Những người phụ nữ đáng trách

Cà Thị Út viết lời khai

Đặt “cuội” 150 mâm cỗ cưới

Cơ quan công an điều tra và VKSND tỉnh Điện Biên đang lấy chứng cứ, lời khai để củng cố thêm hồ sơ trước khi có biện pháp tố tụng tiếp theo đối với Cà Thị Út, người lợi dụng sự quen biết,  đặt “cuội” 150 mâm cỗ cưới khiến nhà hàng Tâm Phúc ở TP Điện Biên Phủ bị thiện hại nặng nề (khoảng hơn 200 triệu đồng,  tức gần 10.000 đô la Mỹ; nhưng đây là TP  thượng du, nhà hàng vốn liếng ít nên con số đó  là rất lớn.- ĐD ), khiến vợ chồng anh Vũ Thế Long chủ nhà hàng chỉ còn biết ôm nhau mà khóc.

Đại tá Tráng A Tủa – giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, ngày 3/10/2020 cho biết, việc Cà Thị Út lừa đặt 150 mâm cỗ có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, không chỉ lừa nhà hàng Tâm Phúc của vợ chồng anh Vũ Thế Long làm 150 mâm cỗ cưới mà trước đó, Út còn “cuội” tiền 7 mâm cỗ ăn trước cộng với hơn tiền đặt gà sống (gà làm rồi), giò chả, v.v… Cà Thị Út hứa trả số tiền  khoảng 30 triệu đồng của 7 mâm cỗ và các thứ khác Út đặt nhà hàng “ship” đến nhà trai, nơi Út sẽ cho địa chỉ va sẽ thanh toán cùng với tiền dựng rạp, tiền  150 mâm cỗ, v.v… tại nhà hàng Tâm Phúc sau.

Rạp cưới và cỗ cưới tại nhà hàng Tâm Phúc

Tin lời Út nên vợ chồng anh Long không đòi Út đặt cọc trước. Ở Sài Gòn, Hà Nội và hầu hết các nơi khác, hễ đặt tiệc là phải đặt cọc khoảng 25 – 30% so với giá tiền bữa tiệc. Mua nhà cũng vậy, đều phải đặt cọc và làm hợp đồng đàng hoàng. Nếu người bán đổi ý sẽ phải trả lại tiền cọc và đền một số tiền bằng với tiền cọc (thường gọi là đền gấp đôi tiền cọc), còn nếu người mua đã đặt cọc rồi mà đổi ý không mua nữa vì bất cứ lý do gì đều mất số tiền cọc. Không hiểu tại sao vợ chồng anh Long  không bắt Cà Thị Út đặt cọc trước như vậy. Một phần do quen biết, phần khác có lẽ do thời gian dịch bệnh Covid-19, nhà hàng ít khách, ế ẩm, có khách đặt tiệc là quý nên “xính xái”, không dám đòi Út đặt cọc chăng? Út đã lợi dụng chuyện này để “xù” 7 mâm cỗ và các thứ khác có giá trị khoảng 30 triệu đồng nhưng làm hại vợ chồng anh Long bữa “tiệc lớn” 150 mâm cỗ, tổng số thiệt hại tới 200 triệu đồng. Cô gái người dân tộc thiểu số Thái này đâu có hiền lành gì như chúng ta tưởng.

Theo công an TP Điện Biên Phủ, Út khai mình là khách thường xuyên của nhà hàng Tâm Phúc, qua lại nơi đây ăn uống nên quen biết chủ nhà hàng là anh Vũ Thế Long.

Đầu tháng 8/2020, Út đặt anh Long 7 mâm cỗ với giá 7 triệu đồng, dặn nhà hàng giao đến địa chỉ do Út cho biết, rồi chiếm đoạt, không trả tiền. Đến ngày 22/9, khi anh Long gọi điện thoại đến đòi, Út nói sắp tới sẽ đặt tiệc cưới tại nhà hàng của anh sẽ trả một thể.

Cùng ngày 22/9 đó, Út gọi điện thoại cho anh Long, yêu cầu cung cấp 156 ký gà sống (gà đã làm sẵn nhưng còn nguyên con), 40 ký giò chả, 180 hộp mía (dùng để ăn tráng miệng), trị giá gần 23 triệu đồng, cộng với 7 triệu đồng tiền 7 mâm cỗ là 30 triệu đồng, để tổ chức tiệc báo hỷ. Đồng thời, Út đặt nhà hàng Tâm Phúc dựng rạp, phông màn, bàn ghế  và làm 150 mâm cỗ, khách sẽ tới dự tại nhà hàng của anh Long.

Tính từ ngày 24 – 26/9, anh Long đã chuyển đủ số thực phẩm nói trên cho Út và ngày 30/9 đã chuẩn bị đầy đủ 150 mâm cỗ cưới theo Út yêu cầu.

Đến ngày 30/9, thấy “tiệc cưới” vắng tanh không có ai đến dự, anh Long không hiểu gì cả mà cũng nóng ruột, bèn gọi điện thoại cho Út nhưng điện thoại của Út khóa máy. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, anh Long đành làm đơn trình báo công an phường Mường Thanh về vụ việc Cà Thị Út đặt 150 mâm cỗ cưới, nhà hàng của anh đã thực hiện đầy đủ mà Út tự ý hủy hợp đồng không rõ lý do.

Hai ngày sau, sáng 2/10, công an phường Mường Thanh cho biết đã tìm thấy Cà Thị Út và đã đưa về cơ quan công an điều tra để làm rõ sự việc nói trên.

Trước ngày 2/10, chị T. vợ anh Long cho biết, từ hôm xảy ra vụ việc, vợ chồng chị vừa phải chạy khắp nơi để lo giải quyết số lượng cỗ “ế” và trông coi việc  thu dọn, trả các đồ dùng dựng rạp cưới, phông màn cho nơi đã thuê…

Theo chị T, do Cà Thị Út là khách quen thường đến ăn tại quán nên khi Út đặt cỗ cưới, anh chị tin tưởng, không bắt Út đạt tiền cọc trước và không làm hợp đồng, chỉ nói miệng.

Chị  T cho biết, sáng 30/9 Út còn  trực tiếp đến nhà hàng 2 lần để kiểm tra xem cỗ bàn làm có hợp ý mình hay không và nhân đó cho mọi người xem ảnh đám cưới của y thị, đồng thời đặt thêm 5 mâm cỗ dự phòng, đề nghị nhà hàng bố trí tiệc cưới cho thật lịch sự, tốt đẹp.

Tuy nhiên, chị T cũng cho biết, kể từ đó liên lạc lại với Út không được. Hai vợ chồng  biết bị lừa nên trình báo công an.

Tổng thiệt hại của vợ chồng anh Long vào khoảng 200 triệu đồng. Hai vợ chồng chỉ còn nước ôm nhau mà khóc. Không thể nào ăn hết 155 mâm cỗ dùng cho ít nhất là 620 người. Hai vợ chông bí quá đành giải quyết bằng cách đi từng nhà hàng xóm láng giềng, bà con họ hàng, người quen kẻ thuộc nhờ đến “khuân” giùm với giá rẻ mạt bằng 1/3 giá tiền mỗi mâm, tức khoảng 300 nghìn đồng so với 1 triệu đồng theo giá chính thức, và chị T cũng xin mọi người thông cảm, “lấy giùm” là tốt chứ muốn trả thế nào cũng được. Cuối cùng, 155 mâm cỗ cũng tiêu thụ hết.

Như vậy, Cà Thị Út đã chiếm đoạt của vợ chồng anh Vũ Thế Long số lượng thực phẩm có giá trị 30 triệu đồng, nhưng thực chất đã làm hại nhà hàng Tâm Phúc tổng số tiền la 200 triệu đồng, chỉ thu về được khoảng hơn 70 triệu đồng nhờ lòng tốt của bà con, hàng xom láng giềng đã “giải cứu” giùm.

Cà Thị Út năm nay 24 tuổi, gốc người dân tộc thiểu số Thái-trắng (thường mặc đồ trắng theo truyền thống gọi là Thai-trắng, mặc đồ đen gọi là Thái-đen chứ họ không có gì khác nhau). Năm 2018, Út đã tốt nghiệp trường Sư phạm mầm non tỉnh Điện Biên (chuyên dạy các bé từ Mẫu giáo trở xuống) nhưng chưa có việc làm. Cha mẹ Út rất nghèo, chưa nói sõi tiếng Kinh. Khi được mời đến công an phương, ông bà chỉ khóc, lắc lắc tay ra hiệu và bập bẹ nói: “Ngheo lam, không co tien đên…”.

Xử phạt thế nào?

Luật sư Diệp Năng Bình thuộc Đoàn Luật sư Sài Gòn cho biết, hành vi gian dối của Cà Thị Út có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (thực tế là 7 mâm cỗ, 156 ký gà nguyên con, 40 ký giò chả, 180 hộp mía…)  với giá khoảng 30 triệu đồng, nhưng Út đã làm hại nhà hàng Tâm Phúc của vợ chồng anh Vũ Thế Long tổng cộng khoảng 200 triệu đồng nếu không có hàng xóm láng giềng và bà con họ hàng “giải cứu” giùm khoảng 70 triệu đồng. (Ghi chú: Xin phân biệt, một “mâm” ở ngoài Bắc, ngồi từ 4 tới 6 người nên giá 1 hay 2 triệu đồng. Còn một “thồi” ở trong Nam ngồi từ 10 tới 12 người nên giá thường là từ 4,5 tới 8 triệu đồng/thồi. Ở nhiều nhà hàng-khách sạn 5 sao, giá cả tính theo đô-la, từ 400 tới 600 Mỹ kim tức khoảng từ 10 triệu tới 15 triệu đồng /thồi. “Tậu” được một cô vợ là “mệt” nên ngay cả các cậu Việt kiều về cưới vợ VN cũng ít dám đặt tiệc ở các nhà hàng-khách sạn “xịn”này.- ĐD).    

Cho rằng sự việc vừa xảy ra là rất hy hữu, luật sư Bình nhấn mạnh, cơ quan chức năng cần xác định giá trị các cỗ bàn mà cô gái này chiếm đoạt để có hướng xử lý phù hợp.

Ông nói: “155 mâm cỗ không phải mục đích chiếm đoạt của Cà Thị Út mà đó chỉ là sự lừa dối để đương sự tìm cách “hoãn binh” trong khi không có tiền trả 7 mâm cỗ cộng với các thứ khác. Xem ra, tội của Cà Thị Út nặng hơn nếu y thị chỉ “xù” 30 triệu đồng giá tiền của 7 mâm cỗ và các thứ khác”.

Còn theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, việc Út đặt 7 mâm cỗ đã có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra có thể xem xét truy cứu theo quy định tại Điều 174 BLHS.

Đối với việc “xù” 155 mâm cỗ, nhiều luật sự có cùng quan điểm cho rằng số tiền mà nhà hàng Tâm Phúc đã bỏ ra để làm cỗ và dựng rạp, đó là khoản nhà hàng bị thiệt hại. Do đó, Út có trách nhiệm phải bồi thường.

Người phụ nữ đánh chết nhân tình

H’Lhot và khúc tre tang vật đánh chết nhân tình

Sáng 15/10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ Hơ Lót  (H’Lhơt), 53 tuổi, ngụ tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, để điều tra về hành vi giết người. Nạn nhân là ông Y Trinh Knul (57 tuổi, ngụ tại xã Ea Ktur, cùng huyện Cư Kuin).

Theo kết quả điều tra, từ năm 2008 đến nay, bà H’Lhơt và nạn nhân có tình cảm yêu đương và thường xuyên qua lại với nhau.

Sáng 12/10/2020, ông Y Trinh chở bà H’Lhơt đến nhà một người quen ở xã Ea Kao (TP Ban Mê Thuột) nhậu với bạn. Sau khi nhậu xong, ông Y Trinh gọi bà H’Lhơt ra về thì thấy bà H’Lhot  đang nói chuyện với người đàn ông khác. Thấy vậy, ông Y Trinh ghen tuông chửi bới bà H’Lhơt ngay tại nhà người quen.

Về đến nhà, ông Y Trinh lại tiếp tục chửi bới thì bị người phụ nữ này lấy một khúc tre lớn rất chắc đánh vào đầu. Sau đó, hai người chẳng ai nói với ai tiếng nào, bỏ đi ngủ. Sáng hôm sau, thấy Y Trinh thở thoi thóp, nằm bất động nên bà H’Lhơt nhờ người thân chở nạn nhân đến bệnh viện. Chiều hôm sau tức 13/10, ông Y Trinh tử vong do tổn thương sọ não, hoại tử hai bán cầu não.

Tại cơ quan điều tra, bà H’Lhơt khai thời gian gần đây ông Y Trinh thường ghen tuông và đánh đập mình nên bà tức giận lỡ tay gây ra án mạng.

Chiếm đoạt 28 lượng vàng của khách hàng, nữ nhân viên ngân hàng lãnh 13 năm tù

Để có tiền tiêu xài, nữ nhân viên của một ngân hàng có chi nhánh tại Cần Thơ đã  rút trộm dần 28 lượng vàng của khách hàng. Không có vàng để bù đắp, bị cáo lấy vàng từ tài khoản của một khách hàng khác để chuyển vào tài khoản đã rút trộm nhằm che giấu chuyện “thụt két” của mình. Khi sự việc vỡ lở, nữ nhân viên này bị bắt, lãnh 13 năm tù và phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

Trần Thị Ngọc Châu, nhân viên ngân hàng, tại tòa Cần Thơ

Ngày 15/10/2020, TAND TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm vụ án Trần Thị Ngọc Châu (33 tuổi, quê quán tại Bạc Liêu) về tội “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản” và tuyên phạt Ngọc Châu mức án 13 năm tù.

Tòa nhận định, bản thân bị cáo là giao dịch viên của của ngân hàng nhưng đã lợi dụng công việc được giao là giữ các sổ sách, liên lạc trực tiếp với khách hàng song  Ngọc Châu đã lập các chứng từ giả để rút dần tổng cộng 28 lượng vàng trong tài khoản của khách hàng để bán đi, tiêu xài riêng.

Khi khách hàng thông báo sẽ rút hết số vàng đã gửi của mình. Để có vàng bù đắp vào tài khoản của khách hàng này, Ngọc Châu đã chuyển 28 lượng vàng từ tài khoản của một khách hàng khác vào tài khoản của khách hàng đã thông báo sẽ rút vàng đó.

Hành vi phạm tội của bị cáo đã thực hiện trong thời gian dài và gồm nhiều lần. Khi vị khách bị chuyển số vàng trong tài khoản của mình, đến  ngân hàng để kiểm tra số vàng mình đã gởi, mới phát hiện ra mình bị mất 28 lượng vàng.

Trong thời gian đầu khi bị công an điều tra, bị cáo đã thú nhận, khai báo thành khẩn nhưng sau đó lại phản cung, đưa ra những lý lẽ biện bạch hết sức vô lý như bị công an ép cung, nhân viên điều tra mớm lời khai báo ..vv.. Bị cáo không biết rằng tất cả các hình ảnh, lởi lẽ trong khi điều tra đều được camera ghi lại đấy dủ, không ai có thể ép cung hay mớm lời khai được.

Tuy nhiên, bị cáo đã nộp lại 500 triệu đồng, tương đương vói khoảng 10 lượng vàng tại thời điểm đó để khắc phục phần nào hậu quả. Đây là một tình tiết có thể giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo. Còn con số 18 lượng vàng còn lại ngân hàng sẽ phải bồi thường cho khách hàng trong khi chờ đợi tòa án phát mại một phần tài sản của Ngọc Châu để trả lại cho ngân hàng.

Trần Thị Ngọc Châu là giao dịch viên của ngân hàng nói trên từ năm 2013. Đến năm 2017, bị can được chuyển sang làm chuyên viên kiểm soát hồ sơ và quản thủ số vàng do ngân hàng ký hơp đồng “giữ hộ” các khách hàng.

Ngày 23/7/2013, ngân hàng ký hợp đồng giao dịch vàng (tức khách hàng gửi vàng có đóng lệ phí, gửi đôla thì không phải đóng lệ phí  và ngân hàng giữ giùm), khách hàng là bà Nguyễn Thị Thúy Lan, ngụ tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Khi mở tài khoản gửi vàng, bà Thúy Lan có đăng ký thông tin khách hàng, trong đó có số điện thoại để theo dõi số dư, phát sinh giao dịch. Ngân hàng đã phân công Ngọc Châu liên lạc với khách hàng này từ ngày 24/10/2013.

Do muốn có tiền chi xài cá nhân, Ngọc Châu đã nhiều lần thực hiện các chứng từ giả để rút trái phép 28 lượng vàng SJC trong tài khoản gửi vàng của bà Thúy Lan.

Bà Hạnh và 2 con trai tại tòa Sài Gòn

Đến đầu tháng 11/2017, khi bà Lan có nhu cầu rút vàng, Châu sợ bị phát hiện nên đã chuyển 28 lượng vàng từ tài khoản của bà Mai Thị Bạch Loan (có số dư là 30 lượng vàng), nhập vào tài khoản “treo” (tài khoản trống, dự phòng) của ngân hàng. Sau đó, từ tài khoản “treo” này, Châu chuyển vào tài khoản của bà Thúy Lan để bù vào số lượng vàng Châu đã chiếm đoạt trước đó. (Tóm lại, Châu lấy vàng của bà Bạch Loan bù vào số vàng đã rút trộm trong tài khoản của bà Thúy Lan).

Ngày 1/2/2019, bà Bạch Loan đến ngân hàng để xác định số vàng mình đã gửi, đồng thời xem giá mua của ngân hàng là bao nhiêu để bán bớt đi một ít. Sau khi nhân viên kiểm tra tài khoản của bà Bạch Loan thì thấy bà chỉ còn có …2 lượng vàng!

Châu là người giữ các giấy tờ về việc gửi vàng vào, rút vàng ra đối với tài khoản của bà Bạch Loan. Sợ bị phát hiện nên, Châu đã lấy các giấy tờ đó đem hủy bỏ từ trước. Cho đến khi giám đốc chi nhánh ngân hàng đến làm việc thì Châu mới thừa nhận hành vi chiếm đoạt tài sản khách hàng đã gửi ngân hàng của mình.

Tòa tuyên án Châu phải bồi thường toàn bộ 28 cây vàng (Châu đã “khắc phục” 500 triệu đồng tức tướng đương với 10 cây), sẽ bị phát mại một phần tài sản để bồi thường tiếp 18 cây vàng cho bà Bạch Loan và bị 13 năm tù.

Cả gia đình vướng vòng lao lý trong một vụ án giết người

Gia đình khá giả, êm ấm, có vợ con rồi nhưng Nguyễn Văn Xe vẫn có nhân tình hơn mình tới 8 tuổi. Trong lúc tức giận, Xe sát hại nhân tình rồi bỏ trốn. Khi bệnh nặng, Nguyễn Văn Xe lén quay về nhà sống cùng vợ con, khiến họ bị liên lụy về tội che giấu tội phạm.

VKSND Sài Gòn đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ qua tòa án, đề nghị truy tố đối với Nguyễn Văn Xe (53 tuổi, ở quận Gò Vấp, Sài Gòn) về tội giết người.

Liên quan đến vụ án, bà Trần Lệ Hạnh (58 tuổi, vợ Xe) cùng hai con trai là Nguyễn Quốc Thới (36 tuổi) và Nguyễn Dân An (33 tuổi) cũng bị truy tố về tội che giấu tội phạm.

Theo cáo trạng, năm 1998, Nguyễn Văn Xe từ Sài Gòn lên TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai lập xưởng tái chế nhựa. Đã có vợ con nhưng ông Xe vẫn quan hệ tình cảm với một người đàn bà lớn hơn ông 8 tuổi, đồng thời nhiều lần vay mượn tiền bạc của người phụ nữ này.

Tối 24/01/2005, Xe chở nhân tình về Sài Gòn thuê khách sạn tại quận 11 để ở và quan hệ tình dục.

Chiều hôm sau, giữa họ xảy ra mâu thuẫn do người đàn bà ghen tuông, yêu cầu ông Xe phải công khai hóa chuyện tình cảm, ly hôn với vợ để cưới bà ta, nhưng ông Xe không đồng ý. Trong cơn tức giận, bà này xách chiếc ghế đẩu gỗ đánh lên đầu ông Xe. Ông này giằng  dược chiếc ghế đó, đập túi bụi lên đầu, lên mặt và ngực nhân tình, khiến bà này tử vong. Sau khi gây án, ông Xe hoảng sợ bỏ trốn.

Một ngày sau, nhân viên khách sạn kiểm tra phòng phát hiện sự việc, trình báo công an. Đầu tháng 2/2005, công an Sài Gòn ra quyết định khởi tố đồng thời truy nã đối tượng Nguyễn Văn Xe.

Trong thời gian bỏ trốn, ông ta lấy tên là Tám Xe, hành nghề xe ôm ở nhiều nơi. Đến năm 2006, Xe thường liên hệ với gia đình để trao đổi về việc vay nợ ngân hàng mua căn nhà ở phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú và thỉnh thoảng lén về trước cửa nhà ngủ qua đêm (để chuẩn bị… chạy).

Hơn chục năm sau, do bị mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, tiểu đường tip 2, viêm gan siêu vi C,  nên ông Xe đã về sống cùng vợ con ở quận Gò Vấp để được vợ con  chăm sóc. Khi vào bệnh viện chạy thận, chữa bệnh, Xe vẫn dùng tên giả. Đến ngày 18/2/2020, Xe bị bắt theo lệnh truy nã.

Cơ quan điều tra xác định, năm 2005 công an đã đến nhà truy bắt Xe và thông báo cho mẹ con bà Hạnh biết việc chồng bị truy nã về tội giết người – một tội nghiêm trọng. Từ năm 200 – nhưng bà Hạnh cùng hai người con vẫn bí mật chu cấp tiềnbạc  cho Xe điều trị bệnh. Đến năm 2016, bệnh quá nặng, Xe không thể đi lại nên bà Hạnh và các con đưa ông ta về chung sống. Do đó, công an có đủ căn cứ xác định bà Hạnh và hai người con trai đã che giấu tội phạm trong nhà mà không khai báo.

Quá trình giải quyết vụ án, gia đình nạn nhân tử vong yêu cầu Xe phải bồi thường 80 triệu đồng chi phí mai táng, 100 triệu đồng tiền gia đình tổn thất tinh thần, tình cảm và 240 triệu đồng ông ta đã vay trước đó của nạn nhân. Tuy nhiên, ông Xe cho rằng ông chỉ nợ bị hại có 15 triệu đồng.

Kể ra trường hợp bà Hạnh và các con cũng khó, mặc dàu ông Xe la một tội phạm nhưng dù sao cũng là chồng, là cha, không lẽ lại đuổi ra ngoài hoặc đi báo cảnh sát. Chắc tòa án cũng sẽ lưu ý chuyện đó chứ không quá thẳng tay.

Đoàn Dự

Xem thêm

Nhận báo giá qua email