Trước đây chữ “khẩu trang” thường thấy hàng ngày ngoài đường phố, dùng chỉ vật dụng để phụ nữ che khuôn mặt phòng chống nắng làm rám má hồng. Sau này, đường phố xe cộ đông đúc, khói xe tuôn ra nhiều bụi bặm nên cánh đàn ông cũng dùng khi đi quãng đường xa. Khẩu trang của nam giới chỉ che mũi và miệng nhưng khẩu trang của phụ nữ thì che kín gần hết khuôn mặt.
Những tên tội phạm trộm cướp ưa lợi dụng khẩu trang che kín mặt mũi khi ra tay. Vì thế nhiều bãi giữ xe hay chung cư, ngay cổng ra vào thường treo tấm bảng yêu cầu khách hàng, người dân “Không được đeo khẩu trang”, phải chừa mặt mũi ra để người gác cổng hay camera phòng bọn trộm trà trộn vào chôm, tráo xe thấy rõ. Sau đó còn có thể trích xuất camera để nhận diện, truy nã.
Tuy nhiên một năm nay, Virus Corona xuất hiện khiến khẩu trang không chỉ đơn giản chỉ dùng để tránh nắng bụi nữa mà là một vật dụng y tế phòng dịch bắt buộc.
Khi chưa mắc bệnh thì đây là cách đơn giản nhất để mọi người tự phòng bệnh một cách hiệu quả. Bất cứ lúc nào ra đường hoặc tiếp xúc với ai, mọi người đều phải mang khẩu trang.
Thành thử khẩu trang là mặt hàng bán chạy nhất. Là mặt hàng vừa phòng bệnh vừa không bị… bắt phạt.
Hồi đầu năm, khi dịch bệnh còn mới mẻ làm mọi người hoảng sợ, dù chống nắng hay chống khuẩn, miễn là che kín mũi miệng. Dịch bệnh đe dọa khủng khiếp khiến mức phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng từ 100 đến 300 ngàn đồng. Sợ tốn tiền và sợ lây bênh nên ai nấy răm rắp đeo khẩu trang. Trog lúc dịch bệnh lan tỏa, thất nghiệp gia tăng, móc túi mấy trăm ngàn đóng phạt cũng tiếc.
Một bà đi bộ thể dục sáng sớm, thấy đường phố vắng vẻ nên bỏ khẩu trang để hít thở không khí trong lành, liền bị chị bán xe bánh mì nhắc nhở có người mới bị phạt 200 ngàn đó. Bà hoảng hồn đeo lại ngay, quay về nhà liền cho yên.
Thật ra đeo khẩu trang khi tập thể dục rất khó thở. Một diễn viên nổi tiếng mới đột quỵ gần đây. Lý do được cho là đeo khẩu trang kín mít khi vận sức lên xuống cầu thang, khiến máu không lưu thông lên não được. Bởi vậy trẻ em dưới 2 tuổi không bị bắt buộc đeo khẩu trang.
Thế nhưng Covid kéo dài quá lâu trong khi công việc buôn bán làm ăn phải cố gắng quay lại để mưu sinh. Người ta đâm ra lơ là. Khẩu trang vướng víu bất tiện nên xem chừng đeo để đối phó hơn là thực sự có ý thức phòng dịch. Khẩu trang thường xuyên bị kéo xuống cằm, hay là tháo ra nhét vào túi áo, túi quần, ném vạ vật đâu đó đợi khi cần mới vội vàng lấy ra móc lên tai.
Nhưng từ khi làn sóng Covid 19 thứ ba bùng nổ thì để cảnh cáo những người không biết sợ mức phạt tăng lên 10 lần nghĩa là từ 1 triệu đến 3 triệu. Cục Hàng không yêu cầu hành khách đeo khẩu trang suốt chuyến bay. Người vi phạm bị xử phạt tới ba triệu đồng.
Kèm thêm biện pháp chế tài. Một nhân viên của sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai bị đình chỉ công tác 10 ngày vì không đeo khẩu trang tại nơi làm việc. Gắt gao đến mức ăn uống cũng phải đeo khẩu trang! Ba người không đeo khẩu trang khi ngồi uống bia trên vỉa hè đã bị phạt tổng cộng 6 triệu đồng. Hễ quán mở là phải có người ăn uống. Quán sang kín đáo trong nhà cửa kính đóng kín mít không nói chi nhưng quán bình dân vỉa hè, thực khách ngồi sờ sờ ra đó, muốn uống ngụm bia, ăn miếng mồi, phải kéo khẩu trang xuống, xong lại kéo khẩu trang lên ngay lập tức. Thì thôi, đâu còn hứng thú nào ăn nhậu nữa. Hàng quán méo mặt. Khu bình dân nhà cửa dân cư san sát, lấy đâu ra chỗ rộng rãi để mỗi người cách nhau 3 mét theo quy định.
Theo nguyên tắc để đối phó hữu hiệu với con virus thì phải đeo khẩu trang y tế đúng chuẩn: từ hai đến 3 lớp, bốn lớp loại có kháng khuẩn, có than hoạt tính,… lớp vi lọc thấu khí không thấm nước, che kín miệng và mũi, dây đeo đán hồi chắc chắn…
Không thể có loại khẩu trang đúng chuẩn đó cung cấp đại trà cho dân số cả nước, và chắc chắn giá thành sẽ cao. Vì thế đủ loại khẩu trang ra đời, thông thường nhất là khẩu trang vải như thứ người ta vẫn dùng ngày thường chống bụi. Miễn sao có cái đeo lên là tốt rồi, hơn là không chút nào che đậy mũi, miệng.
Tức thời, hàng loạt “khẩu trang chống khuẩn” may bằng một lớp vải thun đủ màu chớp thời cơ bán đầy đường giá mười ngàn một cái, thiên hạ ào ạt lựa chọn xanh đỏ tím vàng cho “tông xuyệc tông” với màu áo. Hôm sau giá mười ngàn hai cái và kế tiếp nữa là mười ngàn ba cái.
Cứ hết đợt cao điểm, kỷ luật dần lỏng lẻo. Báo đưa tin mấy chục ngày qua không có ca nhiễm nào trong cộng đồng (!). Nhiều công sở, siêu thị, trường học… không còn bắt buộc phải đeo khẩu trang. Khẩu trang chỉ đối phó ở những nơi nghiêm ngặt như bệnh viện, đám tang… nơi có quá đông người tụ tập. Mấy bà nội trợ may khẩu trang bằng mảnh vải thừa; mua khẩu trang một lớp vải mỏng giá bốn ngàn một cái hay 10 ngàn/3 cái… bày đống trên tấm bạt trải dưới đất bán rũ ngoài chợ. Các cô gái dùng khẩu trang kiểu cọ, nào là khẩu trang thêu tay, kiểu ninja che kín mặt chỉ chừa đôi mắt, kiểu không đường may, kiểu nhựa trong suốt khoe đôi môi đỏ thắm, kiểu poly 2 da Hàn quốc…
Tức thời, hàng loạt “khẩu trang chống khuẩn” may bằng một lớp vải thung đủ màu chớp thời cơ bán đầy đường giá mười ngàn một cái, thiên hạ ào ạt lựa chọn xanh đỏ tím vàng cho “tông xuyệc tông” với màu áo. Hôm sau giá mười ngàn hai cái và kế tiếp nữa là mười ngàn ba cái.
Cô nhân viên văn phòng đi chơi mang theo trong túi một đống khầu trang để đeo từng cái tùy trường hợp. Cái màu xanh, cái màu trắng, màu xám… Cái hình chữ nhật, cái tam giác…, cái bằng vải, cái bằng nhựa, cái đơn giàn, cái thêu thùa tỉ mỉ, cái nho nhỏ đủ che mũi miệng, cái thật to gắn vào chiếc mũ thời trang. Mỗi loại phù hợp với màu sắc của quần áo hay nơi đến. Riêng bệnh viện nên dùng màu xanh!
Nay theo nguyên tắc phải là khẩu trang chống khuẩn. Mua ở đâu bây giờ?
Báo chí đăng rõ ràng tiêu chuẩn của một chiếc khẩu trang chống được dịch bắn từ người đối diện. Thế là lại ào ạt bỏ chợ vào siêu thị. Siêu thị cũng không kém. Khẩu trang nhãn hiệu nào cũng dãn mác “chống khuẩn” nhưng đủ loại vải, đủ kiểu có giá từ bảy ngàn đến vài chục ngàn một chiếc.
Thôi đành mua cái nào hợp với túi tiền miễn sao có in chữ “chống khuẩn” là tạm thời an tâm. Chứ trong một bài báo tính theo giá vải nhập khẩu thì khẩu trang đúng chuẩn không có giá dưới mười lăm ngàn.
Trước kia, khẩu trang chống bụi có thể giặt nhiều lần may bằng 2 lớp vải hoặc khẩu trang y tế (màu xanh). Khẩu trang y tế dùng một lần cháy hàng từ vài chục ngày một hộp nay tăng lên vài trăm ngàn.
Nay theo nguyên tắc phải là khẩu trang chống khuẩn. Mua ở đâu bây giờ?
Tức thời, hàng loạt “khẩu trang chống khuẩn” may bằng một lớp vải thung đủ màu chớp thời cơ bán đầy đường giá mười ngàn một cái, thiên hạ ào ạt lựa chọn xanh đỏ tím vàng cho “tông xuyệc tông” với màu áo. Hôm sau giá mười ngàn hai cái và kế tiếp nữa là mười ngàn ba cái.
Báo chí đăng rõ ràng tiêu chuẩn của một chiếc khẩu trang phải chống được dịch bắn từ người đối diện. Thế là lại ào ạt bỏ chợ vào siêu thị. Siêu thị cũng không kém. Khẩu trang nhãn hiệu nào cũng dãn mác “chống khuẩn” nhưng đủ loại vải, đủ kiểu có giá từ bảy ngàn đến vài chục ngàn một chiếc.
Thôi đành mua cái nào hợp với túi tiền miễn sao có in chữ “chống khuẩn” là tạm thời an tâm. Chứ trong một bài báo tính theo giá vải nhập khẩu thì khẩu trang đúng chuẩn không có giá dưới mười lăm ngàn.
Cứ mỗi lần có đợt dịch bệnh nổi lên là thiên hạ xếp hàng để được mua giá chính thức. Mua để dành, mua làm quà biếu, đầu cơ tích trữ, găm hàng. Khan hiếm cháy hàng đến nỗi Thứ trưởng bộ Y tế đề nghị người dân hãy nhường khẩu trang y tế cho nhân viên y tế. Một cô bị bắt vì gom gần 200 ngàn khẩu trang bán sang Trung quốc kiếm lời. Giám đốc bệnh viện quận Gò Vấp thu gom khẩu trang bán giá cao…
Thiếu thốn quá thì sinh ra đủ thứ hàng giả kịp cung ứng cho nhu cầu. Có nơi quảng cáo khẩu trang 4 lớp kháng khuẩn nhưng lõi là giấy vệ sinh. Một chủ lò mổ heo cũng vội mua máy sản xuất khẩu trang. Công ty Nam Anh bán khẩu trang 3M Company của Mỹ nhưng thực chất là hàng giả…
Hàng hóa dồi dào, rác thải nhiều. Biện pháp tái chế được khuyến khích.
Rác thải hoặc phế liệu qua một quá trình thành vật liệu mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Tái chế giảm việc sử dụng nguồn nguyên liệu tươi, giảm tiêu tốn năng lượng, phát thải khí độc ra môi trường, giảm việc ô nhiễm nước rỉ rác từ việc chôn lấp rác thải.
Tái chế vỏ chai nhựa thành túi đựng đồ, kệ giày dép, ghế ngồi, vòi tưới cây, chậu hoa… Tái chế bao bì giấy, vỏ hộp sữa, pin, quần jeans cũ…
Đặc biệt thời Covid, khẩu trang y tế cũng nằm trong “bị” chứ không phải “được” tái chế, làm giả.
Mặt hàng hot nhất hiện nay là khẩu trang. Cầu nhiều hơn cung vì dịch bệnh vẫn còn đang rình rập trước mắt. Vậy là lên giá và làm giả. Lấy khẩu trang đã dùng rồi, ủi thẳng thớm đem bán lại qua mạng xã hội và giao qua đường bưu điện.!!!
Có nơi quảng cáo sản xuất khẩu trang y tế 4 lớp kháng khuẩn nhưng thực tế lõi là giấy vệ sinh. Nhưng thôi là giấy vệ sinh… mới hơn là khẩu trang chính hiệu… secondhand!!!
Ttỉnh Long An vừa bắt quả tang một gia đình tái chế khẩu trang cũ để bán ra thị trường.
Căn nhà của bà N.T.T. tại khu dân cư thuộc ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa bị kiểm tra thì phát hiện hơn 22.000 khẩu trang được tái chế từ khẩu trang y tế cũ, đã qua sử dụng, chứa trong hộp, chuẩn bị đem bán ra thị trường.
Một trường hợp khác, xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, bà H. đã lượm khẩu trang y tế bị vất trên đường, đem về giặt sạch, rao bán trên mạnvà giao hàng qua đường bưu điện. Bà H. cho biết đã bán hơn 100 cáđược 300 nghìn đồng. Kiểm tra nhà bà vẫn còn 95 cái khẩu trang đã qua sử dụng
Ở một vựa phế liệu huyện Bình Chánh, Người ta từng phát hiện khỏa 2 tấn khẩu trang y tế đã qua sử dụng đựng trong hàng chục bao tải lớn nhỏ được chất chồng ngổn ngang lên nhau.. Nhiều chiếc khẩu trang có dính bẩn, nhàu nát, một số khác còn nguyên nhãn mác công ty được đặt trong những phế liệu khác.
Chủ vựa phế liệu khai là hàng lỗi!
SGCN