn cho dẫu là mặt phụ.”
Viên trung sĩ nhìn Hoan:
“Ông Thầy ủng hộ Thủ tướng?”
“Dĩ nhiên. Ba tôi gia nhập Đảng Cần Lao từ trước ngày Thủ tướng về nước, lúc chưa gọi là Cần lao Nhân vị mà gọi là Đảng Xã hội Thiên Chúa giáo. Ba tôi giải thích, trong các chọn lựa chính trị hiện tại, ủng hộ Thủ tướng Diệm là chọn lựa đúng nhất vì ông ấy là người chính trực, một lòng vì nước vì dân, không nghiêng về bất cứ đảng phái, phe nhóm, hay tôn giáo nào cũng như không phục tùng bất cứ nước ngoài nào.”
“Nhưng ông ấy là người Công giáo.”
”
Cô gái hỏi:
“Nghĩa là gì Trung úy?”
“Tôi không phải là ứng viên của đạo Công giáo vào chức vụ tổng thống. Tôi là ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, người tình cờ cũng là một người Công giáo.”
Viên trung sĩ nói:
“Nhưng Thủ tướng Diệm đánh dẹp Cao Đài Hòa Hảo đó thôi.”
“Thủ tướng không đánh việc thờ phượng của các tôn giáo đó như chùa chiền thánh thất và các người theo đạo mà đánh lực lượng quân sự mượng danh các tôn giáo đó để chống lại nỗ lực của ông trong việc phục hồi đất nước. Với tôn giáo đích thực, Thủ tướng không hề đánh phá mà còn nâng đỡ, bằng chứng là Thủ tướng đã giúp xây dựng nhiều chùa Phật giáo, gửi nhiều tu sĩ Phật giáo du học nước ngoài. Thủ tướng Diệm cũng có thể nói như Tổng thống Kennedy là người Công giáo trước khi là thủ tướng. Công giáo là một tôn giáo không có lực lượng quân sự, không bao giờ gây chiến tranh với bất cứ ai.”
Hoan nhìn đồng hồ, đứng lên:
“Trời đất, vui chuyện với hai người mà đã hơn hai giờ rồi, chẳng biết Đại đội có gì không?”
“Chắc không gì đâu, nếu có đã có người đi tìm Trung úy.”
Hoan đưa tay bắt tay viên trung sĩ:
“Cám ơn anh và cô đã cho ăn bữa cơm ngon.”
Viên trung sĩ nắm tay Hoan:
“Tôi không hiểu tại sao Ông Thầy không tham gia vào chính trị.”
Hoan mỉm cười:
“Cậu nghĩ thế nhưng tôi đâu được thế. Với lại, chuyện nhà binh hay chuyện chính trị tôi đều chẳng thích.”
Cô gái nói:
“Vậy sao Trung úy đi Võ bị?”
“À, tôi tình nguyện vào Võ bị và qua Nhảy dù là do một nguyên nhân tình cảm không tiện nói ra.”
Cô gái nhìn Hoan với đôi mắt buồn buồn:
“Chuyện tình cảm? Với cô nào, phải không Trung úy?”
Hoan mỉm cười không trả lời, cám ơn cô gái và viên trung sĩ lần nữa, đội bê rê lên đầu rồi bước đi. Viên trung sĩ nói với theo:
“Trung úy còn nợ chuyện ông Diệm đánh Ba Cụt đó nghe.”
Hoan bước tiếp, vờ không nghe lời viên trung sĩ.
* * *
“Mình nè, làm răng với Hoan bây chừ?”
Mẹ Hoan quay qua nhìn chồng:
“Làm răng là làm răng? Con đã lớn coi mấy trăm binh lính, mọi chuyện để tùy con quyết định.”
Ba Hoan cựa mình, quay qua nhìn vợ:
“Anh không nói chuyện nớ.”
“Rứa thì chuyện chi?”
“Chuyện vợ con cho Hoan. Vợ chồng mình thương Hằng, nhưng Hoan chẳng lẽ ở vậy chờ mãi?”
“Hằng hẹn Hoan chờ năm năm, chừ được mấy rồi?”
Ba Hoan bấm đầu ngón tay:
“Coi nào, tui được con Hằng tìm cách được tha về năm ừ….”
Mẹ Hoan cằn nhằn:
Cuối năm 53, hắn vô Võ bị, ra trường tháng sáu 54. Đâu chừng tháng sáu 55, hắn lên trung úy, như rứa là đủ năm năm như ý con Hằng muốn.”
Ngẫm nghĩ, ba Hoan chắt lưỡi:
lại không học tiếp đại học nếu không thích đi Pháp mà nhất quyết đi Võ bị.”
“Em nghĩ tại máu nóng tuổi trẻ.”
“Anh nghĩ phải có một nguyên do nào sâu sắc mà hắn không nói ra.”
“Chẳng lẽ liên quan đến con Hằng?”
“Có thể, có thể hắn vô lính để mong có cơ hội cứu con Hằng.”
Mẹ Hoan thở dài:
“Tội nghiệp hai đứa, thương nhau như rứa mà không được gần nhau.”
Ba Hoan cũng thở dài:
“Anh nghĩ Hằng còn tội nghiệp hơn, ở trong chiến khu chẳng khác chi ở tù.”
Mẹ Hoan bỗng khóc rấm rức:
“Chẳng biết Hằng chừ ra răng rồi, ở chỗ mô sau Hiệp định.”
“Ba mạ Hằng có tin tức chi không?”
“Không. Anh chị đã cố liên lạc nhưng chẳng ai nghe biết tin chi về Hằng.”
Ba Hoan ra vẻ lo âu:
“Hay tụi nó đưa Hằng tập kết ra Bắc rồi?”
Câu hỏi của ba Hoan như một tiếng sét nổ lớn giữa trời quang đãng. Hai vợ chồng im lặng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Hồi lâu sau, ba Hoan nói:
“Chừ làm răng biểu Hoan lập gia đình kẻo quá trễ? Vợ chồng mình ngày càng già.”
Mẹ Hoan không trả lời chồng, im lặng suy nghĩ rồi đột nhiên bảo ba Hoan:
“Hay Mình để em đi Sài Gòn một chuyến?”
“Để chi? Mình nhớ con hả?”
Mẹ Hoan nắm tay chồng đặt lên ngực:
“Nhớ thì lúc mô em chẳng nhớ. Em đi để thử nói chuyện với con coi ra răng.”
“Em nghĩ con nghe em không?”
Mẹ Hoan siết chặt tay chồng:
“Em cố thử thôi.”
“Ừa, em thu xếp rồi mai đi.”
Mẹ Hoan cười:
“Mình, chi mà như dầu đổ lửa rứa? Cũng phải vài ngày mua sắm gì đem vô cho con, với lại còn điện cho con đón em chơ em biết mô tê chi trong nớ.”
“Rứa thì mai Mình thu xếp, anh đánh điện cho Hoan, rồi ngày mốt em đi.”
Mẹ Hoan suy nghĩ rồi nói:
“Ba bữa nữa, ngày tê cho chắc điện tới kịp.”
“Ừa, cũng được.”
Ba Hoan nhìn vợ, nói tiếp:
“Hoan viết thư hôm tháng chín nói Tiểu đoàn 6 Nhảy dù của nó đang đánh nhau với Bình Xuyên ở Rừng Sác.”
Mẹ Hoan chắc lưỡi:
“Lúc ni là tháng mười một, chắc đánh nhau xong rồi.”
Đại đội do Hoan chỉ huy đang cùng Tiểu đoàn 6 Nhảy dù tham gia Chiến dịch Hoàng Diệu. Từ tháng năm 1955, Đại úy Nguyễn Văn Viên từ Tiều đoàn 5 được điều động về giữ chức vụ Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù thay cho Đại úy Thạch Con đã bỏ đơn vị về quê hương ông ở Campuchia. Tháng chín, Tiểu đoàn tham gia Chiến dịch Hoàng Diệu do Đại tá Dương Văn Minh Tư lệnh tấn công vào Rừng Sác, nơi quân Bình Xuyên rút vào sau khi thua trận miệt Tân Thuận và rời bỏ Tổng hành Dinh bên Cầu Chữ Y.
Tại hậu cứ đơn vị, nhận được điện tín mẹ Hoan gửi, biết có chuyện khẩn cấp, thượng sĩ thường vụ đại đội liên lạc với Hoan hỏi ý kiến, mở ra đọc theo lệnh Hoan, và biết mẹ Hoan sắp vào bằng đường xe lửa. Ra ga đón, chẳng cách nào nhận ra ai là mẹ Hoan, anh ta giơ cao một tấm bảng viết chữ lớn khi chuyến tàu Nha Trang đến:
“CHÀO MỪNG MẸ TRUNG ÚY HOAN.”
Lần đầu tiên thấy chuyện khác thường, hành khách trên ga trố mắt nhìn tấm bảng và tự hỏi chẳng biết anh chàng Trung úy Hoan là ai mà không đón mẹ lại để một thượng sĩ đến đón thay.
Chương 12
Tìm chốn yên vui
Người ơi Nước Nam của người Việt Nam,
Vì đâu oán tranh để lòng nát tan,
Đây Bến Hải là nơi ngăn cách đôi tình,
.
)
Ngày 28 tháng tư, 1955, Phiến quân Bình Xuyên khởi sự tấn công Quân đội Quốc gia của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Từ Cannes, Pháp, Bảo Đại đánh điện triệu hồi Ngô Đình Diệm qua Paris, giao đất nước cho Nguyễn Văn Vỹ đương là Chỉ huy trưởng Ngự lâm quân toàn quyền giải quyết các biến động đang xẩy ra tại miền Nam. Ngày 29 tháng tư, Thủ tướng Diệm triệu tập một hội nghị nhằm góp ý giúp ông quyết định tuân hành hay không tuân hành lệnh triệu tập của Bảo Đại. Ngay trong lúc đang hội họp, Bình Xuyên bắn ba quả đại bác vào Dinh Độc lập. Sau vài lời khai mạc vắn tắt, Thủ tướng Diệm đi ra khỏi hội nghị để các thành viên thảo luận tự do khỏi phải ngại ngùng thiên vị vì sự có mặt của ông. Đang lúc các thành viên đang bàn tán chưa đi đến một kết luận dứt khoát, Nhị Lang, người đại diện Mặt trận Quốc gia Kháng chiến Việt Nam, đứng lên nói:
Thưa quí vị, tôi được chỉ thị của đoàn thể chúng tôi là Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN đến đây gặp quí vị không phải để nói chuyện về việc Thủ tuớng Ngô Đình Diệm có bổn phận hay không có bổn phận thi hành lệnh của Bảo Đại. Mà là trái lại, tôi xin thẳng thắn đặt vấn đề là đã đến lúc chúng ta cần trút bỏ quyền hành của ông Quốc trưởng vô dụng kia đi. Là vì ông ta đang làm một việc trái với nguyên tắc lãnh đạo quốc gia. Thử hỏi, thành phố Sài Gòn đang có biến, dân chúng đang xôn xao lo sợ, tại sao ông Bảo Đại lại chọn ngay lúc này để bắt buộc Thủ tướng phải bỏ nước sang bên Pháp xa xôi kia, để “tham khảo ý kiến”? Tham khảo cái gì? Phải chăng đây là mưu kế để nhắm lật đổ Chính phủ này? Vậy tôi xin tuyên bố dứt khoát, nếu quí vị bằng lòng thảo luận việc truất phế Bảo Đại ngay bây giờ, thì tôi ở lại. Bằng không, tôi xin phép ra khỏi phòng hội này ngay!
Trong khi Hội nghị đang bàng hoàng chưa biết phải quyết định thế nào, Đại tá Hồ Hán Sơn, đại diện lực lượng Cao Đài thuộc Tướng Nguyễn Thành Phương, đứng lên tuyên bố:
Nhân danh Việt Nam Phục Quốc hội, chúng tôi đồng ý với mặt trận Quốc gia Kháng chiến, yêu cầu quí vị đừng bận tâm tới lệnh triệu thỉnh vô lý của Bảo Đại nữa, mà hãy đồng tâm làm một cuộc cách mạng, chấm dứt ngay vai trò của ông Quốc trưởng Bảo Đại kia đi cho xong. Nếu ý kiến này không được hưởng ứng, tôi cũng xin rút lui ngay tức khắc!
Chủ tịch Chủ tọa đoàn Nguyễn Bảo Toàn, bí thư Dân xã Đảng thuộc giáo phái Hòa Hảo đồng ý ngay với hai ý kiến trên. Thấy không khí dân chủ sôi nổi, Hội nghị đồng thuận kết quả, thành lập một tổ chức gọi là Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng. Hội đồng đưa ra quyết định truất phế Bảo Đại, đề cử Ngô Đình Diệm vào chức vụ tổng thống tạm thời với nhiệm vụ thành lập chính thể cộng hòa tại Việt Nam. Ngày 23 tháng mười, Bảo Đại bị truất phế sau một cuộc bầu phiếu. Ngày 26 tháng mười, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Hiến Pháp tạm thời. Lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, nước Việt Nam mang tên Việt Nam Cộng hòa với một vị tổng thống. Việt Nam Cộng hòa nhận được sự ủng hộ của trên năm mươi nước trên thế giới. Pháp rút hết các lực lượng quân sự ra khỏi Việt Nam, người lính cuối cùng rời Việt Nam vào ngày 28 tháng tư, 1956. Người Việt Nam gia nhập quân đội Pháp có quyền lựa chọn qua nước Pháp hoặc ở lại Việt Nam nhập vào Quân đội Quốc gia giữ nguyên cấp bậc đang mang.
* * *
Mẹ Hoan ngạc nhiên hỏi viên thượng sĩ:
“Ủa, Hoan đi mô rồi Thượng sĩ?”
“Dạ, thưa bà, Trung úy đang hành quân.”
“Ở mô rứa? Lâu mau hắn mới về?”
“Dạ ở Rừng Sác, còn lâu mau về thì quả thực cháu không biết.”
Mẹ Hoan nhìn viên thượng sĩ, có vẻ nghi ngờ:
“Hay Thượng sĩ biết mà giấu tui?”
Viên thượng sĩ bối rối:
“Dạ, thưa bà, không đâu ạ, cháu đâu dám thế.”
Viên thượng sĩ cho người thu dọn phòng của Hoan để mẹ Hoan ở tạm, rồi điện ra vùng hành quân báo cho Hoan biết. Cuối ngày, Hoan gọi điện về cho mẹ:
“Mạ vô chi rứa?”
Viên thượng sĩ ngồi bên bấm ống liên hợp giúp mẹ Hoan. Mẹ Hoan cười:
“Cha cái thằng, tau nhớ mi vô thăm mi không được răng?”
Có tiếng Hoan cười:
rồi mới vô?”
“Tau mô biết mi đang ốp iếc chi.”
Có tiếng Hoan cười lớn:
“Mạ thì thôi, lính mà không đi opération thì mần cái chi?”
“Rứa chừng mô mi về?”
Xa xa, có tiếng súng máy nổ dòn cùng với tiếng súng lớn đì đùng vọng lại trong ống liên hợp và tiếng la lớn:
“Ông Thầy, coi chừng.”
Mấy phút sau, ống liên hợp lại kêu rè rè và tiếng Hoan nói:
“Mạ ở đó chờ con, nhiều lắm chừng một tuần nữa con về.”
Mẹ Hoan sụt sùi:
“Mạ ở chờ. Cẩn thận nghe con.”
Hoan cười nhẹ:
“Dạ, Mạ yên chí, con về mà. Thôi, Mạ nghỉ đi, con lo công chuyện đây.”
Trong ống liên hợp không ngớt vọng lại tiếng nổ lớn đì đùng và tiếng súng nhỏ nổ giòn giã. Viên thượng sĩ áp ống liên hợp vào tai như chừng đang nghe Hoan dặn dò, miệng luôn luôn vâng dạ rồi cúp máy. Theo lời Hoan dặn, ngày ba bữa, cô gái bán câu lạc bộ tự tay nấu nướng đưa cơm nước đến cho mẹ Hoan và lưu tâm không để bà thiếu một thứ gì. Mọi chi phí viên trung sĩ câu lạc bộ ghi vào sổ nợ của Hoan. Riêng cô gái, biết tình cảm trao cho Hoan là đơn phương và vô vọng, cô vẫn không muốn đè nén và muốn nhân cơ hội khó lặp lại lần thứ hai này để bày tỏ bằng cách chăm lo chu đáo cho mẹ Hoan. Mẹ Hoan thầm nghĩ:
“Con cái nhà ai mà ngoan và xinh thiệt. Thằng Hoan mà ưng thì chọn cho nó cũng được đó. Mặt mày sáng sủa, chắc có hoàn cảnh khó khăn chi đây nên phải đi làm không đi học được.”
Mẹ Hoan dịu dàng với cô gái mới quen không che đậy khiến cô gái cảm động. Chỉ mấy ngày mà giữa hai người khác tuổi đã có một dây liên hệ thân thiết. Đã mấy lần mẹ Hoan định hỏi cô gái cho biết rõ hoàn cảnh nhưng rồi lại ngập ngừng, sợ đụng chạm đến một nỗi đau thầm kín nào đó của cô gái. Đoán biết ý của mẹ Hoan, viên thượng sĩ thuật lại hoàn cảnh của cô gái:
“Ba cháu ấy trước đây cũng là bạn chiến đấu của cháu, rất không may đã đền nợ nước. Mẹ cháu lại đang lâm bệnh không thuốc chữa, lành không lành mà bệnh không bệnh, bác sĩ chỉ cho thuốc cầm chừng.”
“Bệnh chi rứa ông?”
“Cháu không rành, người mình thường gọi là bệnh mất trí.”
“Tội nghiệp chưa. Rứa cô nớ còn đi học không?”
“Cháu nó đang học đệ tam thì phải nghỉ để giúp mẹ nuôi em. Cháu nó còn bốn đứa em còn nhỏ đang đi học.”
“Tội nghiệp chưa.”
Viên thượng sĩ nói tiếp:
“Cả đại đội cháu cố gắng giúp đỡ gia đình cháu ấy, cũng có người muốn giúp cháu tiếp tục học nhưng giúp một mình cháu thì được, không ai có thể giúp hết cả năm đứa con chưa nói người mẹ đang bệnh hoạn.”
Mẹ Hoan nhìn viên thượng sĩ:
“Một người không lo xuể, đó là tự nhiên, nhưng nhiều người chung nhau thì chắc được. Chỉ cần giúp ba năm, thi xong Tú tài, cô nớ có thể vững vàng giúp gia đình được rồi.”
Viên thượng sĩ gãi tai:
“Bà nói có lý.”
Mẹ Hoan chợt nẩy ra một ý nghĩ chưa hình thành rõ ràng về cách giúp cho cô gái ăn học.Viên thượng sĩ nói:
“Cháu cám ơn bà cho ý kiến, Đại đội về cháu sẽ đưa vấn đề ra xem sao. Mẹ cháu thì không lo mấy vì có tiền tử tuất nhưng nuôi năm đứa con ăn học thì không đủ.”
Tuần lễ sau, một đêm đang say giấc ngủ, mẹ Hoan bỗng nghe tiếng ồn ào bên ngoài, tiếng súng ống lách cách, và rồi cửa phòng bật mở, một người ôm chầm lấy bà khi bà vừa giật mình thức giấc:
“Mạ! Mạ!”
Mùi bùn, mùi mồ hôi từ áo quần hành quân của Hoan bốc lên ngột ngạt căn phòng nhỏ. Mẹ Hoan khóc òa ôm chầm lấy con:
“Trời đất, Hoan. Con về lúc mô mà không cho Mạ biết?”
Hoan cười ha hả:
“Mạ làm như con đi học xa về mà không báo cho Mạ đi đón. Con đi đánh giặc chơ bộ đi chơi răng?”
Mẹ Hoan cười theo:
“Cái thằng.”
Đẩy Hoan ra xa một chút, mẹ Hoan nheo mắt ngắm Hoan:
“Trời đất, mới mấy tháng mà mi đen thui đen thủi.”
Hoan bỏ balô xuống đất, gác khẩu carbin lên vách:
“Con đánh nhau mấy tháng trời ở Rừng Sác, toàn nước mặn, không đen mới là lạ.”
Kéo mẹ ngồi lên giường, Hoan ngồi xuống bên cạnh nắm bàn tay nhăn nheo của mẹ:
“Coi nì, Mạ ăn ít lắm răng chừ ốm ri? Con phải rầy Ba mới được.”
Mẹ Hoan mỉm cười hạnh phúc:
“Mi dám rầy Ba mi? Mà rầy cái chi?”
“Rầy Ba không chăm sóc Mạ, để Mạ ốm.”
Người lính cận vệ vừa bước vào, chào mẹ Hoan, rồi hỏi Hoan:
“Bà đâu có ốm gì, sao ông Thầy bảo bà ốm?”
Hoan phì cười:
của người Huế.”
Người lính cười xẻn lẻn:
“Vâng, em hiểu rồi, hóa ra là thế. Em đi sửa soạn nước cho ông Thầy tắm đây.”
“Cám ơn Cậu, khi nào xong cho tớ biết.”
Người lính đi vào trong. Hoan mỉm cười nhớ đến sự khác biệt đôi chút giữa phương ngữ các vùng đôi khi lại thành chuyện lớn. Chuyện kể một người đàn ông Huế thay mặt đoàn người chào một người đàn bà Bắc lớn tuổi, mẹ của một viên chức khá quan trọng:
.”
Viên chức trừng mắt, nạt lớn:
gì đây? Mụ ăn mày đầu phố? Mụ hát xẩm đầu chợ?”
.
Thấy Hoan ngồi im lặng suy nghĩ, tưởng con mệt, mẹ Hoan nói:
“Con đi tắm đi. Có người lo cho con tới rứa răng?”
Hoan đứng dậy cởi chiếc áo trận rằn ri bết bùn:
của con.”
Mẹ Hoan cười:
“Con mà cũng có cận vệ?”
Hoan ôm mẹ:
. Ở nhà con là con của Mạ nhưng ở đây con là ‘cha mẹ’ của lính đó.”
Mẹ Hoan nhìn con âu yếm rồi chun mũi nói:
“Tau biết mi giỏi rồi nhưng để chi mấy ngày không tắm hôi dữ rứa?”
Hoan vừa cười vừa đi vào phòng trong:
“Con đi đánh giặc chơ bộ Mạ tưởng con đi du lịch? Thêm nữa Rừng Sác toàn nước lợ, nước ngọt hiếm lắm, phải có xe tiếp tế tới cho lính hành quân ăn uống, lấy đâu ra nước ngọt mà tắm.”
“Rừng Sác là chỗ mô rứa?”
“Để tắm xong con nói cho Mạ nghe.”
Rừng Sác là một khu rừng ngập mặn thích hợp cho các loại cây Đước, Bần Trắng, Mắm Trắng, và Dừa Nước ở vùng giáp ranh với đất liền trong đó Mắm Trắng chiếm phần chính. Thuộc Cần Giờ cách Sài Gòn chừng 40 cây số về hướng nam đông nam, Rừng Sác bắc giáp Nhà Bè và Nhơn Trạch, tây giáp Long An và Tiển Giang, đông giáp Phước Tuy, và nam giáp Biển Đông. Diện tích rừng tổng cộng chừng 75.740 hecta, gồm rừng chính 4.721 hecta, vùng đệm 41.139 hecta, và vùng chuyển tiếp 29.880 hecta.
“Răng người ta gọi là Rừng Sác?”
“Vì người Miền Nam gọi cây Mắm là cây Sác. Từ đó, người ta dùng rừng sác như một danh từ chung để chỉ các khu rừng nước mặn gần bờ, phân biệt với rừng tràm.”
“Cây Sác là cây chi?”
“Cây Sác hoặc cây Mắm là một loại cây mọc ở vùng biển giáp đất liền bùn sình và nước mặn. Mắm có nhiều loài, rễ có thể mọc bên dưới nước mặn.”
“Mạ chưa từng thấy.”
“Cây Mắm mọc ờ vùng nước lợ, gốc có thể to đến 60 phân và cao đến 30 mét. Mắm có rễ đất và rễ phổi. Gỗ Mắm có thể dùng làm ghe, cất nhà, và dĩ nhiên làm củi. Hoa Mắm màu vàng, trái hình trái tim hoặc trái xoài, mọc mầm trước khi rụng. Mắm có nhiều loài, ở Việt Nam có bốn loài người ta gọi là Mắm Lưỡi đòng, Mắm Đen, Mắm Ổi, và Mắm Quăn, và có thể có vài loại khác chưa được biết tới.”
“Còn Đước là cây chi?”
“Cây Mắm và cây Đước ngoài Huế mình không có. Mạ có nhớ lần mình đi Ba Ngòi, phía biển có mấy cây như đang đứng trên một cái nơm cá không?”
Mẹ Hoan suy nghĩ một chút như đang cố tạo lại hình ảnh:
“A, Mạ nhớ rồi, cái cây thấp thấp mọc trên bùn có nước biển lắp xắp.”
“Đúng rồi đó, đó là cây Đước.”
Đước có nhiều loài, tổng cộng có đến một trăm năm mươi loài khác nhau. Rễ Đước thay đổi tùy thế đất ít đất nhiều nước hay nhiều đất ít nước, dĩ nhiên là đất bùn nhão, không phải đất thịt. Nhiều nước, rễ mọc thành chùm từ gốc cách mặt đất mét hơn mét chụp xuống như cái nơm bắt cá. Nhiều đất, rễ chụp xuống từ gốc chỉ cách mặt đất chừng vài tấc. Toàn đất, chùm rễ quấn quít nhau ngoằn ngoèo trên mặt đất bùn nhão. Dù mọc cách nào, chùm rễ lúc nào cũng chằng chịt giữ cho thân cây đứng được ở thế đất bùn nhão. Lá đước mọc đối hoặc vòng, hoa và trái hình dạng và màu sắc khác nhau tùy theo loài, phần lớn ra trái khi hoa cái đơn tính thụ phấn nhờ côn trùng đưa phấn hoa đực đến, số ít tự thụ phấn không cần đến côn trùng gọi là lưỡng tính. Mẹ Hoan hỏi:
“Rừng Sác có tôm cá chi không?”
Hoan cười:
“Tôm cá không thiếu, cua to như bàn tay sống trong hang nằm sâu dưới bùn, có khi phải thọc nguyên cánh tay mới lôi lên được.”
Đưa bàn tay xòe ra cho thấy con cua to đến chừng nào, Hoan nói tiếp:
“Ngoài ra còn nhiều loại rắn và trăn, có con thật dài vì đã sống lâu năm.”
Mẹ Hoan ngáp dài:
“Ôi, Mạ mừng gặp con, quên hỏi con ăn uống chi chưa?”
“Dạ, lát câu lạc bộ đưa tới cho con. Mạ ăn với con nghe?”
Mẹ Hoan lắc đầu:
“Ăn chi chừ nữa, Mạ ăn hồi chiều rồi.”
Đợi Hoan ăn xong, mẹ Hoan bảo Hoan:
“Gần sáng rồi, đi ngủ đi, mai tau nói chuyện ni cho nghe, chuyện cô gái bán câu lạc bộ đó.”
“Dạ, Mạ lên giường, con bỏ mùng rồi con đi ngủ. Cô nớ có chuyện chi rứa Mạ? Bộ làm phiền Mạ chi răng?”
Mẹ Hoan lắc đầu:
“Không mô, ngược lại mới đúng. Ngủ đi, chuyện chi mai nói.”
Hoan đi qua phòng người lính cận vệ đã trải ghế bố và mắc mùng, vừa đi vừa suy nghĩ không biết mẹ mình có chuyện gì để nói về cô gái bán hàng. Hoan nhủ thầm:
“Chẳng lẽ cô ta bạo miệng dám nói cho Mạ biết cô ta thương mình?”
Hoan lắc đầu, ngáp dài, kéo mền đắp lên người:
“Thây kệ, ngủ cái đã, mai còn phải dự lễ khao quân.”
Đồng hồ tay đã chỉ quá ba giờ sáng.
* * *
Nghiêng vành nón lá rách lụp xụp cố giấu mặt không để người qua lại chú ý, Hằng tay xách giỏ cói đã sờn, chân xăm xúi sãi bước như chạy từ bến ghe lên hướng Quốc Lộ 1. Thực sự, Hằng quá lo xa vì xóm làng hai bên đường vẫn đang say ngủ. Phần đất này nằm phía nam cầu Bến Hải thuộc Quốc gia nhưng vì nằm sát bờ sông nên rồi cũng sẽ được dời sâu vào phía nam để lập vùng phi quân sự trên đất trống chiều ngang không quá 5 cây số mỗi bên, nhưng vì Hiệp định chưa có hiệu lực nên xóm làng vẫn còn tại chỗ. Được ký kết ngày 22 tháng bảy, 1954, Hiệp định chính thức có hiệu lực ở miền Trung lúc tám giờ sáng ngày 01 tháng tám như ghi rõ trong Điều 11 bản văn Hiệp định Genève mà Hằng nhận được. Dẫu vậy, chính quyền Quốc gia vẫn chưa thực sự hoạt động ở vùng đất nghèo nàn này vốn được gọi là vùng tự do thuộc Việt Minh kiểm soát. Cũng vì thế, chẳng có cơ quan nào kiểm soát việc thi hành Hiệp định. Hiệp định qui định người dân hai miền có một thời hạn bốn tháng để tùy ý di cư hoặc ra Bắc hoặc vào Nam. Trên thực tế, chẳng mấy ai ra Bắc ngoại trừ binh lính cán bộ Việt Minh tập kết, mà cho dẫu có ai ra cũng chẳng ai ngăn cản, trong khi hàng triệu người ùn ùn kéo nhau vào Nam lại bị cán bộ Việt Minh xua dân họ kiểm soát được ra níu kéo chửi bới ngăn cản.
Thực sự, khó có ai nhận biết Hằng phần vì Hằng ngụy trang khéo, phần vì Hằng chưa hề đến làng này nên chẳng sợ gặp người quen biết. Điều Hằng sợ lúc này là chạm mặt cán bộ Việt Minh nằm vùng đã ở chiến khu như Hằng và Cậy mà nếu gặp lại sẽ lập tức nhận ra nhau, và lúc đó Hằng chắc chắn sẽ khó thoát. Cho dẫu gà mới gáy lần một, mặt trời chưa ló dạng, Hằng cảm thấy mồ hôi tứa ra trên trán, vì đi nhanh thì ít, vì lo lắng thì nhiều. Bặm môi nghiêng nón cố che kín thêm mặt, Hằng lẩm bẩm:
.”
, nghĩa là lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác. Đang chăm chú sãi chân mong cho mau đến, Hằng bỗng giật thót người dừng phắt lại khi nghe có tiếng người gọi giật giọng:
ơi! Chậm lại tui hỏi chút!”
Cái gì đây? Chẳng lẽ gặp chốt chặn? Hằng đứng lại, nghiêng vành nón che bớt khuôn mặt, liếc mắt về phía tiếng người đàn ông vừa nói, sẵn sàng bỏ chạy thoát thân nếu điều xấu nhất xẩy ra. Bên lề đường, trong ánh lờ mờ chưa sáng hẳn, một người đàn ông mặc quần áo bà ba đen bạc màu tiến đến gần Hằng. Bối rối, Hằng dợm chân bỏ chạy. Người đàn ông vội vàng hỏi như sợ mất dịp may:
“Còn xa gần nữa mới tới Xóm Dưới Cát Sơn rứa o?”
Hằng thở phào nhẹ cả người. Mặc dù chẳng biết Xóm Dưới nằm phương hướng nào, Hằng chỉ tay về phía đông, nói đại:
“Tưởng chi, chỗ ni đi xuống một đỗi chừng tàn điếu thuốc qua khỏi chùm cây là tới đầu làng Cát Sơn, Xóm Dưới ở cuối làng.”
là cách tính thời gian ước lệ ở thôn quê, thời gian hút tàn một điếu thuốc hay phải đổi tay cầm cán rựa vì mỏi. Mừng rỡ, người đàn ông ta vội quay lưng đi về hướng Hằng vừa chỉ, chẳng nói một lời cám ơn vì cám ơn không phải là thói quen của người thôn quê. Hằng vội vàng cắm đầu rảo bước hy vọng đến Quốc lộ trước khi trời sáng hẳn. Chừng hơn một giờ sau, Quốc lộ 1 bạc thếch lỗ chỗ hiện rõ dần trước mắt Hằng. Hằng thở phào nhẹ nhõm:
“Đến rồi.”
Trên Quốc lộ, người Quảng trị gọi là đường Cái Quan, chốc chốc một chiếc xe nhà binh bám đầy bụi dất hoặc một xe khách bạc màu sơn và cũng bám đầy bụi đất không kém từ từ trườn tới, oằn qua oẹo lại cố tránh ổ gà không chỗ nào không có trên đường. Xe nhà binh xe khách, xe nào xe nấy nêm cứng người, thành xe cửa xe như muốn bật tung vì quá khả năng chịu đựng. Hằng rẽ trái len lỏi đi dưới mép ruộng nép mình sau các túp lều tìm một chỗ vắng để băng qua đường vì hai bên Quốc lộ Việt Minh huy động đầy đặc người la hét níu kéo ngăn cản người di cư vào Nam. May mắn, sau chừng mươi lăm phút lội ruộng, nhìn lên thấy một chỗ vắng người, Hằng vội lao mình chạy vụt qua bên kia đường, rồi tiếp tục rẽ trái chạy theo hướng vào Nam. Chạy một thôi không biết bao nhiêu thời gian, Hằng chậm bước vì đã gần như đứt hơi, mồ hôi đổ ướt dầm đìa mặt mũi quần áo. Bên phải Hằng, mở ra một quãng đồng trống chẳng nhà chẳng cửa. Nhìn quanh, cố tìm một bờ bụi đủ kín để thay đổi quần áo như dự định, Hằng thất vọng vì chẳng thấy gì ngay cả một cây cao đủ bóng mát. Không dám chần chừ, Hằng cúi gầm đầu bước nhanh, miệng lẩm bẩm cầu xin Chúa Mẹ giúp sức. Chẳng hiểu do xui khiến nào, thay vì tiếp tục đi thẳng, Hàng rẽ phải men theo một lối mòn đi vào một thôn xóm xa xa phía trong cách Quốc lộ chừng chục mét. May mắn, Hằng nhìn thấy một gò đất với lùm bụi um tùm che khuất mấy ngôi mộ rêu phong chừng như là nghĩa địa riêng của một gia đình nào đó. Chẳng chút chần chừ, Hằng đi nhanh vào chỗ khuất thay đổi quần áo, lát sau trở ra với quần áo tươm tất, chỉ đôi dép còn cầm tay vì sợ lấm bùn. Đến đường Cái, sau khi rửa mặt mũi chân tay với nước ruộng và xỏ dép vào, Hằng tiếp tục bước nhanh. Trong trang phục sạch sẽ gọn gàng, Hằng lại trở thành một thôn nữ đôi mươi duyên dáng đủ sức quyến rũ làm xiêu lòng người.
Một chiếc xe nhà binh tung bụi mù chạy đến. Hằng vẫy vẫy tay. Chiếc xe đầy cứng người trườn qua không chậm lại. Không nản chí, Hằng tiếp tục đi tới, chờ đợi. Nắng đã bắt đầu gay gắt. Mặt trời đã lên cao hơn con sào, hừng hực như một chiếc đĩa lửa chiếu ánh sáng xuống mặt đường bốc khói. Thuộc vùng khí hậu mưa nắng hai mùa, Quảng Trị tháng mười một vẫn nóng bức vào những ngày không mưa. Hằng bươn bã đi về tìm bóng mát dưới một cây cao đứng trơ vơ phía xa xa. Nấp dưới bóng cây, Hằng bồn chồn vẫy một chiếc xe chạy qua. Chiếc xe không ngừng lại, vẫn là một chiếc nêm cứng người. Không thất vọng, Hằng bôn ba đi tiếp, bất chấp áo đẫm mồ hôi, bất chấp nắng chiếu nung người. Chiếc nón mê rách ngụy trang Hằng đã chôn xuống đất với bọc quần áo cũ sờn. Hằng thấy khát. Chẳng chỗ nào có thể tìm thấy nước để xin uống. Phương án một đón xe quá giang chừng như thất bại. Hằng chuẩn bị thực hiện phương án hai: đi bộ vào Đông Hà.
“Từ cầu Hiền Lương vô Đông Hà chừng mươi cây số, đi bộ chừng ba tiếng. Tới Đông Hà rồi tính tiếp.”
Điều làm Hằng khổ sở là không tìm ra nước giải cơn khát. Chiều sụp tối rất nhanh. Hằng bàng hoàng không biết phải xoay xở thế nào để qua đêm. Đột nhiên, một giọng ca phát ra từ radio một căn nhà bên lề đường làm Hằng tỉnh hẳn người như vừa được chích một liều thuốc bổ cực mạnh:
Người ơi Nước Nam của người Việt Nam
Vì đâu oán tranh để lòng nát tan,
Đây Bến Hải là nơi ngăn cách đôi tình,
Đứng lên tìm chốn yên vui thanh bình.
)
Không chần chừ, Hằng rẽ vào căn nhà đang phát ra giọng ca phấn khởi và trình bày hoàn cảnh. Chẳng chút thắc mắc, chị chủ nhà bảo Hằng:
chồng tui tìm xe cho o vô Đông Hà. Từ Đông Hà, chắc tìm được xe vô Quảng Trị.”
là mai, ngày mai. Đêm đó, một đêm gió mát nhất, trăng sáng nhất, và thoải mái nhất Hằng được hưởng sau bao nhiêu năm dài. Hằng chìm vào giấc ngủ, mơ thấy đang cùng Hoan nắm tay nhau thơ thẩn một nơi nào đó có vườn hoa đẹp, có bóng trăng mát dịu, và có tiếng suối nước róc rách. Hằng tỉnh giấc khi cảm thấy lạnh. Bên ngoài trời đổ mưa, giọt mưa từ mái tranh đổ róc rách xuống đất mặt đất làm thành một lạch nước nhỏ.
* * *
Ba Hoan nhấp một ngụm bia 33, đặt ly xuống tấm trải, nhìn bâng khuâng ra biển Nha Trang. Nếu được phép xếp hạng, ba Hoan sẽ chấm bãi biển Nha Trang hạng đầu trong năm bãi biển miền nam Trung phần, Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị, Thuận An tỉnh Thừa Thiên, Cửa Đại thuộc Hội An tỉnh Quảng Nam, Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, cuối cùng là Long Hải và Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa. Cửa Tùng, Thuận An không mấy thuận tiện cho việc nghỉ mát tắm biển cho dẫu Bảo Đại có nhà nghỉ mát ở Cửa Tùng. Cửa Đại thuận lợi cho người tắm nhưng thiếu các phương tiện nghỉ ngơi. Long Hải có phần nguy hiểm vì người tắm dễ bị sóng giạt nếu không quan tâm đề phòng. Vũng Tàu với Bãi Trước, Bãi Sau nổi tiếng nhưng sóng nguy hiểm. Riêng bãi tắm Nha Trang, bờ sạch sẽ, cây cảnh trên bờ được chăm sóc cắt tỉa, và sóng ít khi gây nguy hiểm cho người tắm.
Ngày khao quân sau chiến thắng Rừng Sác đánh tan quân Bình Xuyên và đuổi Bảy Viễn chạy dài qua Pháp chấm dứt một sứ quân thời đại mới, Hoan được ân thưởng Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu, được đặc cách lên đại úy, và được thưởng mười ngày phép đặc biệt. Đưa mẹ về lại Nha Trang, Hoan đoàn tụ với ba, với ba mẹ Hằng, và với cậu mợ Hoan. Dẫu vậy, Hoan cảm thấy niềm vui không trọn vẹn vì thiếu Hằng, thiếu tình yêu và lẽ sống của Hoan. Chiều cuối tuần, cả nhà ra trải bạt trên bãi biển Nha Trang, ngồi dưới tàng dương liễu hưởng gió mát, thưởng thức hải sản được người bán luộc hoặc nướng tại chỗ. Cả nhà trò chuyện râm ran, chuyện cũ chuyện mới, chuyện đất chuyện trời, chuyện thời chuyện thế. Một lát sau, nghe chừng câu chuyện đang chuyển hướng nhắc đến Hằng, không muốn đau lòng lúc gia đình đang sum họp, Hoan lái sang chuyện chính trị bằng cách đặt câu hỏi với ba Hoan về Thủ tướng Ngô Đình Diệm:
“Ba nghĩ răng về khả năng cụ Diệm?”
Ba Hoan trả lời:
“Còn nghĩ chi nữa, mới về nước mà cụ Ngô đã làm được biết bao nhiêu việc.”
Cậu Hoan nói:
“Việc chi, anh?”
Ba Hoan nhìn em vợ mỉm cười:
“Cậu tự dưng lại thích nghe chuyện chính trị. Trước giờ cậu nói nhức đầu, có khi mô muốn nghe?”
Cậu Hoan cười xẻn lẽn:
“Tại đề tài nghe hấp dẫn quá.”
Ba Hằng trêu cậu Hoan:
“Nhưng đã ai nói chi mô mà cậu thấy hấp dẫn.”
Mấy người đàn ông cười rộ lên. Mẹ Hằng quay qua hỏi:
“Mấy ông bàn chuyện chi mà cười dữ rứa?”
Kéo vợ ngồi lại gần, ba Hằng cười:
“Chuyện chính trị, mấy bà ngồi gần lại nghe chơi.”
Mẹ Hằng hứ lên một tiếng rồi quay qua bảo các bà:
“Nhảm, chị em mình đi quanh một vòng coi có cá mú chi ngon không.”
Hai bà đứng lên đi theo mẹ Hằng. Cậu Hoan nói:
“Mua làm chi nữa chị? Chỗ ni nhiều thứ, đã ăn hết mô?”
“Mua đem về, bao nhiêu mà không hết.”
Ba Hoan nói:
“Rứa thì coi có cá chi ngon mua về nấu cháo cho Hoan ăn.”
Các bà đi rồi, cậu Hoan nhắc:
“Rồi, anh nói coi cụ Diệm đã làm chi tốt.”
Ba Hằng nói:
“Cứ so sánh việc cải cách ruộng đất hai miền thì thấy ngay tài năng của cụ Ngô và ông Hồ. Cụ Ngô dùng công quĩ mua của người dư thừa đất ruộng cấp phát cho người không ruộng đất, thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất công bình và bác ái trong khi ông Hồ thực hiện bằng giết người và cướp ruộng.”
Hoan hỏi:
“Lỡ cụ Diệm mua mà chủ không bán thì sao ba?”
Ba Hoan tiếp lời ba Hằng:
“Luật qui định cho chủ đất chỉ được phép giữ lại 100 hecta ruộng đất và 15 hecta ruộng hương hỏa, phần còn lại chính phủ mua lại và bán cho nông dân với giá trả góp. Nên nhớ một hecta trong Nam bằng ba mẫu ngoài Bắc.”
Cậu Hoan hỏi:
“Mua và trả cách nào anh?”
“Chính phủ trả cho chủ đất 10 phần trăm giá trị bằng tiền mặt, phần còn lại bằng trái phiếu thời hạn 12 năm. Nông dân mua lại mỗi người 5 hecta trả góp trong vòng 6 năm cho chính phủ.”
Ba Hoan nói tiếp:
“Vậy đó mà vẫn có người chống đối, không chịu bán bớt ruộng đất theo chính sách qui định.”
Hoan thắc mắc:
“Ai mà không chịu? Chẳng lẽ các chủ đất?”
Ba Hằng nói:
“Đúng là chủ đất, mà chủ đất người nhà mới là phiền.”
Cậu Hoan chen vào:
“Người nhà là răng?”
Ba Hằng cười:
“Người nhà, ông Trần Văn Chương, cha bà Trần Thị Lệ Xuân vợ ông Nhu.”
“Ông ấy làm gì?”
“Ông ấy chỉ trích chính sách của cụ Diệm.”
Hoan tò mò:
“Vậy ông Nhu không nói gì sao?”
”
Ba Hoan nói:
“Cụ Ngô cải cách ruộng đất không chảy một giọt mồ hôi trong khi già Hồ giết chết cả triệu người.”
Ba Hằng tiếp lời:
“Độc ác hơn cả là chính lão Hồ đồng ý qui tội địa chủ để giết chết những người đã bỏ nhiều công nhiều của nuôi lão ta, các đồng chí và đảng của lão ta .”
Cậu Hoan thắc mắc:
“Có vậy sao?”
“Có, lão giết chết bà Cát Hạnh Long tức Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ giàu có đã tận lực giúp đỡ và che chở lão và bè lũ của lão khỏi bị Pháp bắt, thậm chí bỏ tiền mua quần áo trang phục cho bộ đội của lão lúc ban đầu.”
Ba Hoan thở dài:
“Giết bà Cát Long còn chưa tệ hại bằng tên Trường Chinh Đặng Xuân Khu đấu tố giết cha mẹ ruột hắn.”
Cậu Hoan nói:
“Thiệt rứa răng anh? Cha hắn là ai?”
“Là ông Đặng Xuân Viện, cụ nội hắn là Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng.”
Ba Hằng nói:
“Anh cho tên Xuân Khu giết cha tệ hại hơn lão Hồ giết bà Cát Long, nhưng tôi cho ngược lại, lão Hồ tệ hại hơn nhiều.”
Cậu Hoan hỏi:
“Tại răng?”
“Lão Khu giết cha mẹ vì sợ lão Hồ, không giết thì mất mạng. Lão Hồ giết ân nhân trong khi lão có quyền tha và tệ hại hơn nữa là sau đó lão ta leo lẻo miệng giả vờ hối tiếc đổ tội cho cấp dưới qua mặt không cho lão biết sự việc.”
“Thật vậy sao anh?”
đặt chuyện tố cáo bà Cát Long, và còn cải trang đến xem tận mắt bè lũ của lão giết chết bà.”
“CB là ai?”
, tức của lão Hồ vì lão từ lúc mới năm mươi đã xưng bác với mọi người kể cả người đáng tuổi cha chú lão.”
“Lão viết chi anh có nhớ không?”
“Đại khái lão kết án bà là địa chủ ác ôn đã giết chết 14 nông dân, gây chết chóc cho 32 gia đình gốm 200 người, đối xử tàn ác với 20 trẻ mồ côi đến độ 15 đứa phải chết, và kể ra vô số hành động tàn ác mà lão tưởng tượng ra để gán tội cho bà.”
Mọi người im lặng. Ánh đèn đường và đèn các hàng quán dọc bờ biển kéo những vệt sáng dài lung linh trên mặt biển như những con rắn lân tinh uốn mình theo gợn sóng. Xa xa, chập chờn vài ánh đèn trên tàu đánh cá ngoài khơi. Gió biển mát lạnh mơn man trên mặt mọi người rin rít hơi muối. Hoan hỏi để phá tan im lặng:
“Tại sao lão Hồ gây nên một trận giết người tàn ác như vậy?”
Ba Hằng bảo ba Hoan:
“Anh Hoan nói đi, tại sao vậy?”
Ba Hoan nói:
“Theo tôi có mấy lý do. Một là lão ta phải vâng lệnh Tàu, rập khuôn chiến dịch Cải cách Ruộng Đất của Mao Trạch Đông. Hai là lão muốn tạo một mối kinh hoàng để chẳng còn một ai dám chống lại lão. Ba là lão muốn tiêu diệt tất cả những người gọi là có học thức, có thế lực, và có tiền của để chỉ còn lại những người thấp cổ bé họng dễ dàng cho lão sai khiến.”
Ba Hằng nói:
.”
Hoan cười nói:
“Cụ Ngô còn tốt xấu gì nữa không Ba?”
Ba Hoan nói:
“Cụ Ngô cho thấy nhiều khả năng lãnh đạo, điển hình là về nước chân ướt chân ráo cụ đã ổn định được gần hai triệu người các tỉnh bắc vĩ tuyến 17 di cư vào nam.”
Ba Hằng tiếp lời:
“Quả đúng vậy, không có khả năng và uy tín quốc tế, cụ Ngô khó lòng hoàn thành được việc đó ngay khi vừa nhận chức thủ tướng.”
Cậu Hoan hỏi:
“Em vẫn không hiểu tại sao nhiều người di cư đến thế.”
Không trực tiếp trả lời, ba Hoan lục lọi tìm kiếm trong chiếc túi nhỏ thường mang theo bên mình đựng cặp kính lão, giấy tờ tùy thân, và ít tiền rồi rút ra một tập giấy mỏng:
“Theo Hiệp định Genève, người dân hai miền có quyền tự do di cư ra Bắc hay vào Nam tùy họ muốn trong thời hạn tùy nơi từ 80 đến 300 ngày.”
Cậu Hoan nói:
“Thực vậy sao anh? Vậy sao hồi làng mình đi, tụi nó chặn đường la lối, thậm chí nhiều người đàn bà còn nằm lăn ra đường không cho xe chạy.”
Ba Hoan gật đầu, mở giấy ra đọc:
“Các Điều 14 (d), Điều 15 (a) và (f2) ghi rõ như thế này.”
Điều 14 (d): Kể từ ngày thuộc hiệu lực của bản hiệp định hiện thời cho đến khi việc chuyển quân được hoàn tất, một số thường dân đang cư trú ở địa hạt được kiểm soát bởi một miền, những người mà ước muốn ra đi và sinh sống ở vùng được quy định cho miền khác, sẽ được cho phép và được giúp đỡ để thực hiện như thế, bởi người quản lý tại địa hạt đó.
Điều 15 (a): Sự phân tán quân lính, và sự rút quân cùng sự chuyển giao quân lực, đồ thiết bị và hậu cần sẽ được sắp đặt theo sự thoả thuận với những nguyên tắc sau đây: (a) Việc rút quân và chuyển giao quân lực, thiết bị và hậu cần của hai miền sẽ được hoàn tất trong phạm vi ba trăm (300) ngày, theo trình bày bên dưới trong điều 2 của hiệp định hiện thời.
Điều 15 (f2). Việc rút quân và chuyển giao sẽ được có hiệu lực theo yêu cầu sau đây và trong phạm vi thời hạn sau đây (từ ngày bắt đầu có hiệu lực của hiệp định hiện thời): Lực lượng Liên hiệp Pháp …. Số ngày; Vành đai Hà Nội …. 80; Vành đai Hải Dương …. 100; Vành đai Hải Phòng …. 300; Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam …. Số ngày; Vùng tập kết tạm thời Hàm Tân và Xuyên Mộc …. 80; Vùng tập kết tạm thời Trung Kỳ Việt Nam – mỗi đợt đầu tiên …. 80; Vùng tập kết tạm thời Plaine des Jones …. 100; Vùng tập kết tạm thời tại địa điểm Cà Mau …. 200; Vùng tập kết tạm thời Trung Kỳ Việt Nam – mỗi đợt cuối …. 300.
Cậu Hoan hỏi:
“Plaine des Jones là chỗ nào?”
“Là vùng bây giờ gọi là Đồng Tháp Mười.”
Ba Hằng nói:
“Nếu người quản lý Miền Bắc cho phép và giúp đỡ đúng theo Hiệp định qui định, tôi nghĩ con số di cư không phải chỉ một hai triệu mà còn nhiều hơn rất nhiều.”
Hoan nói:
“Thắng thua đã thấy rõ. Ngoại trừ số binh lính và cán bộ cộng sản tập kết ra Bắc, chẳng mấy người dân miền Nam tự nguyện gồng gánh ra Bắc. Nếu có, chính quyền miền Nam chắc cấp xe cho đi còn chính quyền miền Bắc chưa chắc đủ khả năng nuôi nấng họ.”
Ba Hằng chợt xúc động:
“Chuyện này làm tôi lo lắng cho con Hằng, chắc nó bị đưa ra Bắc rồi.”
Câu chuyện khựng lại khi tên Hằng được nhắc đến. Hoan thấy cay mắt. Nếu Hằng bị đưa ra Bắc, Hoan chẳng chút cơ may gặp lại. Cả nhà im lặng. Mọi người bỗng rùng mình. Cậu Hoan nói:
“Tự nhiên thấy lạnh.”
Ba Hằng buồn rầu bảo Hoan:
“Ba nghĩ con chờ Hằng vậy là đủ rồi.”
Hoan im lặng nhìn sóng biển xô bờ, lòng đau đớn nghĩ đến những bất hạnh trời đất đổ xuống trên Hằng, trên Hoan, và trên mọi người. Không có Pháp, không có Hồ Chí Minh, không có Việt Minh, không có cộng sản, không có cuộc chiến tranh quái ác, mọi người Việt chắc chắn được yên vui sau lũy tre làng trong cảnh đất nước thanh bình với nụ cười nở trên môi, trẻ em ca vang câu đồng dao, trai gái liếc mắt đưa tình đưa đẩy câu hò trao duyên. Hồi lâu, ba Hằng chậm rãi nói tiếp:
“Ba mạ con chỉ một mình con, Ba nghĩ con nên lập gia đình cho ba mạ con có cháu vui cửa vui nhà.”
Hoan lắc đầu:
“Nhưng con quên em con sao được?”
Ba Hằng nhìn Hoan trìu mến:
“Ba cũng biết con khó quên em con, nhưng cuộc diện thế này ai làm gì được. Chẳng lẽ con ở vậy suốt đời?”
Hoan khẳng khái:
“Con ở vậy suốt đời chờ em con. Con không muốn có lỗi với em con.”
Ba Hằng và ba Hoan nhìn nhau, chẳng biết phải nói thế nào để thuyết phục được Hoan. Để bớt căng thẳng, cậu Hoan hỏi một câu chẳng ăn nhập đâu vào đâu:
“Tại sao Ông Diệm không chiêu dụ Bảy Viễn về cộng tác?”
Hiểu ý cậu, ba Hoan trả lời:
“Có, Cậu. Ngay sau khi chính thức nhận chức, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã kêu gọi Bảy Viễn đưa quân sát nhập vào Quân đội Quốc gia nhưng Bảy Viễn từ chối.”
“Tại sao?”
“Dễ hiểu thôi. Bảy Viễn biết về với cụ Ngô là mất hết uy phong của một sứ quân hùng cứ vùng Sài Gòn Chợ Lớn. Vốn là một tên du đảng được đàn em kính nể, Bảy Viễn chắc chắn không muốn sống cảnh hàng thần lơ láo của Từ Hải trong truyện Kiều.”
chống lại. Mặt trận Thống nhất gửi tối hậu thư buộc ông Diệm phải giải tán nội các và lập nội các mới trước ngày 26 tháng ba, 1955, với thành phần nội các do mặt trận của họ chỉ định. Cậu Hoan hỏi:
“Cụ Diệm chấp thuận?”
Ba Hằng trả lời:
“Không, chẳng ai có thể chấp nhận một thách thức tồi tệ và vô lễ như vậy.”
Cậu Hoan hỏi tiếp:
“Tại sao Bảy Viễn chẳng những không chịu cộng tác mà còn đòi chia ghế?”
Ba Hoan trả lời:
“Lý do sẽ nhìn thấy được khi phân tích hai thời kỳ với hai tổ chức.”
Hoan hỏi:
“Hai thời kỳ nào và hai tổ chức gì vậy Ba?”
“Thời kỳ 1945 và sau đó với Hồ Chí Minh, và thời kỳ 1955 và sau đó với Bảy Viễn.”
Hoan suy nghĩ rất nhanh:
“Con nghĩ Hồ Chí Minh và Bảy Viễn khác xa nhau mọi phương diện, không thể để ngang hàng so sánh với nhau.”
“Dĩ nhiên, con hoàn toàn đúng, và Ba cũng không có ý định đặt hai người đó ngang nhau để so sánh.”
“Vậy thì ý Ba là thế nào?”
“Hai người đó khác nhau về tuổi tác, học vấn, về lý tưởng, và cách thức hành động nhưng có một điểm giống nhau.”
Ba Hằng nóng lòng hỏi ngay:
“Điểm gì giống nhau?”
“Đó là, cả hai đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm lên trên quyền lợi đất nước.”
Hoan nói:
“Con chưa hiểu.”
Ba Hoan nhìn mọi người rồi nói:
“Thời 1945, sau khi Nhật đầu hàng, Pháp trở lại, trao traả cho Bảo Đại gần hết quyền hành ngoại trừ quyền ngoại giao, quốc phòng, và kinh tế. Ba quyền này Pháp giữ lại vì họ còn muốn kiềm chế nước ta. Hơn nữa, giả như họ trao trả, Bảo Đại cũng chưa đủ thực lực để đảm đương. Ngoại giao, Bảo Đại chưa tạo được uy tín quốc tế. Quốc phòng, Bảo Đại chưa có một lực lượng quân sự tiên tiến nào. Kinh tế, Bảo Đại không có đủ tài sản quốc gia để làm nền tảng. Nên nhớ nền tài chánh thế giới dựa trên số lượng vàng tồn kho gọi là kim bản vị.”
“Con vẫn chưa hiểu rõ.”
“Về uy tín quốc tế, thế giới không biết Bảo Đại là ai mà chỉ biết nước Pháp vì đã từ lâu vua nước Việt chỉ là một thứ bù nhìn của Pháp. Về quân sự thì quá rõ rồi, cái gọi là Quân đội Quốc gia chỉ là một tốp lính Khố Xanh Khố Đỏ lỗi thời để trang trí cho vua quan hống hách dọa nạt dân quê. Người Pháp quả thực có đào tạo một lớp sĩ quan và binh lính nhưng không phải để bảo vệ đất nước và dân tộc Việt Nam mà để bảo vệ quyền lợi thực dân của họ. Về kinh tế, đồng tiền được chính quyền Bảo Đại in ra chỉ dựa vào đồng franc của Pháp, không có mãi lực như các đồng tiền khác trên thế giới dựa vào kim bản vị.”
Cậu Hoan hỏi:
“Kim bản vị là gì?”
“Là nền tài chánh căn cứ trên số lượng vàng tích trử trong kho để in thành tiền giấy hoặc tiền kim loại. Đồng Mỹ kim chẳng hạn, thời trước ngân hàng Mỹ bảo đảm sẽ trao đổi một số lượng vàng thực tương đương giá trị của đồng tiền giấy nếu có người nào muốn trao đổi như vậy.”
“Bây giờ còn vậy không anh?”
“Trên nguyên tắc vẫn còn vậy nhưng chẳng ai đưa ra đổi, mặt khác ngày nay giá trị đồng tiền không hoàn toàn dựa trên vàng nữa mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác mà ngoại tệ là một.”
Hoan nói:
“Con đã hiểu phần nào ý Ba muốn nói. Rồi sao nữa Ba?”
“Chỉ với các quyền được Pháp giao lại, Bảo Đại đã có thể đủ dùng làm bàn đạp để xây dựng đất nước nếu ông ấy là một ông vua biết lo cho đất nước. Một khi vững mạnh hơn, việc đòi ba quyền còn lại không phải là chuyện không thể thực hiện được. Các nước được trao trả độc lập như Ấn độ, Ma rốc cũng đi từ từ từng bước và rồi cũng đến đích.”
Ba Hằng nói:
“Nhưng chuyện đó liên quan gì đến Hồ Chí Minh và Bảy Viễn.”
Ba Hoan đáp lại:
“Liên quan ở chỗ Hồ Chí Minh nhất định chống lại Bảo Đại không nhận lời mời cộng tác. Sở dĩ vậy là vì mục đích của họ Hồ không thực sự vì nước vì dân mà chỉ vì khao khát quyền cai trị đất nước và nới rộng quyền lực của Đảng Cộng sản Quốc tế. Nếu ông ta chịu cộng tác, đất nước đã sớm được thoát khỏi tay người Pháp, dân Việt tránh được một cuộc chiến dai dẵng gây bao nhiêu chết chóc tang thương. Giờ đây chính họ Hồ đặt bút ký kết vào Hiệp định Genève chia đôi đất nước nhưng chắc chắn tham vọng của lão không ngừng lại mà còn kéo dài cuộc chiến cho đến ngày nào lão chiếm được phần đất còn lại.”
Cậu Hoan gật đầu:
.”
Ba Hằng nhắc lại câu hỏi:
“Nhưng chuyện đó liên quan thế nào đến Bảy Viễn?”
“Bảy Viễn đại loại cũng Hồ Chí Minh, không chịu cộng tác với Ngô Đình Diệm chỉ vì sợ mất quyền lợi riêng tư nhưng tội Bảy Viễn nhẹ hơn vì không gây cuộc chiến kéo dài lan rộng cả nước.”
Hoan nói ngay:
“Con hiểu rồi, cả Hồ Chí Minh cả Bảy Viễn đều chỉ đặt quyền lợi đảng phái, phe nhóm, và cá nhân lên trên quyền lợi đất nước và dân tộc.”
Đúng lúc đó, ba người đàn bà quay về. Mẹ Hằng cười tươi:
“Các ông biết không? Tụi này mua được mấy con cá thu ngon lắm, tươi rói.”
Ba Hoan nói:
“Về nấu liền đi, để mai mất ngon.”
Mọi người đứng lên thu dọn quay về. Bãi biển vắng dần. Lác đác nấp sau gốc dương liễu, một vài đôi trai gái ngồi ôm sát nhau như cố kéo dài giây phút yêu đương. Đường Duy Tân im vắng dưới ánh đèn đường vàng vọt, thỉnh thoảng một chiếc Jeep nhà binh hối hả chạy qua như cố trở về đơn vị cho kịp một điều gì quan trọng. Trên đường về, mợ Hoan nói:
“Em thiệt hết biết cái xứ Nha Trang ni.”
Mẹ Hằng nói:
“Chuyện chi rứa Mợ?”
“Xứ chi mà giàu. Em nghe nói trước 1954, trừ cá thu, mọi thứ cá người ta cắt đầu bỏ tại chợ ai muốn cứ lượm.”
Mẹ Hoan nói:
“Đúng đó chị. Từ sau năm 1954 chợ mới bán cá nguyên đầu.”
Mợ Hoan nói thêm:
“Em nghe kể chuyện một bà người Bắc di cư hàng ngày ra chợ gom lá bắp cải bị thải ra vì sâu úa một phần về cắt bỏ chỗ hư, muối chỗ tốt rồi bán dưa bắp cải muối. Chỉ vậy bà kiếm đủ tiền chu cấp con cái học hành đỗ đạt.”
Mẹ Hằng nói:
“Bà ấy chỉ lời không bao giờ lỗ.”
Mẹ Hoan nói:
“Chuyện chịu thương chịu khó buôn bán, chị em mình không bằng các bà người Bắc.”
Mợ Hoan chen vào hỏi:
là ý nói gì hai chị?”
Mẹ Hoan cười:
“Là người ta ghẹo những người nghèo nhưng cố giữ sĩ diện, bữa ăn không có cá đành đẽo một miếng gỗ thành hình lát cá cho vào đĩa nước mắm để lừa người tọc mạch nhìn vào.”
Mợ Hoan phì cười:
“Em nhớ hồi đi học có bài học thuộc lòng hình như của Thạch Lam nói một gia đình không đủ cơm ăn nhưng ngày nào cũng đưa cả rỗ chén bát ra cầu ao rửa.”
Mẹ Hoan nói:
“Phải công nhận người Bắc giỏi trong việc ổn định cuộc sống. Chỉ mấy năm sau ngày di cư vào Nam, nhiều người từ hai bàn tay trắng đã tạo nên sự nghiệp, chẳng như người Trung mình đến nay vẫn còn lận đận.”
Đang đi cùng nhóm đàn ông phía trước, nghe các bà trò chuyện, ba Hoan góp lời:
“Đúng vậy, và đó cũng là một thành tích ghi vào công trạng của Thủ tướng Diệm. Chỉ trong vòng một hai năm, người Bắc di cư vào đã có cuộc sống ổn định, nhiều người có của ăn của để.”
Cậu Hoan nói:
“Đúng là họ giỏi làm ăn hơn người Trung mình. Người làng mình lên La Vang hay An Đôn, vô Lăng Cô, hoặc thậm chí lên cả Phước Long nhưng chẳng mấy người ổn định được cuộc sống.”
Ba Hoan nói:
“Đúng như Cậu nhận xét, người mình còn quá quyến luyến quê cha đất tổ trong khi người Bắc nhìn thấy đất đai màu mỡ của Đắc Lắc Lâm Đồng Cái Sắn nên sẵn sàng đi xa làm ăn.”
Nhắc đến quê hương, mọi người chợt chạnh lòng im lặng. Ba Hằng đột nhiên ngâm nga nho nhỏ:
Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh,
Có sông sâu lơ lững vờn quanh,
Êm xuôi về Nam.
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau,
Bóng tre ru bên mấy hàng cau,
Đồng quê mơ màng.
Tôi thầm mơ bóng ngày về.
:
Nửa đêm mừng Chúa ra đời,
Bức khăn sạch vấn giữa nơi hang lừa.
Hoan cười nói:
“Trời đất, đến lúc ni Ba hát vẫn còn hay.”
Ba Hằng cười theo, khiêm nhượng nói:
“Ba già rồi, hay ho chi nữa, hát cho vui thôi.”
Hoan cười:
“Ba mà già chi mô, phải không Mạ?”
Mẹ Hằng cười theo:
“Đúng đó con, ông còn đòi vợ nhỏ nữa đó.”
Ba Hoan bảo ba Hằng:
“Sao mà nhớ quá thời thơ trẻ, nhiều kỷ niệm đến thế.”
Nhắc tới thời thơ trẻ, Hoan lại nhớ Hằng da diết.
* * *
Mặt trời bắt đầu nghiêng bóng. Nóng càng lúc càng gay gắt. Áo đẫm mồ hôi, Hằng vừa mệt, vừa đói, và nhất là vừa khát. Không như thời còn trong chiến khu lội bộ bao nhiêu ngày trong rừng lúc nào cũng có bóng cây dâm mát, Hằng cảm thấy bao nhiêu sức lực tháo ra vì lội bộ trên đường lồi lỏm bụi bặm chẳng một bóng cây. Sau đêm được chủ căn nhà ven đường cho ăn uống nghỉ ngơi, Hằng bươn bả lên đường ngay hôm sau khi trời chưa hừng sáng cho dẫu chị chủ nhà luôn miệng bảo Hằng:
“O nôn nóng làm chi, cứ ở đây cho đến khi nhà tui kiếm được xe cho o đi.”
.
“Ba cây số, một giờ đi bộ.”
Phe phẩy chiếc nón chủ nhà trọ biếu tối qua, Hằng lo lắng:
“Tới Đông Hà, không biết có kiếm được xe đi Quảng Trị không?”
, Hằng yên tâm bước lên xe vì biết đây là xe chuyên chở hàng hóa từ Huế đi Thanh Hóa và ngược lại. Tìm một chỗ đủ đặt hai chân, Hằng nhìn quanh chờ dịp hỏi thăm cho biết xe đi đâu. Một người đàn bà đang nhai trầu bỏm bẽm vội nhả bã trầu, hỏi Hằng:
“O ni ở chỗ mô mà mới lên xe rứa?”
Suy nghĩ rất nhanh, chẳng biết phải trả lời thế nào cho hợp lý, Hằng hỏi ngược lại:
?”
là bà. Người đàn bà trả lời:
từ Quảng Bình vô.”
là chúng tôi. Hằng nói ngay:
, khi trở ra xe chạy mất.”
là đi vệ sinh. Người đàn bà nhìn Hằng ái ngại:
“Răng O không la lên?”
Có người trả lời thay Hằng:
“Xe chạy mất rồi ai nghe mà la.”
Người đàn bà hỏi tiếp:
“Rứa người nhà O mô?”
con đi trên chuyến nớ.”
là cha mẹ. Ngưới đàn bà chắt lưỡi:
“Tội nghiệp chưa, may mà xe ni ngừng lấy nước chơ không thì làm răng.”
Hằng tự ngạc nhiên chẳng hiểu do đâu xui khiến mà bịa được lý do trơn tru như vậy. Trên đoạn đường sắp tới, nếu bị xét giấy tờ, Hằng có lý do nói đã bỏ lại hết trên xe kia. Hằng nhẫm một lý lịch khác che giấu lịch cũ phòng có người tình cờ nhận biết Hằng đã từng là cán bộ Việt Minh. Suy đi nghĩ lại, chẳng biết giải quyết thế nào khi khai từ Vinh vào mà chẳng biết gì về địa lý ngoài đó, Hằng đánh liều tự nhủ:
“Để tới lúc rồi tính.”
Hằng hỏi người đàn bà đã bắt chuyện Hằng:
“Xe ni chạy tới mô thì ngừng rứa Mụ?”
“Tới Quảng Trị chơ tới mô nữa.”
Người đàn bà hỏi Hằng:
“Rứa chơ O tính đi mô?”
“Con cũng vô Quảng Trị, vô tìm bọ mạ con.”
“Lỡ tìm không ra thì răng?”
Hằng nói chắc nịch:
“Răng mà không ra được, con chắc cũng ở Quảng Trị thôi.”
“Biết mô đó, lỡ xe chạy tuốt vô Huế hay chỗ mô khác thì răng?”
Hằng làm bộ thút thít:
“Có rứa chắc con chết.”
“Bộ không còn ai bà con trong nớ răng?”
“Có, cậu con đi lính ở Quảng Trị.”
Người đàn bà nhìn Hằng, mắt sáng lên như mừng vui cho Hằng:
“Cậu o đi lính ở đồn mô?”
“Dạ, con không biết, chỉ có địa chỉ theo thư cậu gửi về, vô đó con phải đi tìm.”
“Rứa O gặp cậu bao chừ chưa?”
“Dạ chưa, nhỏ lớn con ở làng, cậu con đi lính lúc con mới một hai tuổi. Bọ Mạ con viết tên cậu và địa chỉ phòng hờ lạc nhau thì biết chỗ mô mà tìm tới.”
Người đàn bà cười hiền lành, phô hai hàng răng đen hạt huyền, suy nghĩ rồi gật đầu nói tiếp:
“Chừ ri nì, O cứ theo tui, con gái con lứa đi một mình không tiện. Tới chỗ tạm trú rồi tìm bọ mạ hay cậu O sau.”
Hằng mừng rỡ:
“Rứa thì con cám ơn Mụ.”
Người đàn bà nhìn Hằng:
“Chơ bọ mạ O già trẻ ra răng?”
“Dạ, bọ con bốn tám, mạ con bốn lăm.”
“Rứa thì lớn hơn tui, kêu tui bằng dì cho thân mật. Dì tên Toán, Lê Thị Toán.”
“Dạ, con cám ơn Dì Toán.”
“Thằng con Dì có vợ rồi, nếu chưa Dì hỏi con cho hắn.”
Hằng bẻn lẽn nói:
“Dì nói kỳ quá.”
Người đàn bà cười:
gái mà hiền lành.”
gái tức xinh gái, đẹp gái. Bà quay qua đùa với người cùng chuyến:
tui đây nì.”
là con dâu. Hằng thầm thì tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã cho gặp may mắn. Vào trại, Hằng khai tên Nguyễn Thị Loan, làng Dương Xá, huyện Lệ Thủy y theo lời khai của bà dì hờ. Để che mắt, Hằng ghi sổ tìm cha mẹ với hai tên do Hằng bịa đặt ra. Một cuộc sống mới mở ra cho Hằng, cho dẫu là một cuộc sống chưa biết tương lai rồi sáng tối sẽ ra sao.
.