Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) là doanh nghiệp của nhà nước, vốn nhà nước, thành lập từ cuối năm 1996 từ việc sáp nhập các công ty nông, lâm, thuỷ hải sản của thành phố. Vụ án Sagri bị phanh phui, kéo dài mấy năm chưa xong.
Sagri kinh doanh thế nào?
Kết quả kinh doanh của Sagri ba năm gần đây cho thấy doanh thu lên xuống bất thường, đỉnh điểm có năm lỗ gần 40 tỷ đồng.
Từ giữa năm 2016, ban lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch HĐTV (Hội đồng thành viên) Vân Trọng Dũng và Tổng giám đốc Lê Tấn Hùng liên tiếp phê duyệt các dự án lớn theo cách góp vốn.
Sagri đã triển khai bảy dự án trọng điểm như đầu tư cụm công nghiệp, trại heo giống, nhà máy giết mổ gia súc gia cầm… Doanh nghiệp còn hợp tác bốn dự án khu công nghiệp và đô thị dịch vụ, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên các khu đất gần 1.900 hecta nhưng đến nay đã bị ngừng thực hiện. Hai trong số bốn dự án ngừng thực hiện ày có cách đầu tư giống nhau.
Đem gần 2.000 ha đất công hợp tác trái pháp luật
Vào tháng 8/2016, Sagri và Tập đoàn Trung Thủy kết hợp thành Công ty TNHH Nông nghiệp Trung Thủy Sagri để xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên miếng đất 650 hecta tại huyện Củ Chi với số vốn 164 tỷ đồng. Trong đó Sagri góp 36%. Thế nhưng chẳng những không cần phải góp tiền mà phía Trung Thủy còn cho Sagri vay không tính lãi trong ba năm toàn bộ số tiền góp vốn (59 tỷ đồng), đồng thời đưa thêm cho Sagri tiền đầu tư vào đất 500 triệu đồng mỗi hecta.
Trước đó, Sagri còn hợp tác với Công ty Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco để thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp VinEco Sagri nhằm phát triển nông nghiệp trên khu đất 470 hecta. Sagri lần lượt bàn giao đất, cũng như trường hợp trên, VinEco cho Sagri vay 72 tỷ đồng vốn góp không tính lãi.
Điểm đáng chú ý là đất đai đều được giao trước khi hai bên ký kết hợp tác.
Trong giai đoạn này, Sagri còn hợp tác với Tổng công ty Phong Phú xây dựng khu nhà ở tại quận 9 với quy mô hơn 3,7 hecta. Tỷ lệ góp vốn lần lượt là 28% và 72%. Sagri đã chuyển nhượng dự án cho Phong Phú không qua đấu giá và thẩm định giá thị trường.
Đầu tư phạm pháp tại các dự án này là nguồn cơn khiến nhiều lãnh đạo của Sagri như Chủ tịch HĐTV Vân Trọng Dũng, Tổng giám đốc Lê Tấn Hùng, Kế toán trưởng Nguyễn Thị Thúy bị bắt giam để điều tra.
Mất 12 tỷ đồng tiền tạm ứng
Đặc biệt, SAGRI đã “chi” hàng chục tỷ đồng cho đối tác. Theo đó, SAGRI và Công ty Đức Nguyên đã ký kết cung cấp dịch vụ tư vấn để tỉnh Đắc Lắc giao 4.000 ha đất tại huyện Ea Sup trồng cao su. Sau khi ký hợp đồng, theo ủy quyền của SAGRI, trong hai năm 2011 và 2012, Công ty Bò sữa đã ứng cho Công ty Đức Nguyên 12 tỷ đồng. Năm 2016, tỉnh Đắc Lắc thu hồi chủ trương của SAGRI. Dự án bị dừng vô thời hạn.

Mặc dù phải chi số tiền lớn như vậy, nhưng SAGRI và Công ty Bò Sữa không hề yêu cầu Công ty Đức Nguyên cung cấp giấy tờ thế chấp tài sản hoặc chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Sau khi nhận được 12 tỷ tạm ứng nhưng dự án bị dừng, SAGRI đã gửi văn bản thanh lý hợp đồng nhưng Công ty Đức Nguyên vẫn không hề phản hồi!. 12 tỷ đồng, vì thế, chẳng biết bao giờ đòi được.
Ký khống gần 20 tỷ đồng tiền đồng phục, cho nhân viên đi nước ngoài
Trong 2 năm (2015, 2016), SAGRI chi hơn 5,8 tỷ đồng mua đồng phục cho công nhân trong tổng công ty. Thế nhưng, đối với 5,2 tỷ đồng để trang bị đồng phục, lễ phục năm 2016 thì hoàn toàn không có danh sách phát đồng phục, không có chữ ký nhận đồng phục, lễ phục của các các nhân viên có tên trong danh sách.

Đặc biệt, từ ngày 3/10 đến ngày 1/11/2016, Tổng giám đốc SAGRI đã ký 10 hợp đồng tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số nước như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Nga… với tổng giá trị 13,3 tỷ đồng.
Chuyển nhượng đất công với “giá bèo”
Trong số các hoạt động phạm pháp bị phát hiện, nghiêm trọng nhất là việc chuyển dự án (DA) “giá bèo”.
Điển hình là phi vụ chuyển nhượng phát triển nhà ở tại Q.9. Tháng 3.2009, SAGRI được phép chuyển đất của Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long tại KP.4, P.Phước Long B sang xây dựng chung cư; tổng đầu tư hơn 817 tỉ đồng. Thế nhưng SAGRI đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng như thi công khi chưa được phê duyệt; hợp tác, liên kết đầu tư, chuyển nhượng dự án… không đúng quy định.
Không hề tổ chức đấu giá để định đúng giá thị trường, SAGRI đã chuyển nhượng dự án chung cư ở Phước Long B (Q.9) cho Công ty Phong Phú với giá hơn 168 tỉ đồng (tương đương hơn 10,5 triệu đồng/m2). Mức giá này thấp hơn giá huy động vốn từ khách hàng (gần 14 triệu đồng/m2) và thấp hơn giá chuyển nhượng của dự án liền kề (hơn 29 triệu đồng/m2). Một cái giá quá bèo so với thị trường lúc bấy giờ.
Một vụ giá bèo khác liên quan đến hơn 3,6 ha đất tại xã Cửa Cạn, H.Phú Quốc (Kiên Giang) của Công ty CP lâm nghiệp Sài Gòn (Forimex – công ty thành viên của SAGRI) SAGRI chiếm hơn 26% vốn góp.
Vào năm 2015, TP giao khu đất này cho Forimex cổ phần hóa. Đến tháng 6.2018, Sở TN-MT (Tài nguyên-Môi trường) Kiên Giang cho Forimex thuê để trồng cây lâu năm với điều kiện “không được chuyển giao quyền sử dụng cho bên thứ ba”. Thế nhưng, từ tháng 3.2018, ông Trần Việt Thắng, Phó chủ tịch HĐQT Forimex – đã chuyển nhượng khu đất này với giá bèo chỉ khoảng 3 triệu đồng/m2.
“Qua mặt” thành phố
Ngoài các “phi vụ” chuyển nhượng đất công với giá bèo như cho, SAGRI còn “qua mặt” thành phố để gây ra hàng loạt phạm pháp nghiêm trọng khác.
Điển hình là tại Cụm công nghiệp Láng Le – Bàu Cò ở xã Lê Minh Xuân (H.Bình Chánh) rộng hơn 89 ha, được đầu tư 693 tỉ đồng. SAGRI cho Công ty Phong Phú thay thế Công ty Hồng Lĩnh hợp tác kinh doanh nhưng không xin ý kiến của TP. Đáng chú ý, DA chưa xong hạ tầng kỹ thuật, nên việc đổi chủ đầu tư là vi phạm luật Đất đai.
Thanh tra cũng phát giác SAGRI sử dụng đất đai, giữ hộ hàng hóa… nhưng thực chất chỉ là cho thuê đât đai, nhà đất
Các hoạt động phạm pháp phạm trên thuộc trách nhiệm của HĐTV, chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc liên quan; kiểm soát viên, kế toán trưởng, người đại diện vốn nhà nước và các tổ chức, cá nhân tham mưu… thuộc SAGRI và các công ty thành viên.
18 lãnh đạo chủ chốt “dính” phạm pháp
18 người là lãnh đạo chủ chốt của SAGRI (HĐTV, ban tổng giám đốc, ban kiểm soát…) có liên quan đến các sai phạm tại SAGRI.
Với vai trò là chủ tịch HĐTV, ông Vân Trọng Dũng đã sai phạm trong điều hành HĐTV cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh của SAGRI… nên chịu kỷ luật “hạ bậc lương”. Bà Nguyễn Thị Thanh An bị “khiển trách” do chưa phát hiện những sai phạm trong điều hành của HĐTV, tổng giám đốc để báo cáo…!!
Các sai phạm nghiêm trọng tại SAGRI cũng “dính” đến 12 người là lãnh đạo HĐQT, Ban tổng giám đốc SARGI giai đoạn 2004 – 2016, nay đã nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác. Những người này phải chịu khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, nhưng đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật.!
Có 2 người là ông Hồ Văn Ngon, nguyên phó tổng giám đốc, nguyên thành viên không chuyên trách HĐTV và ông Phan Văn Triều, nguyên thành viên HĐQT (giai đoạn 2006 – 2010), đã được gửi thư mời 3 lần nhưng không đến dự họp kiểm điểm. Trong 18 người, vẫn còn một số lãnh đạo SAGRI trốn trách nhiệm, không nhận lỗi, không có sự hợp tác, xem thường tổ chức…
Khởi tố thêm nguyên Phó chánh văn phòng UBND TP và 2 bị can
Mở rộng vụ án xảy ra tại SAGRI, khởi tố , lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 3 người. Đó là Lê Văn Thanh (nguyên Phó chánh văn phòng UBND) và Nguyễn Thanh Chương (nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND); Nguyễn Thị Thanh An (nguyên kiểm soát viên của SAGRI).

Lê Văn Thanh và Nguyễn Thanh Chương đã góp ý, đề nghị dẫn đến việc thành phố cho phép chuyển nhượng dự án Phước Long B (Q.9) giữa SAGRI và Tổng công ty CP Phong Phú gây thiệt hại nhà nước gần 700 tỉ đồng. Nguyễn Thị Thanh An là kiểm soát viên nhưng làm nhiệm vụ, dẫn đến việc các bị can chuyển nhượng dự án phạm pháp, gây thiệt hại nhà nước số tiền lớn.
Trước đó, ông Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng giám đốc SAGRI, bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Tháng 8.2019, ông Hùng bị khởi tố bổ sung tội “tham ô tài sản”. Ngoài ra, đã có 12 bị can khác cũng bị khởi tố trong vụ án này cùng về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Đề nghị truy tố nguyên Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến: Kết luận điều tra nói gì?
Nguyên nhân vi phạm pháp luật của ông Trần Vĩnh Tuyến, nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM, có một phần do nể nang Lê Tấn Hùng, chính là em trai ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư thành ủy TP.HCM.
16 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án tham nhũng, thất thoát công sản xảy ra tại Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI). Trong số này, có các bị can gồm: Vân Trọng Dũng (Chủ tịch hội đồng thành viên SAGRI), Trần Vĩnh Tuyến (nguyên phó chủ tịch UB TP), Trần Trọng Tuấn (nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy)… Lê Tấn Hùng, Tổng giám đốc SAGRI; và Nguyễn Thị Thúy, Kế toán trưởng SAGRI.
Ông Hùng là người hiểu biết về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế xã hội, trải qua nhiều cương vị công tác, nhưng lợi dụng chức vụ tổng giám đốc Sagri năm 2016 đã ra lệnh kế toán trưởng Nguyễn Thị Thuý, Nguyễn Thị Tuyết Mai (Trưởng phòng nhân sự hành chính SAGRI) và các nhân viên cấp dưới lập 10 hồ sơ khống cho các cán bộ công nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm ở 16 nước để chiếm đoạt hơn 13 tỉ đồng.
Khi bị kiểm tra, Hùng tiếp tục ra lệnh cấp dưới bàn bạc với hai công ty du lịch hợp thức hóa hồ sơ và dòng tiền để giấu tội của mình. Ông Hùng chuyển nhượng dự án nhà ở tại P.Phước Long B (Q.9 cũ, nay là TP.Thủ Đức) gây thất thoát công sản.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng là người am hiểu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và trải qua nhiều cương vị công tác đến ngày 5.5.2016 được bổ nhiệm là Phó chủ tịch UBND TP phụ trách lĩnh vực kinh tế, tài chính…

Ông Tuyến biết phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp phải thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thê nhưng mặc dù dự án mới chỉ xây dựng được 80% hạ tầng, chưa chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng… nhưng ông Tuyến vẫn cho chuyển nhượng toàn bộ dự án phát triển khu nhà ở tại KP 4, P.Phước Long B cho Công ty Phong Phú tạo điều kiện cho Lê Tấn Hùng và đồng phạm chuyển nhượng dự án trái phép, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 348 tỉ đồng tại thời điểm chuyển nhượng dự án và 672 tỉ đồng tại thời điểm khởi tố vụ án.
San Hà (tổng hợp)