Hướng về Hồng Kông…

Cả thế giới đang hướng về Hồng Kông như bốn mươi lăm năm trước thế giới tự do hướng về Việt nam sau cuộc chiến tranh ý thức hệ tàn khốc nhất thế kỷ 20 – đã đi vào lịch sử Thế giới, lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử Việt nam. Những ngày đầu tháng bảy năm nay ở Mỹ không rộn rã lễ Độc lập Hoa Kỳ như mọi năm vì dịch cúm tàu vẫn bao trùm lên ưu tư người Mỹ, nước Mỹ, xã hội Mỹ cảm giác cần cảnh giác hơn nữa với Tàu cộng khi người Mỹ, nước Mỹ đã được đời tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khai sáng để có cái nhìn đúng đắn hơn, chính xác hơn về một đất nước Trung cộng và người Tàu cộng sản trên thế giới hôm nay.
Nhớ năm xưa, chiến lược vết dầu loang của cộng sản quốc tế đã nhuộm đỏ được một Trung hoa thối nát, mục ruỗng sau chiến tranh Nhật – Trung thì vết dầu loang loang dần xuống Việt nam với kế hoạch của chủ nghĩa cộng sản quốc tế muốn nhuộm đỏ cả thế giới; và lịch sử minh chứng đã mấy ngàn năm về lòng tham vô đáy của nước Tàu đã thành lịch sử xâm lấn và lịch sử chống ngoại xâm của hai dân tộc láng giềng Tàu – Việt đã mấy ngàn năm thù ghét nhau tới tận xương tủy. Người Việt có thể đi chung đường với một con chó lạ nhưng không thể kết bạn với người Tàu, nhất là Tàu cộng sản.
Thế rồi Hoa Kỳ đưa quân ồ ạt vào Việt nam từ năm 1965 để ngăn chận làn sóng đỏ, ức chế vết dầu loang cộng sản muốn nhuộn đỏ cả vùng đông nam Á. Nhưng kết cục của ván cờ thế giới luôn là quyền lợi của những nước lớn, những nước nhỏ như Việt nam phải chấp nhận số phận của một quân cờ trên bàn cớ quốc tế cận đại. Từ đó có một chứng nhân lịch sử khi còn rất nhỏ: kiến thức về lịch sử hạn hẹp, hiểu biết về chính trị mơ hồ; nhưng ký ức về chiến tranh và hoà bình là cơn ác mộng tới hết đời khi một đất nước rơi vào tay cộng sản.


Đứa trẻ bị tống cổ khỏi trường học, sau đó tống cổ khỏi nhà mình. Cuộc mưu sinh như động vật hoang dã tới trưởng thành thì còn lại gì? Những trải nghiệm khó khăn không biến người ta thành vô nhân tính khi đi chung đường với con chó lạ chứ không kết bạn với người Tàu nên mới có hôm nay ngồi trong căn nhà nhỏ của một người di dân nhưng dù nhỏ tới đâu thì cũng mang địa chỉ của một căn nhà trên nước Mỹ. Chắc chắn là không có gì để phải sợ, nhưng một người đã đi qua địa ngục trần gian thì thương xót, đồng cảm với Hồng Kông đã bị dồn đến chân tường, đến bước đường cùng như miền nam Việt nam năm 1975.
Thế giới tự do vẫn đang ồn vì lời nói không mất tiền mua thì dại gì không lên tiếng theo trào lưu để không bị đồng bọn gạt ra khỏi nhóm, gạt ra rìa. Nhưng những nước tư bản, tự do, dân chủ lên tiếng, thậm chí là lên tiếng mạnh mẽ chống đạo luật an ninh quốc gia của Trung cộng bắt đầu hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 – cũng là ngày khai tử của Hồng Kông. Những nước này sẽ kề vai xát cánh với Hồng Kông để chống Trung cộng tới cùng hay dịu giọng vì quyền lợi quốc gia, vì cái ghế tổng thống, thủ tướng đã ngồi lên được thì đâu ai muốn rời vị trí!
Là chứng nhân lịch sử của chiến tranh Việt nam từ khi khói lửa mịt mù cả miền nam tới lúc hoà bình miễn cưỡng. Những đồng minh của chính phủ Thiệu trên thế giới cũng từng lên án gay gắt cộng sản bắc Việt xâm lược và cộng sản quốc tế bành trướng. Nhưng rồi bạn hay bè đã lột mặt. Bạn không bỏ Việt nam khi khó, nhưng bè tan rã khi hết quyền lợi chia chung. Miền nam chìm trong đói nghèo, tăm tối và khủng bố của cộng sản tới bây giờ.
Tôi đang nghỉ lễ Độc lập của Hoa Kỳ nên có thời giờ theo dõi tình hình Hồng Kông. Thương và xót cho người dân Hồng Kông như thương và xót cho chính mình sau ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm ở Sài gòn. Bạn bè rồi xa, người tình rồi quên. Khi quyền lợi hết, bè tự rã. Nhìn lại chẳng thấy ai là bạn – là ai còn ở lại để chia chung bước đường cùng khi mảnh đất tự do đã nhuộm đỏ màu cờ cộng sản.
Theo tin tức: Nhiều ngàn người dân Hồng Kông đã bất chấp luật anh ninh quốc gia mới của nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa cho áp đặt lên Hồng Kông từ ngày 01 tháng 07 năm 2020. Người dân Hồng Kông đã tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất trong năm nay. bất chấp rủi ro họ có thể bị cầm tù dài hạn chỉ để hô vang khẩu hiệu giải phóng và đòi độc lập cho Hồng Kông như họ đã từng làm trong những cuộc biểu tình rầm rộ hồi năm ngoái trước đại dịch Covid-19.
Cảnh sát Hồng Kông đã nhanh chóng thi hành luật an ninh mới là đạo luật mà Trung cộng đã ban ra đúng 23 năm kể từ ngày Anh quốc trao trả Hồng Kông cho Trung cộng. Các cuộc biểu tình đã bị đẩy lui và cảnh sát đã bắt giữ khoảng 370 người, trong đó có 10 người bị ghép tội vi phạm luật mới. Mỉa mai thay với một quan chức cấp cao của Trung cộng đã mô tả luật an ninh mới như một món quà sinh nhật cho Hồng Kông. Nếu không phải là lãnh đạo cao cấp của Trung cộng thì thú tính không đủ để có thể phát ngôn vô tri vô giác và vô nhân tính đến thế, vì theo các quan sát viên quốc tế, luật an ninh mới này mang đến các hình phạt nặng nhất có thể đưa tới tù chung thân, có nguy cơ làm tăng thêm thái độ chống đối chính quyền của người dân Hồng Kông và có thể gây ra phản ứng không thuận lợi từ các quốc gia phương Tây mà trong những ngày qua đã lên tiếng chỉ trích Trung cộng, coi đó như một mưu đồ trắng trợn nhất để tìm cách rút hết đi những quyền tự trị đã được Bắc Kinh hứa hẹn cho từ khi Hồng Kông được bàn giao lại vào năm 1997.


Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi luật này là một “vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn” vào thoả thuận mà Bắc Kinh đã ký kết để giữ cho Hồng Kông quyền tự trị ít nhất cho tới năm 2047. Johnson cho biết Vương quốc Anh sẽ phản đòn lại với một số đạo luật mới tạo điều kiện dễ dàng hơn cho khoảng ba triệu người dân thuộc địa cũ có đủ tư cách pháp lý để di cư sang Anh. Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ cũng đã thông qua dự luật sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những quan chức Trung cộng nào đe dọa đến quyền tự trị của Hồng Kông, sự trừng phạt này cũng được áp dụng đối với các ngân hàng và công ty nào làm ăn với Trung cộng. Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết nội các của ông cũng đang xem xét một số đề nghị nước Úc có thể sẽ mở cửa cho người dân Hồng Kông có một nơi an toàn để cư trú. Tổng thống Đài Loan cho mở văn phòng giúp đỡ người Hồng Kông tỵ nạn sang Đài Loan…
Xin cảm ơn những lời nói đầy tình người, lòng nhân ái mà Thiên Chúa đã ban cho người lương thiện; nhưng chưa có chính trị gia nào lên thiên đàng sau khi chết bao giờ. Trong khi điều cốt lõi của luật an ninh mới này đã thành sự thật là không chỉ cấm đoán một loạt những hoạt động mà người dân Hồng Kông thường làm trước đây để bày tỏ quyền tự do của họ, mà nó còn cho cảnh sát Hồng Kông có được thêm quyền hành để bắt bớ, đàn áp những người bất đồng chính kiến, và các cơ quan an ninh trong nội địa Trung cộng nay được hoạt động một cách hợp pháp và công khai ở Hồng Kông.
Điều 29 của đạo luật nói rõ là các cá nhân có thể bị buộc tội hợp tác với một“quốc gia hay một định chế, một tổ chức hay một cá nhân” ở bên ngoài Trung cộng sẽ bị cáo buộc là “tìm cách áp đặt những biện pháp trừng phạt hay phong tỏa, hoặc tham gia vào các hoạt động thù địch khác chống lại Đặc khu Hành chính Hồng Kông hay nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc”. Nghĩa là đường nào cũng bị khép vào hành động thù địch một cách mơ hồ để dễ khép tội. Nhưng quyền diễn giải luật không nằm ở hệ thống tư pháp Hồng Kông theo định chế pháp lý mà các công ty luật quốc tế đã quen làm việc ở Hồng Kông từ bao lâu nay. Nay thì quyền tối thượng nằm ở cái uỷ ban thường vụ của quốc hội mãi bên Trung cộng đại lục.
Tệ hơn nữa là các điều luật an ninh mới còn có hiệu lực ở phạm vi quốc tế. Nghĩa là những vụ vi phạm luật còn được áp dụng ngay cả khi đó là những hoạt động xảy ra ở nước ngoài, và thậm chí khi cá nhân đó không phải là cư dân Hồng Kông. Điều này cũng có nghĩa là bất cứ ai tham gia vào một cuộc biểu tình chống Trung cộng hay chống lại sự đàn áp của cơ quan an ninh Hồng Kông thì cũng có thể bị khép vào tội vi phạm luật an ninh quốc gia.
Thật dư thừa khi nói về luật với cộng sản vì đảng là luật, luật là đảng; luật nào có lợi cho đảng mới là luật; còn lại mọi luật đều không phù hợp. Nên không lạ gì từ ngày ký kết thoả thuận bàn giao Hồng Kông, nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đã nuốt lời hứa bảo đảm quyền tự do cho người dân tại đây. Họ chỉ nhượng bộ vào lúc đó vì còn đang cần sử dụng Hồng Kông như một trung gian gạch nối cho các trao đổi thương mại và tài chánh với quốc tế trong khi nền kinh tế của họ còn quá thô sơ và yếu kém. Nhiều người vào thời điểm đó cũng đã tỏ ra lo ngại cho tương lai của Hồng Kông vì không ai tin được Trung cộng sẽ giữ lời hứa như trong bản tuyên bố chung Trung-Anh để Hồng Kông được hưởng quy chế “nhất quốc lưỡng chế” cho tới năm 2047. Một nhà văn lưu vong là Mã Kiến (Ma Jian) ngay sau khi Hồng Kông được bàn giao lại cho Trung Quốc cũng đã bày tỏ sự lo sợ đó khi ông viết: “Từ ngày 01 tháng 07 đó, sự dạt trôi bắt đầu: Hồng Kông trở thành một hòn đảo nổi, lênh đênh đây đó trên tấm bản đồ.”
Nay có thể nói ngày 01 tháng 07 năm 2020 ở Hồng Kông cũng là ngày 30 tháng 04 năm 1975 ở Việt nam. Một mảnh đất nhỏ nhoi trên bản đồ thế giới nhưng chứa đựng nhiều tinh hoa của nhân loại về mọi mặt – đã chìm vào bóng tối của chủ nghĩa vô thần. Nhiều người hy vọng là người dân Hồng Kông vẫn tiếp tục giữ vững được tinh thần biểu tình trên vì đây chính là bản sắc của họ. Như lời tuyên bố của nhà tranh đấu trẻ Joshua Wong trong khi đang đi biểu tình: “Chúng tôi sẽ không đầu hàng. Đây không phải là lúc bỏ cuộc.”
Nhưng điều quan trọng là thế giới phương Tây có tiếp tục hỗ trợ cho họ không nếu như Bắc Kinh bất chấp dư luận và thẳng tay đàn áp như họ đã ra lệnh cho cảnh sát Hồng Kông mạnh tay với người biểu tình ngay trong ngày đầu tiên khi luật anh ninh mới bắt đầu có hiệu lực. Có thể nói Hồng Kông đã thất thủ trước cộng sản khi phương tây hô hào tự do dân chủ nhiêù hơn những ủng hộ cần thiết. Một trong những người Việt từng là nạn nhân của cộng sản xin chia buồn cùng người Hồng Kông từ nay đã không còn là Hồng Kông nữa…
Phan

Xem thêm

Nhận báo giá qua email