Những chuyện “hô biến” hốt bạc!

50 lô biệt thự được “xẻ” ra bán lậu, hơn 10 ha đất của một trường đại học tại Bắc Ninh bị chiếm dụng phạm pháp, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.

Nguy cơ mất hàng nghìn tỉ đồng, Bắc Ninh vẫn im lặng
Là thành viên của Hội Khoa học kinh tế VN (VEA), Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được thành lập như một trường tư thục. Trụ sở chính của HUBT và VEA đặt tại P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Từ năm 2007, tỉnh Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận “Dự án Đầu tư xây dựng khu liên hợp khoa học – đào tạo” cho VEA. Dự án này xây dựng cơ sở 2 của HUBT, có tổng vốn khoảng 461 tỉ đồng.
Năm 2008, tỉnh Bắc Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho VEA tại xã Đình Bảng, H.Từ Sơn (nay là P.Đình Bảng, TX.Từ Sơn, Bắc Ninh) với diện tích 199.343,4 m2 (gần 20 ha).
Mặc dù đất dự án được giao để xây trường nên không thu tiền sử dụng đất, nhưng ngay trong khuôn viên trường đã “mọc” lên 3 tòa biệt thự. Xung quanh các tòa biệt thự này còn 47 lô đất với diện tích 500 m2/lô cũng được cấp cho các nhà khoa học.
Với giá mỗi mét vuông đất hơn 30 triệu đồng, khu đất 20 ha trên có giá trị khoảng 6.000 tỉ đồng, riêng 50 lô biệt thự có giá khoảng 750 tỉ đồng. Theo các chuyên gia, nếu khu đất này được đấu giá, ngân sách đã có thể thu về hàng nghìn tỉ đồng, đủ xây hàng trăm cây cầu, bệnh viện, trường học cho bà con vùng cao… trong khi, tại dự án này, nhà nước cấp đất không thu bất cứ đồng nào thuế đất.
Về việc phạm luật này, mặc dù tỉnh Bắc Ninh đã nhiều lần được yêu cầu liên hệ và đã nhận các công văn chất vấn nhưng cho đến thời điểm hiện tại, tất cả vẫn im lặng.
Bước đầu, thanh tra Bộ Tài nguyên-Môi trường nhận định 3 biệt thự xây dựng trái phép và đặc biệt là việc sử dụng đất hoàn toàn sai mục đích.

Chia đất theo học hàm, học vị
Lật lại chủ trương dự án cho thấy, gia đình ông Trần Phương, Chủ tịch VEA giữ vai trò quyết định dự án rất lớn.
Năm 2005, ông Phương đã ban hành nghị quyết biến dự án trở thành một kiểu mẫu về xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, đặt mục tiêu thành lập một làng khoa học tầm cỡ và chia đều “thành quả” cho ai tham gia xây dựng.
Tiêu chí xét đối tượng được hưởng “thành quả” của dự án này như chia “miếng đất” béo bở theo học hàm, học vị. Đầu tiên là các đơn vị do VEA thành lập và bảo trợ (viện nghiên cứu, trung tâm, công ty triển khai…). Thứ hai là các hội viên có học hàm cao từ giáo sư đến phó giáo sư, rồi học vị tiến sĩ khoa học đã đóng góp vào hoạt động của hội và các vị Uỷ viên Ban chấp hành T.Ư khoá III.
Thứ 3 là một tỷ lệ nhỏ 20% có học hàm, học vị thấp hơn giáo sư, tiến sĩ nhưng làm việc tích cực trong công việc của hội và tham gia vào việc triển khai dự án này.
Ngoài ra, để được sở hữu lô biệt thự trên, mỗi suất đóng số tiền 1 tỉ 30 triệu đồng. Đáng chú ý, dù biết đây là đất công nhà nước cấp giao không thu thuế đất, tuy nhiên ông Trần Phương đã ban hành Quyết định “Giao quyền quản lý đất tại Khu liên hợp Khoa học – Đào tạo” cho hàng loạt cá nhân.
Về phía tỉnh Bắc Ninh, dù phát hiện sai phạm nhưng việc giải quyết của tỉnh quá bất thường. 3 toà biệt thự lẽ ra phải bị cưỡng chế nhưng hiện nay vẫn ngang nhiên tồn tại.
Đặc biệt, việc sử dụng đất sai mục đích không bị xử lý, không thu hồi. Tỉnh Bắc Ninh thậm chí còn chấp nhận cho VEA điều chỉnh dự án, ký lại hợp đồng thuê đất. Theo nhiều chuyên gia, đây là những dấu hiệu cho thấy có sự “tiếp tay” bao che cho những sai phạm của chủ đầu tư.
Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khoá 13, đặt vấn đề: “Ai đã phê duyệt dự án này, việc sử dụng sai mục đích đất là trách nhiệm của ai? Tại sao đất nhà nước cấp để xây Khu liên hợp khoa học – giáo dục lại bị “xẻ” ra để xây biệt thự. 50 căn biệt thự với số tiền theo giá thị trường lên tới hàng trăm tỉ đồng, cả khu đất rộng cả chục héc ta giá trị hàng nghìn tỉ đồng như vậy là quá khủng khiếp!”.

Gia đình chủ tịch Hội thao túng dự án
Người đóng vai trò lớn nhất trong dự án là ông Trần Phương, Chủ tịch VEA. Ông Phương đứng ra ký các quyết định của T.Ư Hội VEA về chủ trương đầu tư dự án, cấp quyền sử dụng đất cho các cá nhân…
Còn ông Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VEA tích cực đứng ra đốc thúc, triển khai dự án. Ông Thái cũng là người nhiều lần tham dự các cuộc họp với Bắc Ninh và ký các văn bản. Tuy nhiên, sau khi dự án lòi ra những sai phạm thì ông Vũ Tuấn Việt – một nhân vật “giấu mặt” mới là người trực tiếp đứng ra giải quyết các thủ tục, dù ông này này không giữ vị trí lãnh đạo trong VEA.
Ông Nguyễn Đức Quang, Trưởng phòng Quản lý trật tự đô thị, TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nói: “Từ khi xảy ra sai phạm thì chúng tôi vẫn làm việc với ông Việt, song cũng không biết ông Việt là ai. Thấy ông này đứng ra giải quyết, còn sau đó văn bản thì do các ông lãnh đạo Hội ký”.
Truy ra mới rõ ông Việt chính là con trai của ông Vũ Tuấn Anh, Phó thư ký VEA (ông Vũ Tuấn Anh là con trai của Chủ tịch VEA, Trần Phương)!
Chương trình làm đường Hồ Sơn đến ngã ba Quang Hà – Hồ Xạ Hương (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) dài 1,9km, tốn gần 15 tỷ đồng, thế nhưng mặc dù đã kéo dài 13 năm vẫn chưa cách nào thông xe được.
Vĩnh Phúc làm 2km đường gần 15 tỷ, 13 năm chưa xong
Dự án này được tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt năm 2006. Ban đầu, do Sở Thương mại và Du lịch (nay là Sở VHTT&DL) đứng đầu chủ trì. Nhà thầu là công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái.
Dự án gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 làm nền, hệ thống thoát nước ngang và mặt đường; giai đoạn 2 làm hè phố, trồng cây, lắp đèn đường và các phần phụ trợ.
Được khởi công năm 2006, đến năm 2009 dự án tạm dừng. Số vốn đã chi ra hơn 10 tỷ đồng. Hiện tại, theo quy định, đã hết thời hạn hợp đồng thi công và quá hạn đầu tư.
Dừng thi công không thông báo
Dự án bị dừng, người dân ở xã Hợp Châu sống cạnh vô cùng khổ sở.
Bà Trần Thị Hiền (SN 1959, thôn Tích Cực) kể: “Nhà tôi có hơn 500m2 đất bị thu hồi, nhưng hơn 10 năm nay tôi không biết có chuyện gì xảy ra. Dự án đang làm thì dừng lại nhiều năm. Nhà thầu không thông báo lý do tại sao dừng lại”.
Sau khi khởi công, nhà thầu khuyên bà Hiền phá nhà bếp đi để làm đường. Bà đồng ý. Dỡ xong, nhà bà nằm chơ vơ giữa khoảng đất, không cổng, không tường.
“Đêm nào tôi cũng lo có kẻ trộm đột nhập. Cứ như vậy ròng rã năm này sang năm khác”, bà Hiền than thở.
Gia đình bà muốn xây mới lại căn nhà cho khang trang nhưng không thể, chỉ lo xây xong lại trùng vào phần đất nhà nước quy hoạch thì lại phải phá đi.
“Tôi muốn rõ ràng, rành mạch, một là làm, hai là không để còn có lo liệu, chứ bây giờ tất cả cứ mập mờ, dở chừng”, bà Hiền nói.
Anh Khổng Tiến Thưởng lên tiếng: “Dự án khoảng 2km đường, trải qua nhiều đời lãnh đạo mà không làm được. Nhà thầu chưa một lần nói gì với chúng tôi, một câu hỏi han cũng không có”.
Vì đường chưa thông, các hạng mục nham nhở, cả đoạn dài nhếch nhác nên việc đi lại của người dân trở nên khó khăn.
Ông Quý (xã Hợp Châu) bức bối: “Vì không thể trông đợi vào ai, tôi tự sửa sang lại đoạn đường trước nhà. Trước đây nhà thầu múc tung hết lên, có lần đi gặt về, xe lúa lên sân nhà bị lật, tôi suýt gãy tay”.

Nhà thầu chây ỳ
Ông Dương Quang Ứng Phó giám đốc Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc cho biết, hiện nay, dự án vướng mắc đoạn khoảng 200m ở khúc giữa do chưa giải tỏa mặt bằng (GPMB).
Sở đã xin phép tính lại số tiền phát sinh của đoạn đường 200m, sau đó điều chỉnh lại tổng mức chi phí và gia hạn thêm thời gian thi công.
Cho đến đầu năm nay, huyện Tam Đảo cho biết dự án vẫn dở dang do vướng mắc GPMB của hộ dân Trần Văn Thủy (thôn Tích Cực).
Ban đầu ông Thủy có hơn 800m2 bị thu hồi, sau khi nhận tiền bồi thường, ông đem trả số tiền bồi thường đó và liên tục xin được phân chỗ ở tái định cư chứ không nhận tiến.
“Khu đất còn lại chưa thu hồi của ông Thủy bị méo mó, độ dốc cao, sát ao chuôm khó mở rộng làm nhà ở nên việc xét bồi thường đất ở với diện tích 100m2 cho ông Thủy là cần thiết, đảm bảo công bằng”, văn bản của tình Tam Đảo thừa nhận.
Ông Dương Quang Ứng thừa nhận, để dự án chậm chạp, trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư. Ngoài ra, qua các thời kỳ, thay đổi bộ máy tổ chức từ Sở Thương mại Du lịch đến nay phát sinh nhiều bất cập.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở VHTT&DL, quá trình thực hiện, nhà thầu thi công (công ty Bắc Ái) chây ỳ, không đôn đốc đẩy nhanh dự án.
Một đại diện công ty Bắc Ái cho biết đã nhận được lệnh của tỉnh về việc đưa tin tức cho báo chí. Tuy nhiên đến nay, đại diện nhà thầu vẫn chưa cung cấp bất cứ tin gì liên quan đến việc thi công dự án này.
Hơn một thập kỷ nhìn con đường không thể hoàn thành, người dân xã Hợp Châu chán ngán, một dự án phúc lợi chi ngân sách nhiều tỷ đồng vẫn dở dang, lãng phí, tắc trách.
Vấn đề nêu ra đã rõ nhưng chừng nào con đường ngằn ngủi 2km tiếp tục được làm và làm cho xong thì vần không có câu trả lời.
Lúc trước, suốt thời gian dài, công chức di dự các buổi họp thường được tặng cặp da, sổ tay, bút. Trong đó cặp da được tính nhiều tiền nhất. Nhiều người than đi họp hoài nên cặp da chất đống ở nhà không dùng tới. Bút bi và sổ tay, do dùng smart phone nhiều, nên cũng chẳng mấy ai dùng. Tiện lợi nhất là đưa… phong bì! Thế nhưng sau bao nhiêu năm thì người ta quay lại việc tặng cặp da khi đi họp.

Cặp da được mùa
Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình tối 26-8 xác nhận đã phê duyệt gói thầu mua sắm cặp đựng tài liệu cho khoảng 600 người gồm 400 đại biểu và 200 khách mời dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Quyết định này do Phó chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Bình Nguyễn Xuân Quang ký. Ông Phan Mạnh Hùng – giám đốc Sở Tài chính Quảng Bình – xác nhận Sở đã thẩm định gói thầu này và đưa ra mức giá căn cứ vào giá thị trường.
Mỗi người dự đại hội sẽ được nhận quà là 1 cặp loại cặp cán bộ xách tay giả da màu đen, hiệu LADODA, xuất xứ Việt Nam, giá 3,5 đến gần 3,7 triệu đồng. Tổng cộng hơn 2,2 tỉ đồng, bao gồm cả chi phí tư vấn lập hồ sơ và thẩm định hồ sơ.
Được biết, số tiền này được trích từ nguồn ngân sách tỉnh. và tỉnh xem xét, phê duyệt
Người ta cho rằng giá 1 chiếc cặp giả da của LADODA tốt nhất dành cho cán bộ cao cấp có giá đắt nhất chưa đến 500 ngàn đồng theo như hình ảnh, hãy vào trang LADODA mở xem để so hình ảnh và giá… Nếu là da thật thì khá đắt hơn 4 triệu đồng, đằng này chỉ là giả da!
Dư luận om xóm quá nên ông Vũ Đại Thắng – bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình – cho biết: “Việc mua cặp làm quà tặng này tôi chưa nắm. Nhưng chủ trương của tỉnh là trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh tỉnh sẽ phải tiết kiệm. Nhiều hạng mục trong các đại hội cấp cơ sở đã được lược bỏ để tiết kiệm. Đại hội Đảng của tỉnh cũng sẽ tiết kiệm”!
Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình – cho hay hiện gói thầu chỉ mới nằm trên hồ sơ nên sẽ hủy gói thầu và sẽ mua sắm cặp đựng tài liệu với giá thấp hơn.
Quảng Bình được coi là một trong những tỉnh rất nghèo mà còn chịu chơi như thế huống hồ những tỉnh khác

Lâm Đồng mua 2,7 triệu đồng/chiếc cặp da Trung Quốc
Tỉnh ủy Lâm Đồng duyệt gói thầu gần 1,2 tỷ đồng mua cặp da tặng các đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh. Mỗi chiếc giá 2,3-2,7 triệu đồng.
Công ty Cổ phần KARA Việt Nam trúng thầu với giá 1,177 tỷ đồng. tiết kiệm chưa đến 2,5 triệu đồng so với giá dự toán đưa ra. Kết cuộc, tỉnh Lâm Đồng sẽ mua 350 chiếc cặp 1 quai với giá 2,7 triệu đồng/chiếc, 100 chiếc cặp 2 quai với giá 2,35 triệu đồng/chiếc. Cả hai loại cặp này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Lâm Đồng nói đã họp và thống nhất đấu thầu công khai: “Trước khi đấu thầu, địa phương họp công khai, để các doanh nghiệp chào thầu. Giá món quà theo quy định 3 triệu đồng nhưng chỉ mua có hơn 2 triệu đồng. Tiền này trích từ nguồn kinh phí của Trung ương cấp và địa phương”,
Đại hội sẽ có 320 người là đại biểu chính thức, khoảng 80 đại biểu là khách mời nguyên lãnh đạo tỉnh về hưu và Trung ương đến dự. Mỗi khách mời dự đại hội sẽ tặng một cặp da làm quà.
“Để tiết kiệm, khi tổ chức đại hội, Tỉnh ủy đã thống nhất chỉ đặt một số lẵng hoa trang trí. các đơn vị không được tặng hoa chúc mừng để tránh lãng phí”, lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Lâm Đồng nói thêm.
Lại co`1 thắc mắc khách mời là nguyên lãnh đạo mà được tặng cái cặp 2tr3 thì chẳng biết về họ có dùng không?

Vĩnh Phúc chi 1,68 tỷ đồng mua cặp
Ông Lê Duy Thành- Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt chọn nhà thầu dự án “Mua cặp tài liệu phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025”.
Theo đó, Vĩnh Phúc dự định chi 1,68 tỷ đồng từ công quỹ để mua 750 cặp da.
Công ty cổ phần kết nối Châu Âu trúng thầu với giá 1,5 tỷ đồng. Theo quyết định, Vĩnh Phúc sẽ mua cặp da với giá 2 triệu đồng/chiếc.
Khổ quá, về hưu đi làm nữa đâu mà dùng cặp này, mà cho con cái dùng đi học thì không phù hợp!

Nam Định, Bắc Giang chi trên 900 triệu đồng
Với dự án “Mua cặp tài liệu phục vụ tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025”, ông Ngô Gia Tự – Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định cũng đã phê duyệt cho Công ty CP sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm Da LADODA trúng thầu với giá 969 triệu đồng (tiết kiệm được 11 triệu đồng so với dự toán). Để cung cấp 490 chiếc cặp tài liệu với giá 1,979 triệu đồng/chiếc.
Dĩ nhiên tiền từ ngân sách nhà nước!
Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cũng đã ký quyết định “Mua cặp da phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025”.
Theo đó, 925 triệu đồng là số tiền được tỉnh Bắc Giang dự toán để mua 500 chiếc cặp da.

Các thành phố, huyện thị cũng “đua nhau” mua cặp da
Không chỉ cấp tỉnh, mà chính quyền các thành phố, huyện, thị trấn, trường đại học trên cả nước đều chi tiền mua sắm cặp da làm quà tặng trong dịp đại hội Đảng, mức giá và mẫu mã sản phẩm cũng rất đa dạng. Tại Hà Tĩnh, Thị ủy Kỳ Anh chi 972 triệu đồng để mua cặp da và một số sản phẩm khác. Kỳ Anh mua cặp da của Công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất với giá 2,9 triệu đồng/chiếc cặp nam; 2,8 triệu đồng/chiếc cặp nữ.
Cùng mua của công ty này, Thành ủy Ninh Bình chi hơn 719 triệu đồng để mua 480 chiếc cặp với giá 1,498 triệu đồng/chiếc. Còn Thành ủy Hải Dương chỉ mua loại 792.000 đồng/chiếc với số lượng 500 chiếc.
Ngoài ra, nhiều nơi khác cũng tích cực mua cặp da cùng quà tặng với nhiều giá tiềnkhác nhau như: Văn phòng huyện ủy Lương Tài (Bắc Ninh) 594,9 triệu đồng; Huyện ủy Yên Mô 491,5 triệu đồng; Huyện ủy Hoa Lư 524,4 triệu đồng; Huyện ủy Nho Quan 417,7 triệu đồng; huyện Yên Khánh (Ninh Bình) 492,5 triệu đồng; Thành phố Bắc Ninh 654,1 triệu đồng; huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) 534,9 triệu đồng; Huyện ủy Sông Lô (Vĩnh Phúc) 506 triệu đồng; huyện Đức Thọ 500 triệu đồng; huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) 506 triệu đồng…

San Hà (tổng hợp)

Xem thêm

Nhận báo giá qua email