Khó tin nhưng có thiệt!

Ở Canada, ai cũng rất thấm thía chuyện phải chờ đợi mỗi khi cần tới chăm sóc y tế. Chờ lấy hẹn với bác sĩ chuyên khoa, chờ làm một thủ thuật hoặc xét nghiệm ở bịnh viện và chờ khi tới các khu cấp cứu (ER). Tuy nhiên, nhờ Trời thương, tới nay, mặc dầu có chờ nhưng vẫn còn kịp, chậm trễ một chút nhưng rời cũng tới phiên mình được các y sĩ “care”. Những lúc như vậy, KG vừa cảm ơn Thượng đế, vừa tự an ủi “mình còn sướng hơn vài trăm triệu người ở những nơi khác trên Trái đất nầy. Mình được chăm sóc trong những cơ sở tối tân, bởi tay những chuyên viên hàng đầu thế giới, mà lại khỏi phải trả tiền.”
Cái vụ chậm, chờ là …cái chắc, nhưng cái chuyện thiếu, không có bác sĩ gia đình, mặc dù có đọc nhiều trên báo, nhưng KG không tin, bởi từng tai nghe mắt thấy, tại Toronto, có người có tới 3 bác sĩ gia đình lận.
Câu chuyện vừa được nhà báo Carolyn Ray của hãng thông tấn quốc gia CBC kể lại bữa thứ Năm 22 tháng 3 nầy, đã khiến KG phải ngồi xuống ngẫm nghĩ lại: phải chăng mình quá hên, vì tình huống trong chuyện có thể xảy ra với bất kỳ ai, không riêng với nhơn vật chánh trong chuyện, ông David Doucette.

Ở Canada, ai cũng rất thấm thía chuyện phải chờ đợi mỗi khi cần tới chăm sóc y tế. Chờ lấy hẹn với bác sĩ chuyên khoa, chờ làm một thủ thuật hoặc xét nghiệm ở bịnh viện và chờ khi tới các khu cấp cứu (ER). Tuy nhiên, nhờ Trời thương, tới nay, mặc dầu có chờ nhưng vẫn còn kịp, chậm trễ một chút nhưng rời cũng tới phiên mình được các y sĩ “care”. Những lúc như vậy, KG vừa cảm ơn Thượng đế, vừa tự an ủi “mình còn sướng hơn vài trăm triệu người ở những nơi khác trên Trái đất nầy. Mình được chăm sóc trong những cơ sở tối tân, bởi tay những chuyên viên hàng đầu thế giới, mà lại khỏi phải trả tiền.”
Cái vụ chậm, chờ là …cái chắc, nhưng cái chuyện thiếu, không có bác sĩ gia đình, mặc dù có đọc nhiều trên báo, nhưng KG không tin, bởi từng tai nghe mắt thấy, tại Toronto, có người có tới 3 bác sĩ gia đình lận.
Câu chuyện vừa được nhà báo Carolyn Ray của hãng thông tấn quốc gia CBC kể lại bữa thứ Năm 22 tháng 3 nầy, đã khiến KG phải ngồi xuống ngẫm nghĩ lại: phải chăng mình quá hên, vì tình huống trong chuyện có thể xảy ra với bất kỳ ai, không riêng với nhơn vật chánh trong chuyện, ông David Doucette.
Bà nhà báo Ray kể rằng có một ông bịnh gần chết chạy vô khu cấp cứu của bịnh viện và sau đó sống sót nhờ lanh trí, bỏ khu cấp cứu để về nhà … kêu 911 tới cứu.
Số là một bữa trong tháng 7 năm rồi, ông Doucette được bạn gái của ổng đưa vô khu cấp cứu (ER) của Halifax Infirmary, một bịnh viện không nhỏ tại thủ phủ Halifax của tỉnh bang miền biển Nova Scotia.
Trước đó khá lâu, ổng phát hiện ở bên dưới cánh tay trái của mình có một cục u bự bằng hòn đạn con nít chơi và thỉnh thoảng, mỗi lần đi tắm, ổng lại bị té.
Tại khu ER của bịnh viện nầy, bà bạn gái – tên Steeves, và bản thân ổng năn nỉ được cho nhập viện, nhưng bị từ chối, biểu đi về.
Lần thứ nhì vô ER, ổng được một y sĩ cho làm sinh thiết (biopsy) cục u, rồi kêu…đi về, chờ vài tuần nữa sẽ có kết quả xét nghiệm.
Đương nhiên là họ phải chờ thôi, và vì ông Doucette không có bác sĩ gia đình nên họ không có chuyên viên chăm sóc sứ khỏe nào khác để mà được khám ngoài chuyện lại phải dẫn xác vô ER.
Tình trạng của ông Doucette ngày càng tệ hơn, và hai người lại đưa nhau vô ER lần thứ ba khi ổng đi hết nổi. Lần nầy, ổng cũng bị kêu về.
Ông Doucette được bà Steeves đưa vô ER lần thứ tư ngay bữa sau., khi ông ta hết đứng nổi và bên trái thân mình sưng lên như trái banh.
Ông Doucette kể với nhà báo rằng khi ổng ráng gượng đứng lên, gõ cánh cửa phòng dẫn vô hành lang đang đóng, phía bên trong là hai hàng giường trên có bệnh nhơn với những nhơn viên ambulance. Sau cùng, khi một người y tá đi ra hỏi ổng: “Bịnh chi vậy?”, ổng trả lời, “Dòm tui nè! Phải có bịnh chớ!”
Bà Steeves thú thiệt rằng lúc đó bả có nóng và đã có lời lẽ “không lịch sự” để ráng kêu gọi các nhơn viên ở đây để mắt tới ông bạn già nhưng ổng vẫn phải nằm tạm trên một cái băng ghế, và …chờ.
Giận quá, bà Steeves dìu ông Doucette ra cửa, lái xe tới một trung tâm thương mại gần đó và …kêu 911!
Xe cấp cứu tới, để đưa ổng …trở lại Halifax Infirmary!
Điều khác biệt là lần này, ổng được nhơn viên trợ y theo dõi trên xe, và được nằm trên cáng.
Chẩn đoán được thực hiện sau đó cho thấy ổng mắc chứng non-Hodgkins lymphoma, một dạng ung thư tế bào mô bạch huyết, và đã nặng đã tới giai đoạn 4. Bác sĩ chuyên khoa huyết học Hasegawa coi xét nghiệm sinh thiết của ổng đêm đó nói bịnh nhơn của bả “đầy ung thư”. Đây là ca bịnh nặng nhứt bả từng thấy, nếu để qua đêm đó ổng khó sống. Ngay trong đêm đó, Doucette được chuyển sang bệnh viện Victoria General.
Khi kể chuyện với nhà báo Ray, ông Doucette nói “Tôi nghĩ là mình chưa tới số!”
Bài báo được bà Ray và CBC viết ra là để chứng minh thực trạng bịnh trầm kha của tình trạng khan hiếm bác sĩ gia đình tại Nova Scotia, nơi thậm chí người dân đã phải vô mạng rao vặt để đăng quảng cáo tìm người giúp kiếm bác sĩ gia đình.
Tình trạng bác sĩ không chịu về NS để hành nghề có nhiều nguyên nhơn, nhưng một trong số đó, theo các điều tra của CBC, vì tỉnh bang nầy trả lương quá rẻ. Dữ liệu của Viện Thông tin Y tế Canada ghi nhận lương trung bình của y sĩ gia đình ở đây là 259.368 đô / năm, ở đáy bảng, trong lúc các bác sĩ ở Ontario có lương cao nhứt 363.879 đô.
(Nhưng phải chăng cách giải quyết của bà Steeves và ông Doucette vào cái đêm họ bỏ ER ra về để kêu 911 là một cách hay? Ai cũng biết, kể cả ở Ontario, nơi bác sĩ gia đình không thiếu, là vô ER chờ lâu lắm!)

Mấy tấm séc đó sẽ lủng?
Cuộc chiến đã mở màn. Vậy là chánh thức, vì sự sống còn và thắng lợi của đảng ta, ba bà ứng cử viên thủ lãnh đảng PC đã chấp nhận sắp hàng đằng sau lưng tân thủ lãnh Doug Ford để lao vô cái chiến dịch kéo dài hơn hai tháng.


Đêm thứ Hai vừa rồi, tại sự kiện kêu bằng cuộc mết tinh đoàn kết của đảng PC, (PC Unity Rally) ở Toronto Congress Centre vùng Etobicoke (đất của Ford Nation), trước hơn hai ngàn đảng viên và ủng hộ viên, các đối thủ của ông Ford trong cuộc tranh giành vị trí thủ lãnh đã vui vẻ cùng ổng ca bài “chúng ta đã sẵn sàng giành lại Ontario.”
Bước vô cuộc tuyển cử bầu lại chánh quyền Ontario kỳ nầy, mức ủng hộ đảng Liberal (Tự do) không mấy khả quan. Liberal đã nắm chánh quyền lâu quá rồi, kinh tế của tỉnh bang không mấy khá, di sản tai tiếng của cựu thủ hiến mũi dài Dalton McGuinty vẫn chưa dọn dẹp xong, vài lời hứa của đảng chưa được thực hiện – như tiền điện, tiền bảo hiểm xe cộ, thăng bằng ngân sách… Nhiều người dân tỉnh bang đã nghĩ rằng cũng tới lúc phải thay rồi. Nhưng giữa Liberal và PC (NDP không đáng kể), dân Ontario vẫn chưa sẵn sàng ngả về phía PC, bởi họ vẫn còn e ngại vị thủ lãnh mới của PC. Nhiều nhà bình luận thông tấn và đối thủ chánh trị đã cho rằng Ford không đủ tài, (và có thể cả đức), chưa đủ trí, và là người quá khích, bảo thủ cực hữu, một sự đe dọa các quyền dân sự và quyền của phụ nữ.
Ngay sau khi có tin Ford thắng, đảng Liberal đã đưa ra thông điệp nhận định rằng khi chọn Ford, đảng PC đã cho thấy họ đã “đi ngược thời gian để chọn lãnh đạo bảo thủ nhất mà họ có thể tìm được” và bằng cách chọn Ford một phần đã coi “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” trên “quyền của phụ nữ”.
Vậy nhưng tại cuộc mết tinh nầy, người ta thấy một model Ford mới cáo: tươi tỉnh, dễ mến (?), thân thiện. Không còn là hình ảnh của một con sói lẻ loi lúc nào cũng sẵn sàng gầm gừ tự vệ hay tấn công đối phương. Và cũng không còn ấm ớ ậm ừ khi phải nói tới những chánh sách, chương trình hành động nữa.
Thắng lợi của cá nhơn, và tài năng của bộ sậu tham mưu đảng PC (chắc là yếu tố quan trọng hơn) là những yếu tố đã làm thay đổi ông Ford. (Kết quả của những buổi họp và khóa huấn luyện cấp tốc?)
Lời ăn tiếng nói của ổng đã ra vẻ tầm cỡ lãnh tụ thay vì một chánh trị gia lô can – nghị viên thành phố, đầy tự tin, kẻ cả và ôn hòa hơn.
Ford nói rằng ổng sẽ lập được một chánh quyền đa số bởi vì dân Ontario nay đã cùng chia sẻ sự chán ngán bà Thủ hiến Kathleen Wynne của đảng Liberal và đảng của ổng sẽ gom phiếu của những cử tri trước đây đã bỏ phiếu cho Liberal hoặc NDP. Ford nói chánh quyền của ổng sẽ đoàn kết dân chúng Ontario, không phân biệt đảng phái, không phải là để đổi màu của chánh phủ – “thành đỏ (màu của đảng Liberal) hay thành xanh (màu của PC), mà là để đảo ngược tình thế của tỉnh bang nầy.”
Bà con thấy không? Trước nay, ngay cả trong lần tranh cử chức thị trưởng với John Tory, Doug Ford làm gì có được khẩu khí (và tác phong) như vậy!
Trước đây đã từng có chuyện so sánh Ford với Trump, nhưng rõ ràng là (cho tới nay) Ford đã bỏ Trump một khoảng cách xa lắc. Thứ nhứt, với sự đoàn kết nội bộ đảng PC (cho dù là có thể bị ép mà phải đoàn kết, như trường hợp của ba ứng viên nữ Elliott, Mulroney và Granic Allen) cho thấy Ford là người của đảng PC. Còn ở bên Huê kỳ hiện nay, đảng Cộng hòa Mỹ là đảng của Trump, của những đảng viên lỡ ngồi phải cọc). Thứ hai, Ford đã thay đổi cá tánh, đã nói chuyện “đoàn kết toàn dân” trong lúc Trump…vẫn là Trump, đầy cá nhơn và nhỏ mọn.
Với nội dung của bài diễn văn khai khóa (từ của cố Chủ bút TB Nguyễn Quốc Hùng dùng để dịch chữ the throne speech) và cuộc họp báo sau đó, Liberal đã hí ra vài chi tiết của dự thảo ngân sách năm nay, bà Wynne rõ ràng đã bắt đầu coi Ford và PC là đáng ngại.
Đoạn “preview” đó cho thấy bà Wynne dùng chiêu phóng tay xài lớn và sẽ hứa đủ mọi thứ để giữ ghế.
Đặc biệt, Liberal nhấn mạnh tới chữ “care”, trong đó, healthcare được nhấn mạnh nhứt nghĩa là sẽ là chỗ được đổ tiền vô nhiều nhứt.
Người ta còn nhớ vừa mới đây, Liberal đã đưa ra chương trình OHIP+, bao thuốc theo toa cho thanh thiếu niên dưới 25 tuổi. Nay, chánh phủ của bà Wynne nói tới tháng 8 nầy, sẽ bao luôn thuốc cho người cao niên (Cao niên mua thuốc theo toa vẫn được OHIP nhưng phải bỏ tiền ra phụ vô – kêu bằng co-pay, nay, khoản này được dự tính sẽ miễn luôn). Nhưng chương trình nầy – Pharmacare, sẽ chỉ bắt đầu tháng 8, nghĩa là sau bầu cử và nếu Liberal còn ngồi lại ở Queen’s Park. Rồi thêm chuyện tăng kinh phí cho lãnh vực sức khỏe tâm thần (mental health care) và giảm thời gian chờ đợi ở bịnh viện nữa.
Trong những thứ mà Liberal hí ra (liên quan tới care) còn có trợ cấp giữ trẻ (childcare) và mở rộng việc free tiền học phí cho thêm một số sinh viên nữa.
Nghĩa là rất nhiều tiền. Và để có nhiều tiền chi cho các khoản care đó, Liberal sẽ thất lời hứa cân bằng ngân sách năm nay. Ngân sách sẽ thâm hụt chừng 8 tỷ đô la.
(Bà Andrea Horwath, thủ lãnh đảng Tân dân chủ NPD không những sẽ chỉ để nguyên mọi thứ care của Liberal mà còn thêm vô đó dental care nữa cà.)
Coi bộ sau kỳ bầu cử nầy, nếu Liberal giữ lại ghế, hoặc NDP lên nắm quyền, dân Ontario cũng sẽ rất hạnh phước, bởi đảng nào cũng chủ trương “care” cho dân.
Nhưng có vẻ Doug Ford …không care, trong công bố sau bài diễn văn khai khóa, Doug nói trong một thông cáo của PC, rằng bà Wynne định “mua phiếu của một số nhỏ trong chúng ta.”
“Bữa nay, Kathleen đã ký rất nhiều séc dùng tài khoản ngân hàng của người đóng thuế. Tất cả chúng ta đều biết (tình hình) tài chính của tỉnh này, và tôi có thể nói với quý vị, tất cả những tờ séc đó sẽ lủng.”
Chủ trương của Doug, và đảng PC, cho tới nay mới chỉ có những nét chánh: trách nhiệm, vừa khả năng và giảm lãng phí. Có nghĩa là có thể trở lại với đao pháp của Mike Harris ngày trước. Chờ coi chi tiết.
Tuy nhiên, nếu tin vô các kết quả thăm dò, bà Wynne kỳ này coi như đã xong. Mức độ ủng hộ bả nay chỉ còn 18%. Thấp nhứ trong số tất cả các thủ hiến toàn quốc hồi nào giờ.
Nhưng điều đó cũng không làm cho cuộc đua sắp tới bớt gây cấn (cuộc bầu cử nào mà không gây cấn!). Các kết quả thăm dò đâu phải là lúc nào cũng trúng, và đâu phải là không thay đổi? (Nhà báo Steve Paikin của đài TVO đã cảnh cáo các tờ báo cánh hữu rằng đừng coi như Doug Ford đã là thủ hiến Ontario rồi. Cuộc bầu cử đâu đã diễn ra?
Đúng vậy, bạn đọc, cử tri của Ontario còn chưa bỏ phiếu mà. Với bạn, chọn đảng nào cũng được, xứ tự do và quyền của bạn mà, nhưng vấn đề là ở chỗ bạn có đi bầu hay không! Phải đau lòng mà nói, mức độ tham gia của người Việt vào các cuộc bầu cử chưa cao lắm.

Một bức hình
bằng ngàn lời nói…


Trong các loại hài, diễu bằng bộ dạng, nhăm mặt nhíu mày …là loại diễu dở nhứt. Trong việc chỉ trích, bôi bác, đem hình thù, dáng bộ của người khác ra để diễu là cách diễu ác nhơn thất đức nhứt.
Bởi vậy, mục nầy hồi nào giờ ít dám có những chuyện diễu kiểu đó (một phần cũng do dáng bộ của người phụ trách cũng giống …gà rù).
Vậy nhưng kỳ nầy, KG chẳng đặng đừng phải đưa lên đây một bức hình. Bức hình mà vị thủ tướng ác ôn Malcolm Turnbull của xứ Kăng ga ru đã bỏ lên trang facebook của ổng bữa 17 tháng 3 vừa rồi và lập tức lan truyền như virus trên mạng. Chắc chắc là ông Thủ tướng Úc không có ý chơi khách quý, nhưng hổng lẽ ổng hết hình rồi sao? Hay là …lại là lỗi của thằng đánh máy của ổng?
Điều lạ lùng là có tới hơn 300 người vô trang nầy, ở tấm hình nầy để “còm”. Hầu hết các người để lại lời bàn là …người Việt, và đa số là người Việt trong nước và ở Úc.
Sau đây là vài lời bàn vui vui:
Terrence Fraser (Chắc là người Úc da trắng): Điệu bộ nói lên hết trọi (Body language says it all).
Nguyễn Văn Lương: Có lẽ đây là lý do facebook sẽ bị cấm ở Việt nam
Thanh Le: Một người đi với một người, một người đi với nụ cười hắt hiu. Hai người vui biết bao nhiêu, một người lặng lẽ buồn hiu đứng nhìn…
Elena Nguyen: mất sổ gạo hả ngài thủ tướng muôn dân nước con? Mặt răng mà sầu rứa heng…
Nói cho công bằng, trong hình cũng có một người khác mặt mày ủ ê không kém ông thủ tướng Phúc, bà Aung San Suu Kyi của xứ Myanmar, người đang bị quốc tế chỉ trích vì im lặng (và đồng lõa) với cuộc thanh tẩy chủng tộc đối với người Rohingya ở xứ sở của bà .
Bả bị facebooker Taluen Chu nhìn ra và phê phán như vầy: Và “cái bà đó” thì có vẻ lạc lõng. Tôi đoán là bà có quyền giết những người mà bà cho là “không nên tồn tại ở đất nước của tôi”, (nhưng) rồi sẽ coi bà thuộc về tổ chức quốc tế (này) bất kể bà nổi tiếng đến mức nào.

Ký Gà

Xem thêm

Nhận báo giá qua email