London, Anh quốc: Trong bản phán quyết công bố hôm thứ sáu ngày 26 tháng 2, tòa tối cao pháp viện nước Anh đã bác bỏ đơn xin quay trở lại nước Anh của một thiếu nữ, từng trốn nhà qua Syria gia nhập nhóm khủng bố cuồng tín ISIS.
Cựu nữ khủng bố này đã bị chính quyền Anh tước quốc tịch, và cô ta muốn xin quay lại Anh để nạp đơn kháng cáo.
Bộ an ninh nội địa A nh đã không cho phép cô này trở lại vì sợ gây nguy hại cho nền an ninh nước này.
Đồng thời cho cô ta trở lại Anh và nếu cô ta thua kiện thì liệu cô này có trở lại Syria hay chính quyền Anh sẽ phải è cổ nuôi cô ta suốt đời?
Vào ngày 17 tháng 2 năm 2015, cô Shamima Begum 15 tuổi, con gái của một gia đình di dân gốc Bangladesh, đã trốn nhà cùng hai người bạn gái cũng khoảng 15 tuổi, mua vé máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ, và từ đó tìm đường liên lạc vào xứ Syria, tham dự nhóm khủng bố cuồng tín ISIS.
Ba thiếu nữ của những gia đình Hồi giáo ngoan đạo, đã lấy trộm nữ trang của bố mẹ, bán để lấy tiền cho cuộc hành trình vào đất hứa.
Ngay sau khi 3 thiếu nữ này đến phi trường Istanbul, xứ Thổ Nhĩ Kỳ, thì tổ chức khủng bố ISIS đã cho người đưa ba thiếu nữ này đến Syria bằng đường bộ. Ngay sau 3 tuần đến Syria, ba thiếu nữ này đã được “chỉ định” lấy 3 khủng bố quân.
Tronng thời gian những năm từ năm 2015 cho đến 2018, những thiếu nữ này đã trải qua nhiều đời chồng: hễ chồng chết thì được chuyển sang lấy một ông chồng khác.
Một trong ba thiếu nữ đã chết trong một trận oanh kích của không lực Nga vào năm 2016.
Nhóm khủng bố ISIS bị liên quân đồng mình đánh tan tành, và cô Begum cũng như hàng chục ngàn những thân nhân của những khủng bố quân, đã sống ở trong các trại tỵ nạn ở Syria.
Trong cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 2 năm 2019 tại một trại tỵ nạn ở Syria, cô Begum năm đó 20 tuổi và đang có bầu đứa con thứ ba: hai đứa con trước đã chết vì bệnh tật, đã nói là cô ta muốn quay trở lại nước Anh sinh nở, nhưng cô ta cũng không hối tiếc gì về quyết định gia nhập nhóm khủng bố ISIS.
ngày 17 tháng 3, cô này sinh hạ đứa con thứ ba tại trại tỵ nạn al-Hawl.
Gia đình cô Begum ở Anh bắt đầu làm đơn xin bảo trợ cho đứa cháu ngoại, nhưng chỉ trong vòng 3 tuần sau khi sinh, đứa bé trai này qua đời.
Trong một cuộc phỏng vấn của các phóng viên báo chí tại trại tỵ nạn vào ngày 1 tháng 4 năm 2019, cô Begum nói là cô ta đã nhóm ISIS “tẩy não” và muốn quay lại nước Anh làm lại cuộc đời.
Nước Anh không muốn nhận, trong khi xứ Bangladesh cũng không muốn chứa chấp một kẻ có nguồn gốc ở xứ này: trong tháng 5 năm 2019, ông bộ trưởng ngoại giao của xứ Bangladesh nói là cô Begum có thể bị tử hình về tội khủng bố, nếu cô ta trở lại Bangladesh.
Cựu nữ khủng bố này đã bị chính quyền Anh tước quốc tịch, và cô ta muốn xin quay lại Anh để nạp đơn kháng cáo.
Bộ an ninh nội địa A nh đã không cho phép cô này trở lại vì sợ gây nguy hại cho nền an ninh nước này.
Đồng thời cho cô ta trở lại Anh và nếu cô ta thua kiện thì liệu cô này có trở lại Syria hay chính quyền Anh sẽ phải è cổ nuôi cô ta suốt đời?