Tình trạng ngủ không đủ giấc để lại những tác hại khôn lường đối với sức khỏe.
Thức khuya gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Chỉ cần thức trắng một đêm, cơ thể có thể bị tàn phá nhiều hơn bạn tưởng.
Dễ hoảng loạn (và béo bụng)…
Phải có lý do mà thiếu ngủ được xem là một trong những kỹ thuật tra tấn. Tác hại của thức khuya là mức độ cortisol (hormone gây căng thẳng) tăng đột biến. Thông thường, mức độ cortisol sẽ giảm xuống nếu bạn ngủ đúng giờ. Thế nhưng, những nghiên cứu đã cho thấy chỉ một đêm không ngủ, mức độ cortisol giảm chậm hơn 6 lần vào tối hôm sau so với những người ngủ đủ giấc. Và kết quả là lượng cortisol tăng cao làm giảm khả năng chịu đựng căng thẳng, khiến bạn dễ bị hoảng loạn và trầm cảm kinh niên. Điều này cũng là một vòng tròn lẩn quẩn: bạn mệt mỏi sau một ngày làm việc và không thể ngủ được về đêm vì căng thẳng và mức độ cortisol bắt đầu tích tụ. Còn một điều nữa là nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cortisol ở mức độ cao sẽ dẫn đến chứng béo bụng.
Dễ mắc bệnh hơn
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thiếu ngủ, số lượng tế bào T (tế bào bạch cầu) sẽ giảm sút và số lượng cytokines gây viêm nhiễm gia tăng, khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và cảm cúm. Thức khuya cũng khiến các mũi tiêm phòng cúm bị vô hiệu vì hệ miễn dịch bị ức chế. Điều này khiến cơ thê sản sinh ra ít lượng kháng thể cần thiết để đáp ứng được vaccine, hệ miễn dịch hoạt động chậm khiến dễ mắc cúm hơn.
Cũng có thể mắc bệnh tim mạch khi bị sổ mũi. Những nghiên cứu cho thấy bạn ngủ càng ít thì mức CRP, loại protein tăng lên khi cơ thể bị viêm nhiễm, sẽ càng cao. Và các nhà nghiên cứu tin rằng việc này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chứng bệnh có liên quan đến tim mạch. Chắc hẳn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tỉ lệ tử vong sẽ tăng lên nếu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi tối.
Dễ gây tăng cân
Một đêm không ngủ sẽ khiến lượng leptin và ghrelin, hai hormone kiểm soát sự thèm ăn. Leptin thông báo cho bộ não khi đã no và khi cơ thể bắt đầu đốt cháy calorie. Ghrelin sẽ thông báo cho bộ não khi bạn ăn và khi cơ thể ngừng đốt cháy calories để dự trữ năng lượng.
Khi thức trắng 24 tiếng (hoặc hơn), lượng leptin giảm mạnh và ghrelin sẽ tăng cao, đồng nghĩa với việc não bộ sẽ nhận được tín hiệu “tôi đói bụng” và tín hiệu chấm dứt việc đốt cháy calorie. Kết quả là bạn sẽ ăn đêm với những món ăn có hại cho cơ thể (bởi vì bạn sẽ không bao ăn bông cải xanh vào lúc 2 giờ sáng) và sự trao đổi chất lúc này diễn ra rất chậm. Thiếu ngủ cũng cản trở cơ thể điều hòa lượng đường trong máu và chuyển hóa đường thành năng lượng.
Dung mạo trở nên xấu xí
Về đêm, da bước vào chế độ tái tạo khi lưu lượng máu được lưu thông nhiều hơn, các mảnh tế bào chết được loại bỏ và tái tạo, làn da sẽ được phục hồi sau khi bị tàn phá cả ngày dài. Thế nhưng, khi không ngủ, da không thể tái tạo tế bào mới, đồng nghĩa với việc da mặt sẽ giữ lại toàn bộ các tác nhân gây viêm nhiễm, các gốc tự do khiến da bị lão hóa nhanh hơn. Những nghiên cứu cho thấy những người thức khuya có nhiều nếp nhăn hơn, da không đều màu và kém đàn hồi hơn những người ngủ đủ giấc. Giấc ngủ là thứ cơ bản nhất giúp chống lại chứng lão hóa da.
Ung thư vú
Khó thể sinh hoạt về đêm trong bóng tối, và một vài nghiên cứu đã phát giác ra rằng phụ nữ tiếp xúc nhiều với ánh sáng đèn vào ban đêm (cụ thể là những người làm việc ca đêm) có tỉ lệ bị ung thư vú cao hơn những phụ nữ khác. Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận làm việc ca đêm là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Những nhà nghiên cứu tin rằng phenomenon có liên quan đến melatonin, hormone kiểm soát giấc ngủ. Melatonin giảm khi có đèn sáng, và melatonin cũng góp phần ức chế estrogen. Các nhà khoa học nói rằng lượng melatonin thấp đồng nghĩa với lượng estrogen cao, khiến tăng cường sản sinh các tế bào vú. Nhiều tế bào vú đồng nghĩa với nhiều nguy cơ các tế bào phát triển bất thường (nguyên nhân gây ung thư vú).
Giấc ngủ ngon có khi còn đẩy lùi bệnh tật và giúp trẻ lâu hơn
Các chuyên viên sức khỏe luôn khuyên rằng một ngày nên ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng. Giấc ngủ là một phần thiết yếu trong lối sống lành mạnh, ngủ đủ và ngủ sâu giúp cơ thể tái phục hồi năng lượng.
Tình trạng ngủ không đủ giấc để lại những tác hại khôn lường đối với sức khỏe. Hãy phòng ngừa từ hôm nay, bắt đầu bằng 5 cách ngủ ngon đơn giản.
1. Giảm ngáy ngủ
Nguyên nhân của việc ngáy ngủ sinh ra từ sự tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến luồng khí đi qua vùng hẹp ở cổ họng khiến các niêm mạc mô xunh quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh khó chịu. Nếu tình trạng ngáy ngủ diễn ra thường xuyên có thể gây thiếu oxy đến não và nghiêm trọng nhất là gây đột tử khi ngủ. Để hạn chế vấn đề này và có cách ngủ ngon hơn, các bạn có thể thử nằm ngủ nghiêng một bên hoặc đệm thêm gối vào phần lưng giúp lưu thông đường không khí.
2. Giảm nếp nhăn
Nếu mục tiêu là muốn hạn chế nếp nhăn phát sinh khi ngủ thì có thể thử trải nghiệm phương pháp này: Nằm ngửa và hướng mặt lên phía trên là cách ngủ ngon dành cho bạn. Nằm như thế giúp hạn chế áp lực lên da mặt, da “thở” tốt vì có đủ ôxy. Đồng thời, nếu sử dụng các loại kem thì dưỡng chất cũng sẽ được hấp thụ tốt hơn.
3. Giảm đau lưng và đau cổ
Đau lưng, nhức cổ là tình trạng phổ biến mà nhiều người hay gặp phải khi ngủ. Để lưng và cổ không còn “khóc thầm” mỗi đêm, bạn hãy thử dùng gối đệm đầu mỏng hơn, với độ cao vừa phải giúp cân bằng xương sống. Kèm theo đó, có thể đặt một cái gối nhỏ ở phần lưng dưới phụ trợ nâng khu vực xương cùng. Cách này giúp định hình cột sống, sẽ giảm bớt nguy cơ đau lưng, đau cổ và là cách ngủ ngon hơn.
4. Giảm đau đầu gối và hông
Các vấn đề về khớp gối và hông xuất hiện khi dần đi hết độ tuổi “thanh xuân”. Và để giảm bớt nguy cơ đó, hãy thử nghiệm phương pháp trị liệu đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Chỉ cần dùng vật dụng mềm để đệm dưới gối và lưng dưới, bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn mà không còn sợ nỗi lo đau gối và hông.
5. Giảm cân
Ngủ để giảm cân, bạn từng nghe đến chưa? Phương pháp này cần bạn có một chỗ ngủ thoải mái, để có thể ngủ sâu trong vòng 8 tiếng. Bạn sẽ đạt được hiệu quả nếu sau khi thức dậy cảm nhận được cơ thể được phục hồi và tràn đầy năng lượng.
(Theo instyle.com)