Xăng giả được pha theo tỉ lệ 7 phần xăng A95, 3 phần hóa chất. Từ đầu tháng 9-2020 đến nay, kẻ gian đã nhiều lần pha chế xăng giả rồi bán cho một cửa hàng xăng dầu ở Bình Dương và khách hàng tại Đồng Nai, thu lợi 600 – 800 đồng/lít.
Hàng ngàn lít xăng giả được sản xuất tại Vũng Tàu như thế nào?
Ngày 5-11, hơn 70.000 lít xăng giả vừa bị thu giữ tại một kho hàng ở Vũng Tàu.
Lực lượng chức năng đã mật phục, ập vào kiểm tra kho hàng số 7/35 Phước Thắng, phường 12, TP Vũng Tàu thuộc Công ty TNHH TMVT Xăng dầu 89 do Nguyễn Văn Nhân (SN 1985) làm giám đốc, phát hiện nơi này có nhiều người đang bơm hút chất lỏng từ trong kho hàng lên xe bồn do Nguyễn Minh Chiến (sinh năm 1995, trú tại ấp Trà Cuôm, Vân Kim, Cầu Ngang, Trà Vinh) làm tài xế chở đi.
Lúc kiểm tra, trên xe bồn có khoảng 2.000 lít và trong kho có khoảng 70.117 lít chất lỏng. Ngoài ra, còn thu giữ nhiều túi hóa chất để làm xăng giả, 4 mặt nạ phòng độc và một số dụng cụ tang vật khác dùng để pha chế xăng giả.

Hóa chất dùng pha chế xăng giả là toluene mua tại TX. Phú Mỹ, bột màu mua ở chợ Kim Biên. Trong đó, bột màu vàng cam để tạo xăng A95, màu xanh để làm xăng E5. Nguyễn Văn Nhân khai nhận là chủ kho hàng, hàng hóa trong kho có giá trị khoảng trên 600 triệu đồng nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, tính hợp pháp của hàng hóa.
Theo lời khai ban đầu, kho hàng trên do Nguyễn Văn Nhân (sinh năm 1985, giám đốc Công ty TNHH Thương mại vận tải xăng dầu 89) là chủ, hoạt động từ năm 2018 đến nay. Từ đầu tháng 9/2020 trở về trước, kho được Nguyễn Văn Nhân sử dụng làm bãi đậu xe bồn, vận chuyển xăng dầu của Công ty.
Từ đầu tháng 9-2020 đến nay Lê Văn Nguyên- (anh em đồng hao với Nhân) Giám đốc Công ty TNHH TM vận tải xăng dầu Minh Nguyên (trụ sở tại Q.7, TP.HCM), người có vốn góp trong công ty TNHH TMVT Xăng dầu 89 đã bàn bạc và thống nhất với Nhân dùng kho hàng nêu trên để làm nơi pha chế xăng giả, đưa đi tiêu thụ. Toàn bộ hoạt động, cách thức pha chế để tạo ra xăng giả và tiêu thụ xăng giả là do Lê Văn Nguyên trực tiếp chỉ đạo, điều hành.
5 công nhân tại kho hàng khai nhận đã pha chế xăng giả từ tháng 9.2020 đến lúc bị bắt quả tang. Số lượng xăng giả làm trước đó được đưa đi tiêu thụ ở Đồng Nai, Bình Dương, Trà Vinh.
Theo đó, Lê Văn Nguyên hướng dẫn Nguyễn Văn Nhân và 2 người khác là Đỗ Hồng Sơn, Nguyễn Đình Ngọc trực tiếp pha chế xăng giả tại kho hàng nêu trên theo yêu cầu của khách hàng.
Quy trình sản xuất xăng giả như sau: Sau khi mua xăng A95 về, xăng giả sẽ được pha theo tỉ lệ 7 phần xăng thật, 3 phần hóa chất. Để tạo thành 10 m3 xăng A95 giả, kẻ gian đã kết hợp 7 m3 xăng A95 thật pha trộn với 3 m3 hóa chất và 3 thìa cà phê chất bột tạo màu vàng.
Toàn bộ các thành phần hợp chất nêu trên được bơm vào bồn tự thiết kế loại 60 m3 và sử dụng máy bơm có gắn môtơ điện, bơm đảo chiều thành vòng tròn liên tục 40 phút thì kết thúc việc sản xuất xăng giả. Sản phẩm có được là xăng A95 giả.
Từ đầu tháng 9-2020 đến nay, kẻ gian đã nhiều lần pha chế xăng giả rồi bán cho một cửa hàng xăng dầu ở Bình Dương và khách hàng tại Đồng Nai, hưởng lợi 600 – 800 đồng/lít.

Việc sản xuất xăng giả này khiến người ta liên tưởng đến vụ án ‘Trùm’ xăng dầu giả Trịnh Sướng đang đối diện mức án cao nhất 15 năm tù. Trịnh Sướng cùng đồng phạm đã chi hơn 2.000 tỉ để sản xuất hơn 137 triệu lít xăng giả, gần 1,6 triệu lít dầu giả, thu lợi hơn 107 tỉ đồng. Từ nhiều chiếc xe máy đang chạy bỗng bốc cháy không rõ nguyên nhân khiến đường dây làm xăng giả này lộ a.
Gần đây hàng ngàn lít dầu diezel giả cũng mới bị phát giác.
Vào khoảng 16 giờ ngày 7-9, Lê Tấn Hùng (52 tuổi, ngụ thôn Phước Thành, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và Nguyễn Tấn Ba, Giám đốc Công ty TNHH xăng dầu Nga Ba (trụ sở tại Quốc lộ 24B, thuộc xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh), bị bắt quả tang đang bơm chất lỏng chứa trong 14 phuy sắt trên xe ô tô tải xuống hầm chứa dầu diezel 0,05% của Công ty Nga Ba.
Hùng thừa nhận số phuy trên chứa gần 3.000 lít dầu diezel giả tự sản xuất để bán cho Ba với giá 10.026 đồng/lít.
Nhà ở của Lê Tấn Hùng chính là nơi sản xuất, mua bán dầu diezel giả qui mô lớn.
Hàng ngày, ông Lê Tấn Hùng sản xuất dầu giả và bán ra cho nhiều cửa hàng xăng dầu ở tỉnh. Vụ làm giả dầu diezel trên đã gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phân phối xăng dầu và các máy móc sử dụng dầu giả.
Trước lợi nhuận béo bở của việc sản xuất, mua bán xăng, dầu giả, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết nhau sản xuất dầu giả tuồn bán ra thị trường thu về hàng tỷ đồng.
Nước tẩy giả
Thứ gì cũng có thể làm giả được. Gần đây nhất, ngoài xăng dầu, các mặt hàng nước tẩy cũng bị phát giác làm giả tinh vi. Khách hàng mắt thường khó mà phân biệt được thật giả.
Trước đó cùng ngày, hàng chục cảnh sát đã đồng loạt ập vào kiểm tra 3 địa điểm trong đó có khu vực nhà xưởng sản xuất rộng hơn 500 m2 của Công ty Quỳnh Nhi Phát tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An do ông Nguyễn Văn Tư (32 tuổi, quê Thanh Hóa) làm chủ. Lúc đó có mặt gần 10 công nhân đang pha chế, sang chiết các dung dịch hóa chất từ những bồn chứa lớn vào các chai nhựa nhỏ có dán tem, nhãn mác giả có đề chữ Thái Lan. Sau đó đóng thùng sản phẩm.
Nước giặt, nước tẩy rửa bồn cầu, nước lau nhà Nhiều nhãn hiệu bị làm giả như: Nước tẩy trắng Javel, D-nee, Lion, nước tẩy toilet Okay, các loại nước lau sàn, tẩy rửa nhãn hiệu Thái Lan. Đặc biệt, trong số các sản phẩm bị làm giả có cả loại nước lau rửa đa năng, dùng cho gia đình có trẻ em nên nguy cơ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người sử dụng.
Ngoài ra còn rất nhiều thùng hóa chất, tem nhãn giả, chai nhựa… là nguyên liệu để làm hàng giả cũng bị phát hiện.
Kiểm tra một kho hàng khác cách đó khoảng 200 mét, người ta còn tìm thấy một nhà kho hơn 5.000 thùng nước tẩy rửa đã đóng gói thành phẩm, chuẩn bị xuất bán ra thị trường.
Các sản phẩm này là hàng giả, được làm rất giống hàng thật. Chủ lô hàng còn sử dụng tem, mã code, mã vạch để qua mặt cơ quan chức năng.
Các công nhân khai nhận họ hoàn toàn không biết hóa chất trong các thùng phuy là gì mà chỉ làm theo chỉ dẫn của chủ mà thôi.
Chủ khai nhận, đã mua hóa chất giống các sản phẩm dung dịch tẩy rửa vệ sinh có thương hiệu lớn về pha trong những bồn chứa lớn hàng ngàn lít. Sau đó dùng ống chiết qua các chai nhựa rồi dán nhãn, tem giống các sản phẩm tẩy rửa trong nước và nước ngòai. Cuối cùng đóng thùng đem đi tuồn ra thị trường tiêu thụ. Ngoài số hàng hóa vừa bị lập biên bản thu giữ ngay tại kho, thì cơ sở sản xuất này đã tung bán rất nhiều sản phẩm giả ra thị trường.
Tại nhà kho của công ty này, đoàn kiểm tra còn phát hiện hơn 5.000 thùng nước tẩy rửa đã hoàn tất thành phẩm, được dán các nhãn mác đầy đủ và chuẩn bị xuất bán, Rất nhiều thùng hóa chất, tem nhãn giả, chai nhựa…là nguyên liệu để làm hàng giả cũng bị thu giữ.
Mẫu mã các sản phẩm giả này rất giống hàng thật, Các tem nhãn mã code, mã vạch.cũng được sản xuất tinh vi y chang hàng thật nên rất khó phát giác. Để triệt phá thì cảnh sát đã phải theo dõi điều tra cơ sở sản xuất này một thời gian rất dài.
Do các địa điểm sản xuất hàng giả nói trên đều nằm trong đường hẻm nhỏ sâu trong khu dân cư khó đi lại, thường xuyên có người canh gác kín đáo nên rất khó bị phát hiện.
Số lượng sản xuất hàng giả tại công ty này rất lớn. Ngoài hàng trong kho, cơ sở này mỗi ngày còn xuất bán hàng trăm thùng hàng đi khắp thị trường cả nước trong một thời gian dài.
Phụ tùng xe máy giả
Từ cuối năm 2018, một nhóm người tổ chức thu gom nhiều phụ tùng xe máy dỏm rồi dán tem nhãn bao bì giả các thương hiệu lớn tuồn ra thị trường.
Ước tính tổng trị giá hàng giả tương đương với giá trị của hàng thật là hơn 1 tỉ đồng.
Vũ Duy Khánh (37 tuổi, ngụ quận Tân Phú, SG) và Nguyễn Thành Công (42 tuổi, quê Tiền Giang) vừa bị bắt khẩn cấp về tội sản xuất, buôn bán phụ tùng xe gắn máy giả. Lê Thị Mỹ Xương (vợ Khánh) tiếp tay cùng chồng trong tội này.
Hai hôm trước, Lâm Tường Duy (24 tuổi) đang chở một số lượng lớn phụ tùng xe gắn máy thì bị kiểm tra nhưng không trình ra được không hóa đơn, chứng từ..
Lực lượng chức năng phát hiện 200 chén cổ hiệu Honda, 18 cây dên nhãn hiệu Gangyang Grank Shaft, 200 cốt xe Dream không có nhãn hiệu, không có hóa đơn, chứng từ.
Duy khai Mỹ Xương phân công chở số hàng trên được lấy từ căn nhà của Vũ Duy Khánh tại hẻm 352 Thoại Ngọc Hầu (phường Phú Thạnh, quận Tân Phú), chở đi giao cho khách. Khám xét khẩn cấp căn nhà trên, đoàn kiểm tra thu giữ số lượng lớn phụ tùng xe máy.
Từ lời khai của Khánh và Xương, thêm 7 địa điểm liên quan tại các quận 5, Tân Phú, Bình Tân… bị khám xét khẩn cấp, thu giữ một số lượng lớn phụ tùng xe máy giả như nhông, sên, dĩa nhãn hiệu D.I.D, sổ sách ghi chép việc mua bán hàng hóa, cùng các loại máy móc như máy ép túi ni lông… dùng để sản xuất hàng giả. Tại đây có nhông, sên, dĩa không nhãn hiệu đang chờ làm giả.
Ước tính tổng trị giá hàng giả tương đương với giá trị của hàng thật là hơn 1 tỉ đồng.
Hai vợ chồng Khánh thừa nhận số hàng hóa là giả, được sản xuất bí mật ở nhiều địa điểm rồi mang đi tiêu thụ trên khắp thành phố.
Khánh khai từ cuối năm 2018, Khánh đặt in tem nhãn, bao bì, vỏ hộp chứa phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu D.I.D, Yamaha và đặt mua các mặt hàng là phụ tùng xe máy như: nhông, sên, dĩa, xích, chén cổ, cây dên không thương hiệu, nhãn mác của một số người không rõ lai lịch.
Sau đó, vợ chồng Khánh cho tháo rời các phụ tùng không tem nhãn đó, rồi mua vỉ nhựa, thuê người in bao bì, tem nhãn, vỏ hộp chứa phụ tùng xe gắn máy giả nhãn hiệu D.I.D, Yamaha của người đàn ông tên Bảo (không rõ lai lịch) từ cuối năm 2018. Sau đó thuê người ép vào vỉ nhựa thành sản phẩm hoàn chỉnh, dán tem nhãn các thương hiệu muốn làm giả rồi bán ra thị trường.
Ngoài ra, người này còn mua các phụ tùng xe gắn máy như nhông, sên, dĩa, xích… của một người đàn ông tên Tuấn (không rõ lai lịch, ngụ quận Bình Tân) và người đàn ông tên Nghĩa (không rõ lai lịch, ở Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cùng một số cơ sở khác.
Để sản xuất hàng giả, Khánh và vợ thuê Lâm Tường Duy phụ dán tem nhãn, đóng hộp, chở hàng đi giao và chở ra 2 sạp hàng tại chợ Tân Thành do vợ chồng Khánh trực tiếp quản lý và bán hàng. Duy được Khánh trả lương mỗi tháng 5 triệu đồng nhưng Duy cho rằng không biết việc làm của mình là sản xuất, buôn bán hàng giả.
Hàng hóa được tập trung ở nhà Khánh. Do số lượng lớn, nên người này dùng thêm hai sạp hàng ở chợ Tân Thành (quận 5) cùng 4 địa điểm khác để cất giữ hàng hóa gom được.
Trong số các địa điểm được vợ chồng Khánh thuê có địa điểm tại quận 11 do Nguyễn Thành Công trực tiếp quản lý.
Công được vợ chồng Khánh thuê trông coi, giao hàng cho khách. Ngoài việc phụ vợ chồng Khánh, Công còn mua phụ tùng xe máy giả của vợ chồng Khánh với giá sỉ để bán lại kiếm lời.
Khám xét mở rộng ở bảy địa điểm ở các quận Tân Phú, Bình Tân, quận 5… tổ công tác thu giữ số lượng lớn phụ tùng xe gắn máy các loại nghi là giả cùng các phương tiện, máy móc dùng để sản xuất hàng giả.
Ngoài ra, người này còn mua các phụ tùng xe gắn máy như nhông, sên, dĩa, xích… của một người đàn ông tên Tuấn (không rõ lai lịch, ngụ quận Bình Tân) và người đàn ông tên Nghĩa (không rõ lai lịch, ở Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cùng một số cơ sở khác.

Hàng hóa được tập trung ở nhà Khánh. Do số lượng lớn, nên người này dùng thêm hai sạp hàng ở chợ Tân Thành (quận 5) cùng 4 địa điểm khác để cất giữ hàng hóa gom được.
Hai vợ chồng Khánh sau đó tháo rời các phụ tùng không tem nhãn rồi ép vào vỉ nhựa, dán tem nhãn các thương hiệu muốn làm giả.
Duy khai được trả lương 5 triệu đồng/tháng với nhiệm vụ phụ dán tem nhãn, đóng hộp, chở hàng đi giao cho khách và chở hàng ra hai sạp tại chợ Tân Thành do Khánh, Xương trực tiếp quản lý và bán hàng.
Nguyễn Thành Công được Khánh thuê trông coi một địa điểm chứa hàng giả tại quận 11 và giao hàng cho khách theo yêu cầu khi có mối với tiền công 2 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Công còn mua phụ tùng xe gắn máy giả các loại của Khánh, Xương với giá sỉ để bán lại kiếm lời.
San Hà (tổng hợp)