ĐOÀN DỰ ghi chép
I. Chuyện “Trời mưa bong bóng phập phồng…”
Ca dao miền Nam: “Trời mưa bong bóng phập phồng. Mẹ đi lấy chồng con ở với ai…”.
Kính gửi chuyên gia tâm lý,
Tôi quen chồng cũ khi cả hai cùng học lớp bổ túc nghiệp vụ tín dụng tại Sài Gòn. Anh đẹp trai và tiêu tiền như nước. Thông qua những gì anh nói mỗi khi đi ăn, đi cà phê với bạn bè, tôi đoán nhà anh khá giả lắm. Anh còn bảo gia đình anh chung vốn mở quỹ tín dụng với người ta, anh chỉ cần học xong là về tiếp quản vị trí của bố.
Yêu nhau được khoảng 2 tháng thì tôi có bầu. Bố mẹ anh mừng rỡ giục làm đám cưới ngay. Lấy nhau trong sự đồng tình, ủng hộ của hai bên gia đình nên tôi nghĩ số mình đúng là may mắn. Ở tuổi 23, tôi kết hôn và phải bỏ dở việc học, về ở cùng với bố mẹ chồng. Nhưng thực tế, cưới về rồi tôi mới biết mọi chuyện không hoàn toàn như những gì anh ba hoa.
Bố mẹ chồng là người hiền lành, chân chất. Ông bà có một sạp hàng nhỏ ở chợ, bòn nhặt từng đồng để gửi cho chồng tôi tiêu xài. Từ đây tôi biết mình bị mắc lừa nhưng phần vì bầu bì, phần vì thương bố mẹ chồng nên tôi vẫn cố gắng chịu đựng.
Cưới nhau xong, tôi ở nhà còn chồng đi làm nhưng thường xuyên tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, đi hát karaoke, chơi bài, có hôm đến 5 giờ sáng mới mò về. Tôi giận dỗi, khóc lóc, khuyên nhú đú kiểu nhưng không ăn thua. Có hôm gần 2 giờ sáng, không thể chợp mắt được, tôi lang thang đi tìm chồng một mình. Đường vắng, trời tối và lạnh, tôi thấy số phận mình mịt mù như chính đêm đen đang giăng trước mặt.
Thấy con trai vô tâm, ham chơi, bố mẹ anh chỉ trách vài câu lấy lệ và hàng đêm vẫn lặng lẽ đợi cưa. Tôi giận nhưng nghĩ gia đình dù thế nào chăng nữa cũng còn hòa thuận nên cứ để mặc các cụ xem sao. Bố mẹ chồng tôi rất tốt, thương con cháu nên không bao giờ nặng lời với tôi. Cứ như thế tôi chấp nhận sống chung với lũ, tự an ủi mình rằng anh chỉ chơi cho vui thôi chứ không cờ bạc gì lớn.
Tuy nhiên, giống như người nghiện vậy, cứ có cuộc chơi là nhất định anh phải đi. Tệ hơn nữa, anh luôn là người lôi kéo, rủ rê bạn bè. Tôi sắp sinh thì anh mất việc do công ty giảm biên chế. Anh chỉ có bằng trung cấp, không tài giỏi gì, lại hay nghỉ vô tổ chức, thường nói dối quanh co với cấp trên cũng chỉ vì ham chơi, họ đều biết cả. Khi xét duyệt, anh là người đầu tiên trong danh sách cắt giảm nhân sự.
Mất việc, chồng tôi đành đi làm công nhân với đồng lương bèo bọt. Lương ít, lại ham chơi, nên anh thường về nhà xin tiền bố mẹ để trả nợ. Trong thời gian ở nhà chờ sinh, tôi được mẹ chồng hết sức chăm sóc, quan tâm.
Ông bà chưa bao giờ bắt bẻ, để ý hay phàn nàn về con dâu một điều gì cả. Ngược lại, chồng tôi vẫn ham chơi, chẳng thèm ngó ngàng gì đến vợ. Dù sắp làm cha, anh cũng không hề có kế hoạch gì cho tương lại. Bố mẹ và tôi suốt ngày chạy vạy bán hàng tạp hóa, nhận đủ các việc làm thêm tại nhà cũng không đủ cho chồng tôi phá. Chẳng những thế, anh còn ngoại tinh, chém gió thành thần để lừa các cô gái. Tôi luôn thấy mệt mỏi và thương bố mẹ chồng, vì lúc nào ông bà cũng khổ tâm, buồn bã ve đứa con phá gia chi tử.
Khi con gái chúng tôi được 1 tuổi thì xảy ra chuyện chồng tôi ăn cắp vàng cưới của vợ đem đi bán để đánh bạc. Giọt nước tràn ly, tôi bế con, gọi xe về nhà bố mẹ và kiên quyết ly hôn với anh. Đợt đó, bố mẹ chồng có lên tận nhà tìm tôi nhưng sợ mình sẽ mủi lòng nên tôi trốn sang nhà hàng xóm, không gặp.
Từ đó đến nay đã gần 2 năm, tháng nảo bố mẹ chồng cũng gửi cho tôi 2 triệu đồng nói là phụ giúp tôi nuôi con. Lần nào cầm tiền trên tay tôi cũng tưởng tượng ra cảnh ông bà thu từng đồng bạc lẻ từ việc bán gói mì tôm hay chai nước ngọt rồi dành dụm đem cho cháu. Phải chi chồng biết nghĩ một chút, có khi gia đình tôi đã chẳng ở vào cảnh chia lìa mỗi người moi ngả như vậy.
Giữa những ngày tháng đầy mệt mỏi, tôi gặp V, người đàn ông sắp tới sẽ cùng tôi tổ chức đám cưới. Anh là đối tác của công ty nơi tôi làm việc, người mà chỉ mới gặp lần đầu đã tìm mọi cách xin số điện thoại của tôi để tiếp cận tôi. Chúng tôi yêu nhau sau những buổi gặp gỡ ít ỏi, những cuộc điện thoại ban đêm. Anh hơi chững lại khi tôi thú nhận về đứa con gái gần 4 tuổi. Gia đình anh phản đối, mẹ anh cố gắng tìm cách mai mối cho anh một cô gái khác nhưng không thể nào thay đổi được quyết định của con trai. Cuối cùng ông bà cũng phải đồng ý.
Sau khi nghe tôi thông báo việc sắp tái hôn, bố mẹ chồng cũ ngỏ ý muốn đón cháu gái về nuôi. Bố mẹ đẻ cũng khuyên tôi đây là phương cách tốt nhất nếu muốn bước đi bước nữa. Tôi nửa đồng ý nửa không, một phần vì nhớ con, một phần vì sợ ở với ông bà, được chiều chuộng quá cháu sẽ sinh hư. Nhưng ngược lại, tôi cũng lo nếu sống với mẹ, cháu sẽ ở trong cảnh con chung con riêng, đôi lúc gây khó xử cho cả tôi và V. nữa. Cháu lại là con gái, chuyện cha dượng con gái đôi khi rất tế nhị. Hiện giờ tôi rất hoang mang không biết làm thế nào. Rất mong chuyên gla tư vấn giúp.
Trân trọng cám ơn,
Trần Hạnh Nhi
(Quận Gò Vấp, Sài Gòni)
– Ý kiến của chuyên gia tâm lý:
Bạn Trần Hạnh Nhi thân mến,
Tôi xin được chia sẻ với bạn về đoạn đường gập ghềnh mà bạn đã trải qua. Thôi thì cái gì đã qua cho qua luôn, không nghĩ tới nữa vì chẳng thay đổi được gì. Người chổng cũ của bạn, với cái lối sống hoang đàng, vô tâm, vô trách nhiệm như vậy rồi chính anh ta sẽ có lúc nhận ra đâu mới thực sự là giá trị của cuộc sống mà thôi. \/iệc của bạn bây giờ là giải quyết thế nào cho tương lai phía trước, trong đó điều bạn quan tâm nhất là đứa con gái mới 4 tuổi.
Tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện như thế này:
Bác hàng xóm nhà tôi có một cô con gái đã ly dị chồng, đem con gái về ở cùng tại nhà bà ngoại. Tháng trước, cô ấy tiếp tục bước vào cuộc hôn nhân thứ hai. Ngày mẹ lên xe hoa về nhà chồng, hôm ấy đã 10 giờ đêm mà cô bé 5 tuổi vẫn nhất định Không chịu đi ngủ với bà, bé vác ghế ra cửa ngồi, nói: “Con ngồi đây chờ mẹ về”. Trời thì lạnh, bà ngoại năn nỉ thế nào cô bé cũng không nghe, nhất định ngồi đợi mẹ. Phải đến tận khuya, cháu mệt quá, buồn ngủ quá, ngủ gật, bấy giờ bà ngoại mới bế vào giường được. Câu chuyện này có thật. Và mỗi khi nhắc lại thì bà ngoại của cháu lại ứa nước mắt. Ấy là bà ngoại đấy chứ nếu là bà nội thì bà lại càng buồn và thương cháu hơn.
Hạnh Nhi ạ, chúng ta là mẹ. Chúng ta đã sinh con ra thì phải có trách nhiệm mang hạnh phúc và sự bình yên đến cho các con. Sự bình yên ấy, bao gồm cả việc tránh cho con không bị tổn thương. Con gái bạn đã thiệt thòi vì có một ông bố vô trách nhiệm rồi, bây giờ bạn lại bỏ con thiếu luôn cả mẹ nữa thì bé sẽ lớn lên thê nào với nói nhớ mẹ hằng đêm, với sự thiếu thốn tình yêu thương, chăm sóc của mẹ? Bé mới có 4 tuổi thôi mà!
Theo tôi, để đưa ra quyết định nên cho bé ở với ông bà nội hay ở với mẹ, bạn cần hỏi ý kiến hai người: con gái bạn và người chồng sắp cưới. Tôi nghĩ, phụ nữ lập gia đình lần thứ hai, cần phải gặp được người đàn ông độ lượng gấp nhiều lần so với người đàn ông thứ nhất. Anh ấy đến với bạn, yêu thương bạn, quyết định sống chung với bạn khi đã biết bạn có con riêng. Nói gì thì nói, yêu bạn, anh ấy phải chấp nhận cả con riêng của bạn với một trái tim nhân hậu và một tấm lòng độ lượng, vị tha. Nếu anh ấy không muốn sống chung, yêu cầu bạn phải tách cháu bé ra thì tôi nghĩ, bạn cũng không nên đến với người đàn ông ấy. Một người ích kỷ như thế, chẳng chóng thì chầy, lại sẽ nảy sinh mâu thuẫn trong cuộc sống mà thôi.
Bạn đã nói gì với anh ấy về ý định gửi cháu cho ông bà nội của cháu nuôi chưa? \/à anh ấy phản ứng thế nào? Còn với cháu bé, bạn đã từng hỏi cháu chưa? Hay bạn nghĩ rằng, khi bạn quyết định lẳng lặng mang cháu về, nói dối con ở với ông bà một vài ngày rồi mẹ sẽ về đón? Hay bạn định trốn con, ra đi không nói một lời nào? Bạn nghĩ một đứa trẻ 4 tuổi có chịu nổi sự từ bỏ ấy không, cho dù là vì bất cứ lý do gì? Ông bà nội đương nhiên sẽ yêu cháu, thương cháu vô bờ bến, sẽ nuôi dạy cháu cẩn thận, nhưng ông bà nội không thể thay thế được mẹ cháu, không bao giờ thay thế được bạn ạ.
Bạn còn trẻ, đời còn dài, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi bước lên xe hoa lần thứ hai. Hạnh phúc sẽ mỉm cười với những người biết trân trọng cuộc sống này, biết sống vì mình và vì người. Hãy thật cấn trọng, hãy nghĩ thật nhiều cho đứa con bé bỏng bạn nhé!
Chuyên gia tâm lý Tâm An
II. Chuyện tâm tình của một độc giả báo ANTG Cuối tháng
Thưa quý vị độc giả,
Tôi luôn cảm thấy bị dằn vặt trong lương tâm; luôn có cảm giác mình đã ngập sâu trong bể khổ cuộc đời, càng vùng quẫy càng không thể thoát ra được. Mỗi một ngày qua đi là một ngày tôi có cảm giác như mình vừa qua một cơn ác mộng hãi hùng.
Tôi và Phượng yêu nhau bằng mối tình đầu thắm thiết. Lúc ấy tôi là sinh viên năm thứ 4 Đại học Bách Khoa Sài Gòn (tức trường Kỹ sư Phú Thọ cũ trước 75), còn Phượng là sinh viên Cao đẳng Kinh Tế. Quê Phượng ở Nghĩa Đàn, còn tôi ở Nghi Lộc, hai huyện đều thuộc tỉnh Nghệ An nhưng cách xa nhau hơn trăm cây số. Chúng tôi tình cờ gặp nhau trên sân ga thành phố Vinh để cùng vào Sài Gòn đi học trở lại sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán. Có lẽ số phận đã sắp đặt, không hẹn mà Phương và tôi cùng ngồi cạnh nhau trên chuyến xe lửa tốc hành Bắc – Nam. Chúng tôi chuyện trò với nhau rất nhiều trên suốt con đường từ miền Trung vào tới miền Nam, đồng thờ rất có cảm tình với nhau. Khi tới Sài Gòn, chúng tôi trao đổi nhau địa chỉ và số điện thoại. Phượng ở ký túc xá nữ sinh viên còn tôi ở ký tức xá nam sinh viên, tương đối cũng gần nhau, thường đến thăm nhau và một tình yêu thắm thiết nẩy nở. Chúng tôi hẹn nhau sau khi ra trường, công việc ổn định sẽ tiến tới hôn nhân. Hai bên gia đình rất tán thành việc đó.
Tuy nhiên, sau khi hai đứa tốt nghiệp, cả hai đều có công ăn việc làm trong cơ quan nhà nước, đang tính đến việc hôn nhân thì tôi được học bổng của cơ quan cho sang Tiệp học thêm 2 năm về ngành thiết kế máy móc thuộc ngành kỹ sư cơ khí mà tôi đã tốt nghiệp. Phượng nói 2 năm không có là bao, Phượng sẽ chờ đợi tôi và ba mẹ Phượng cũng nói như vậy, tôi cứ yên tâm ra đi, bao giờ học xong, trở về thì sẽ tổ chức đám cưới.
Nhưng mọi sự đã đổi thay. Khi tôi trở về, Phượng không đi đón mà người đón tôi tại phi trường Nội Bài lại là M., cô em gái song sinh hiền dịu, giống Phượng như hai giọt nước. Tôi hỏi Phượng đâu, M. ngập ngừng, sau đó mới cho biết Phượng đã đi lấy chồng và dặn M. khi nào tôi về thì đi đón giùm đồng thời thay Phương trông nom săn sóc cho tôi…
Quá đau khổ, tôi ở nhà chơi với ba mẹ và anh chị em ít lâu rồi lại xin sang bên Tiệp học thêm 3 năm nữa để làm luận án tiến sĩ cơ khí. Ở nhà, thỉnh thoảng M. vẫn từ Nghĩa Đàn sang Nghi Lộc thăm ba mẹ tôi. Tính nết M. cũng dịu dàng thùy mị giống hệt như Phượng nên ba mẹ tôi quý M. lắm, coi M. như con dâu tương lai, thay thế cho người “con dâu hụt” mà ông bà cũng rất quý mến là Phượng.
Một điều bất ngờ, trong thời gian tôi ở bên Tiệp lần thứ hai, có lần M. đi công tác với cơ quan sang thủ đô Pra-ha (Prague) của Tiệp một tuần lễ. Nàng đến thăm tôi. Buổi tối hôm ấy hai anh em đi ăn rồi mặc áo pa-đờ-suy lang thang trên đường phố trong trời đông lạnh có tuyết rơi nhè nhẹ, chuyện trò với nhau nhiều điều. M. nói thật rằng nàng thầm yêu tôi từ lâu lắm rồi, từ ngày Phượng còn liên lạc với tôi vì thấy mối tình giữa tôi và Phượng quá đẹp, M.rất mơ ước được như thế. Chỉ một câu nói ấy thôi, tôi biết rằng tôi sẽ yêu cô em gái song sinh của Phượng.
Sau khi học xong, về nước, tôi kết hôn với M. và sau đây là câu chuyện nối tiếp, giải thích tại sao đang tự nhiên Phượng lại phụ bạc tôi mà đi lấy chồng như vậy và nàng đã ly hôn với chồng.
o0o
Cái tin Phượng ly hôn đến với chúng tôi quá đột ngột. Ngay cả M. cũng rất sốc bởi vì cho đến thời điểm này, M. vẫn tin rằng Phượng đã an phận với những gì đã an bài và cũng chính là sự lựa chọn của Phượng.
Cả M. cũng rất đau khổ như tôi khi biết Phượng đã cố tình giấu cả nhà những rạn vỡ trong cuộc hôn nhân gượng ép, để mọi người có thể an tâm lo cho đám cưới của em gái mình. Khi mọi chuyện đã xong, đã tốt đẹp, Phượng mới công bố tình trạng của cuộc hôn nhân ngay từ đầu đã bất ổn.
Đến bây giờ, tôi và M. – vợ tôi – mới biết rằng chính người đàn ông rắp tâm chiếm đoạt Phượng, để sau này cưới và trở thành chồng Phượng, đã đến bưu điện nhờ người quen ngăn chặn những bức thư của tôi gửi cho Phượng ngay sau khi tôi từ Việt Nam sang Tiệp gửi về. Những bức thư chứa bao nhiêu câu hỏi, và cần ở Phượng một lời giải thích cho sự trốn chạy có vẻ xấu xa của Phượng đã không bao giờ đến được tay Phượng. Tôi đã sững sờ cả người khi biết được sự thật ấy.
Nhưng hạnh phúc gia đình không dựa trên tình yêu thì không thể tồn tại lâu bền được, huống hồ cuộc hôn nhân của Phượng lại tạo nên từ những âm mưu hèn hạ. Mặc dầu đã chiếm đoạt được Phượng, đã có trong tay người phụ nữ bao nhiêu lâu anh ta đã mất công theo đuổi, chồng Phượng quay ra hành hạ Phượng cho bõ tức.
Hắn luôn bị ám ảnh bởi việc chỉ chiếm đoạt được thể xác Phượng, con người Phượng, mà không thể nào chiếm đoạt được tâm hồn, tình cảm của Phượng. Chính vì vậy mà anh ta luôn hành hạ, giày vò Phượng. Đỉnh điểm của sự tàn nhẫn là sau khi cưới nhau được 3 tháng, khi Phượng đang có thai, chỉ vì ghen tức với quá khứ là tình yêu của Phượng với tôi mà y đã đánh Phượng đến trụy thai.
Phượng bỏ nhà chồng, đến cơ quan ở và kiên quyết chia tay với hắn. Mọi chuyện xảy ra ngay sau đám cưới của Phượng trong thời gian ngắn nhưng Phượng cố giấu mọi người. Nhất là khi biết em gái mình sẽ làm đám cưới với tôi, người yêu cũ của Phượng, Phượng lại càng giấu chuyện riêng tư để tất cả mọi người trong gia đình an lòng.
Cho đến khi đám cưới của vợ chồng tôi xong xuôi, em gái Phượng cũng đã có bầu thì Phượng không còn có thể giấu chuyện được nữa. M., vợ tôi, khóc nức nở kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện hôn nhân của chị gái mình và tình hình của Phượng, thì đến lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra sự thật. Điều đáng nói là mặc dầu Phượng đã chính thức ly thân và tuyên bố không thể quay trở lại với chồng nữa nhưng chồng Phượng vẫn tìm mọi cách phá bĩnh cuộc sống của Phượng.
Anh ta không chịu ly hôn, luôn đên khu tập thể gây chuyện, đánh đập và chửi bới Phượng. Những trận đòn ghen, những kiểu xỉ nhục Phượng của anh ta không thể diễn tả nổi. Anh ta thường gây chuyện tại khu tập thể của cơ quan Phượng, đánh Phượng trước mặt mọi người, nắm tóc lôi Phượng xềnh xệch vào trong nhà, đốt hết quần áo và đập phá đồ đạc của Phương. Hàng xóm chạy sang can ngăn, anh ta chửi luôn cả hàng xóm. Họ bèn gọi công an đến giải quyết và lần nào anh ta cũng hèn nhát bỏ đi trước khi công an tới.
Phượng một mực chịu đựng mọi sự hành hạ của chồng để làm sao đi đến được kết quả ly hôn. Thế nhưng càng thấy Phượng nhịn nhục, chồng Phượng càng làm càn và không từ một thủ đoạn nào để hành hạ vợ vì vợ không chịu quay về sống với mình. Đỉnh điểm của bi kịch xảy đến đúng vào lúc vợ tôi mới sinh con gái được 2 tuần.
Lần này, chồng Phượng đến khu tập thể của Phượng và đánh Phượng đến mức gãy hai xương sườn và rách da đầu phải khâu 5 mũi. Hàng xóm đã gọi cho vợ chồng tôi, và chính tôi chứ không phải ai khác, đã đến đấy giải cứu Phượng, gọi công an, đưa Phượng đi cấp cứu ở bệnh viện và làm đơn trình báo giùm Phượng.
Vậy là sau gần 2 năm, tôi và Phượng lại đối diện nhau trong một hoàn cảnh thật trớ trêu. Ôm Phượng trên tay, gương mặt và đầu tóc Phượng bê bết máu, tôi chỉ biết khóc. Nước mắt đàn ông chảy ngược vào tim, đau đớn không tả nổi. Phượng ngất lịm trên tay tôi.
Tôi không còn biết làm gì nữa, chỉ kịp gọi cho vợ, thông báo tình hình của Phượng và cho biết tôi đang ở bệnh viện để có người nhà trong khi Phượng được cấp cứu. Vợ tôi cũng khóc và dặn tôi cố gắng chăm sóc cho Phượng vì ở nhà, mẹ vợ tôi đang phải ở cùng chăm sóc cho hai mẹ con cô ấy kỳ sinh nở, không có ai lo cho Phượng ngoài tôi và bố chạy đi chạy lại. Mà bố vợ tôi cũng già rồi, ông không giúp gì được nhiều.
Cổ nhân có câu: “Tình cũ không rủ cũng đến” không biết có đúng trong trong trường hợp của tôi và Phượng không. Tôi chỉ biết rằng tôi đã xót xa cho tình cảnh của Phượng và thương Phượng đến quặn lòng. Tôi muốn ôm Phượng vào lòng, an ủi Phượng là tại sao cuộc đời Phượng lại ra nông nỗi này và tôi cứ để cho Phượng khóc. Nhưng giữa bản năng và ước muốn giản dị ấy với những rào cản của phạm trù đạo đức, vì dù sao ngày xưa chúng tôi yêu nhau nhưng bây giờ giữa chúng tôi lại là quan hệ em rể và chị vợ. Thật khó nói hết sức.Tôi vừa đi làm, vừa chăm sóc vợ mới sinh, vừa phải qua lại viện trông nom Phượng suốt gần một tháng.
Ngày đón Phượng xuất viện, tôi đưa Phượng về lại căn hộ tập thể của Phượng ở cơ quan. Mua lại cho Phượng từng cái xoong, cái nồi cơm điện, cái bát cái chén, và từng cái móc áo nhỏ. Tôi lặng lẽ thu xếp lại cuộc sống cho Phượng trong sự ủng hộ và nhờ cậy của chính vợ tôi, em gái của Phượng
Vợ tôi đã nhờ tôi gần gũi chị của cô ấy trong lúc này để giúp Phượng vượt qua nỗi đau và sự xuống dốc về mặt tinh thần. Vợ tôi quá yêu tôi và tin tưởng ở tôi. Tâm hồn trong sáng chưa từng vướng bụi trần hay những hệ lụy đau khổ cuộc đời đã cho vợ tôi một tấm lòng nhân hậu vô hạn. Trời ơi, nhưng lòng tốt, sự nhân hậu đôi khi lại là thứ vũ khí làm hại chính mình. Lòng tốt, sự nhân hậu của vợ tôi đã khiến tôi phạm lỗi.
Trong những ngày tháng ở bên Phượng, giúp Phượng vực dậy tinh thần, tôi và Phượng đã không thể giữ được giới hạn. Những yêu thương, xót xa, chia sẻ, những đớn đau, và vô vàn những thứ cảm giác khác nữa đã đẩy chúng tôi ập vào nhau trong tận cùng của nỗi ân hận. Nhiều đêm dài, bàng hoàng tỉnh dậy bên vợ con, ngắm gương mặt thiên thần của con gái và vẻ thánh thiện của gương mặt vợ áp vào ngực tôi, nước mắt tôi chảy ra…
Tôi đã tự hỏi mình không biết bao nhiêu lần là tôi có yêu vợ tôi không, và lần nào tôi cũng biết câu trả lời chắc chắn là tôi rất yêu cái tổ ấm bé nhỏ của mình, yêu vợ yêu con nhiều lắm. Tuy nhiên, tôi không thể nào cắt đứt được mối quan hệ thầm kín với chị vợ là người yêu cũ. Cả tôi và Phượng đều cảm thấy sự khốn nạn của bản thân mình.
Đã bao nhiêu lần tôi lang thang trong đêm để trốn chạy sự trớ trêu của số phận, và những lần lang thang ấy, tôi gặp chính Phượng cũng đang lang thang đau khổ chạy trốn tình cảm của mình. Chúng tôi lại lao vào nhau trong một thứ tình cảm còn hơn cả tình yêu ngày xưa, bởi nó pha trộn sự đau đớn của tình yêu tội lỗi với cơn khát mê muội của tình dục, và sự hèn hạ của dục vọng. Ông trời ơi, sao ông trời lại cứ cố tình trêu cợt tôi mãi.
Tôi đã bất lực và vô cùng đau khổ. Chúng tôi luôn luôn chia tay nhau sau mỗi cuộc lao đến bên nhau. Ba tháng, tôi và Phượng sống trong đau đớn, tội lỗi và dục vọng… Cho đến một ngày, Phượng âm thầm bỏ vào trong Nam. Phượng chỉ gửi cho tôi một tin nhắn: “Phượng phải ra đi vì không thể làm cho M. em gái của Phượng bất hạnh. Nếu H. còn yêu thương Phượng, vẫn trân trọng những gì giữa hai chúng ta thì xin hãy dồn hết tình cảm của mình cho em gái Phượng, chính là vợ của H. hiện tại. Hãy thay Phượng chăm sóc cho M. Đừng liên lạc và đừng gọi điện thoại cho Phượng nữa, Phượng đổi sim rồi”.
Tôi biết đó là một quyết định đúng đắn và can đảm của Phượng. Tôi biết ơn Phượng vô cùng vì Phượng đã cứu gia đình bé nhỏ cũng như cuộc hôn nhân của tôi bằng cách vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời tôi. Chúng tôi đã tôn trọng quy ước của nhau. Tôi không bao giờ liên lạc với Phượng ngoài việc nhận thông tin về Phượng từ vợ tôi và bố mẹ vợ tôi.
Tôi đã sống bình thản trở lại dù trong lòng không phải là đã hết nhớ Phượng. Thỉnh thoảng tim tôi lại đau nhói khi nhận được tin tức về Phượng từ vợ tôi. Mỗi lần vào Sài Gòn công tác, vợ tôi đều đến thăm chị gái mình và ở lại một hai hôm để tâm sự với chị.
Tuy nhiên, Phượng và tôi không thể trốn chạy hoặc tránh mặt nhau mãi mãi bởi vì giữa chúng tôi có một gia đình lớn mà trong đó tôi là em rể, Phượng là chị vợ. Cho đến một ngày, Phượng đã làm cho tôi ngạc nhiên kinh khủng khi trở về thăm nhà và dắt theo cậu con trai 3 tuổi. Phượng vẫn đẹp như xưa nhưng đậm đà hơn với nỗi buồn thoang thoáng, một vẻ đẹp trời phú dù sau bao nhiêu thăng trầm, đau khổ.
Cậu con trai rất kháu khỉnh, giống mẹ đôi mắt buồn. Buổi tối hôm đó, vợ tôi sau khi tụ tập trong bữa cơm sum họp gia đình ở nhà ông bà ngoại mừng Phượng về chơi; ban đêm, khi vợ chồng đi ngủ, vợ tôi ôm chặt lấy tôi, rơm rớm nước mắt nói nhỏ: “Chị Phượng có con trai rồi nhưng chị ấy kín lắm, không tâm sự cho em hay bố mẹ biết cha của cháu bé là ai. Anh cũng đừng hỏi vì đấy là chuyện riêng tư của chị Phượng và chắc chị ấy có lý do riêng để không chia sẻ. Chị Phượng sống lặng lẽ lắm, hầu như không nói gì về mối tình của chị ấy và cha của cháu bé. Thôi, dù sao chị ấy cũng có một đứa con để yêu thương, chăm sóc, bù lại những bất hạnh thiệt thòi. Không hiểu sao em luôn có cảm giác là sự thiếu may mắn của chị Phượng có một phần lỗi của em trong đó”. M. nói với tôi rồi ôm tôi khóc.
Tôi bàng hoàng trước những lời vợ tôi nói. Và cũng chính lúc này tôi mới hiểu thêm một lý do quan trọng nữa là tại sao Phượng một thân một mình, đáng lẽ sống gần bố mẹ, gần em gái để có tình cảm gia đình sau những mất mát đã qua thì Phượng lại lặng lẽ ra đi, vào Sài Gòn một mạch 3 năm sau mới dắt con trở về thăm bố mẹ. Nhìn gương mặt con trai của Phượng, tôi bàng hoàng thấy gương mặt của chính tôi ở đó.
Quý vị độc giả ơi! Tôi đã làm gì thế này? Tôi phải làm sao bây giờ, phải sống tiếp ra sao, phải hành xử thế nào để xóa bỏ được cái cảm giác tội lỗi, để sống đúng mà không sai lầm?
Đoàn Dự