ÔI, CHỒNG ƠI LÀ CHỒNG!…

Tên Phạm Văn Thông khi công an tới khám nhà.

ĐOÀN DỰ ghi chép

THƯA QUÝ BẠN, các cụ ta có câu: “Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” và câu“Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”. Tại sao lại “12 bến nước” chứ không phải 13 hay 14 bến? Theo một số các nhà nghiên cứu, con số 12 ứng với 12 “chi” trong cách tính âm lịch thời cổ: tý sửu dần mão (mẹo) thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi ; mỗi “chi” tượng trưng bằng một con vật gọi là mộtcon giáp: chuột, trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn. Như vậy, một cô gái lấy chồng thì chẳng trúng anh nọ cũng trúng anh kia chứ tuổi của anh ta không thể nào khác hơn một trong 12 con giáp đó được. Còn theo học giả Paulus Hùinh Tịnh Của (1834-1907) trong cuốn Đại Nam quấc âm tự vị (xuất bản tại Saigon năm 1895) thì nhà thông thái này giải thích: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần vậy thôi”.
Có đúng“thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu” thật không? Đúng, nhưng đó là vào thời xa xưa khi xã hội còn phong kiến, lạc hậu, trai gái lấy nhau phần lớn là do mai mối và “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không phải do yêu thương, tự mình quyết định “con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy” như ngày nay. Tuy nhiên, được mặt nọ thì hỏng mặt kia, ngày nay người ta yêu thương nhau, lấy nhau vì tình nhiều lắm nhưng cũng chán nhau, bỏ nhau nhiều lắm. Cặp này ly hôn, cặp kia ly thân, cặp kia sắp sửa ly dị, cứ um cả lên. Ở Hà Nội có những ông cụ bà cụ đã ngoài 70 tuổi, con cháu đầy đàn đầy đống còn lôi nhau ra toà đòi ly dị. Làm chi vậy? Con người sống với nhau không phải hết tình thì cũng còn nghĩa hay sao? Lại có những kẻ đánh vợ chí chết hoặc tạt axít vợ nữa. Chính quyền VN đã ra lệnh hễ kẻ nào sống theo kiểu “gia trưởng” (tức cậy mình là chồng, luôn luôn hoạnh hoẹ, đàn áp vợ) hoặc đánh đập, hành hạ vợ thì sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Nhưng “ngôn phi gian, hành duy nan” – nói không khó, làm mới khó – họ nói một đằng, làm một nẻo, “trừng trị nghiêm khắc” nghĩa là mời gã chồng tàn nhẫn đó ra phường, chị chủ tịch Hội phụ nữ giải thích, khuyên nhủ một hồi rồi cho về và hắn lại hành hạ vợ như cũ. Sau đây xin mời quý bạn xem xét một vài trường hợp “chồng ơi là chồng” thời hiện đại…

I. Người chồng hay ghen bóng ghen gió
Bố mẹ già ngã qụytrước cảnh tượng kinh hoàng
Sau khi xảy ra sự việc làchị ĐặngThị Huyền, 33 tuổi, quê quán tạilàng Vân, huyệnGia Lâm, thành phố Hà Nội, bị chồng đã ly hôn làPhạm Văn Thông, 37 tuổi, quê quán ởhuyện Quỳnh Phụ (tức Quỳnh Côi, Phụ Dực hợp lại), tỉnh Thái Bình, dộiaxit vào đầu dẫn đến bị trọngthương, không khí gia đình chị náo động gần như trong cơn khủng hoảng.

(H.1)
Nhữngngày qua, ông Đặng Văn Xuân (bố ruột của chị Huyền) túc trực tại Vỉện Bỏng Quốc gia Hà Nội, nơi con gái ông đang được cứu chữa.
Theo tin tức ông Xuâncho biết, hiện tại chị Huyền vẫn đangphải nằm cách ly tại phòng Cứu cấp và Hồi sức. Ông chưa biếtchính xác là con gái mình bị bỏng baonhiêu phần trăm cơ thể, nhưng nói chung là chị bịđau đớn khủng khiếp do cháy hết tóc và da trên đầu, mặt mũi, cổ và ngực, ngày đêm rên la mong được chết đi cho đỡ phải chịu đựng đau đớn.

Ngồi vạ vật tại hành lang trước phòng Cứu cấp (vì phòng tiệt trùng, người lạ không được vào), ông chỉ nhìn qua lớp kình dày thấy chị Huỵền nằm bất động, toàn thân quấn băng trắng kín mít. Các bác sĩ cho biết,một bên mắt của chị bịphù nề, có lẽ đã hỏng nhưng chị đang đauđớn chưa múc bỏ được. Axit cũng chảy xuống cổ, gây tổn thương họng nên dù có chữa lành chắc chị Huyền cũng không nói được.
Tại làng Vân, bà Nguyễn ThịDung (mẹ của chị Huyền) nhưngười mất hồn, chẳng thiết gìtới chuyện ăn uống. Mắt bàsưng húp vì mất ngủ và khóc thươngcon gái. Bà launước mắt,kể lại:”Chiều 24/3,tôi nhận được điệnthoại của con Huyền than thở về việc bịchồng hành hạ.Nó nói: ”Bố mẹ xuống chở đồ về giùm con. Con không thể ở với anh ấy được nữa”.Nghe tin, vợ chồng tôi lập tức đếncăn nhà Huyền đang thuê ở phía cuốichợVân. Tới nơi, ông Xuân lên trên gác nói chuyện với vợ chồng nó, còntôi thì ngồi ởdưới. Chẳng hiểu bangười nói chuyện gì nhưng một lúc sauthấy thằng Thông chạy xuống dưới nhà rót một ca đầy từ cái can nhựa 5 lítnó đã mua để sẵn trong nhà, rồi đem lên đổ lên đầu con Huyền. Con Huyền ôm mặt, chạy xuống dưới nhà kêu cứu…”.

Chị Đặng Thị Huyền và con gái trước khi bị dội axít.

Anh PhạmVăn Cương, 45 tuổi, người hàng xóm ở sát vách vớicănnhà chị Huyền thuê, là người trực tiếp sơ cứu và cùng mọi người đưa chị Huyền đến bệnh viện, kể: “Khoảng 3 giờ rưỡichiều ngày 24/3, khi đang ngồi may trong nhà, đột nhiên tôi nghe tiếng kêu:“Thằng Thông giết vợnó rồi! Nó giết vợ nó rồi!”, tôi vội vàng chạy ra ngoàixem sao thì thấy ông Xuân đang đuổi theo bắt thằng Thông lại. Cùng lúc đó, chị Huyền kêu la thất thanh “Cứu tôi với! Cứu tôi với!” và ôm mặt vừa chạy từ trên gác xuống bên dưới. Đứa con gái 8 tuổi của vợ chồng chị cũng chạy theo mẹ và đang gào khóc”.

Anh Cương kể tiếp: “Ban đầu tôi tưởng chị Huyền bị chồng tạt nước sôi, nhưng khi đụng vào cánh tay chị thì một mảng da và phần áo trên vai chị ấy bị rời ra từng mảnh như tro ngấm nước. Chính bàn tay tôi cũng bỏng rát, tôi hoảng hồn kêu lớn: “Axit rồi! Axít rồi! Bớ hàng xóm ơi, chị Huyền bị tạt axít…!”. Lúc ấy đầu tóc chị Huyền bết dính lại như bị đổ nhựa đường, mặt mũi biến dạng trông rất dễ sợ. Tuy nhiên, chị ấy vẫn còn tỉnh táo, ngồi bệt xuống cửa vàcởi chiếc áo bị đổ axít ra. Tôi lấy nước dội vào người chị để sơ cứu thì không có vấn đề gì, nhưng khi dội lên đầu thì khói bốc lên và chị ấy kêu: ”Đau lắm, đau lắm bác ơi! Cháu chết mất!”. Ngay sau đó hàng xóm cũng chạy sang và mọi người bàn nhau đưa chị Huyền đến Bệnh viện Đức Giang cấp cứu chứ chẳng ai biết người bị tạt axít thì phải làm thế nào. Bệnh viện thấy tình trạng chị Huyền quá nặng nên bèn chuyển ngay tới Viện Bỏng Quốc gia Hà Nội”.

Khoảng 30 phút sau thì ông Xuân cùng mấy người khác đuổi bắt được tênThông và giao cho công an thị trấn Yên Viên xử lý. Ngay trong ngày hôm đó, công an giải tên Thông về dựng lại hiện trường vụ án. Anh Cương kể: “Nhà tôi ở bên cạnh, thỉnh thoảng tôi nghe Thông vẫn đe dọa vợ: “Mày muốn tốt muốn đẹp thì phải ở với tao cho hẳn hòi, cònnếu muốn xấu xí tao sẽ cho mày xấu xí đến ma chê quỷ hờn”.
Cũng theo lời anh Cương, Thông mới đến ở chung được khoảng 19 – 20 ngàytrong căn nhà do vợ thuê phía cuối chợ Vân. Trong thời gian ngắn Thông mới dọn về sống tại đây, vợ chồng họ rất tình cảm, yêu thương nhau. Thông khá chiều chuộng vợ, ngày nào cũng chở đi dạy và đón về. Anh ta chuyện trò, giao tiếp với hàng xóm rất nhẹ nhàng, luôn thể hiện là người có học. Anh Cương nói: “ Mấy hôm trước tôi còn thấy họ trêu đùa nhau rất vui vẻ. Chị Huyền đi làm về Thông còn dắt xe vào trong nhà cho vợ. Vậy nên khi Thông dội axit lên đầu chị Huyền, tôi vô cùng sửng sốt. Chính ông Xuân cũng ngạc nhiên không ngờ Thông lại làm như vậy”.

Một người khác nói: “Nghe đâu tối 23/3, hai vợ chồng họ xảy ra cãi vã. Thông đập vỡ kính đeo mắt và điện thoại di động của vợ. Nguyên nhân là vì anh ta thường ghen bóng ghen gió, cô Huyền chẳng có chuyện gì anh ta cũng ghen”.

Cho gã chồng vũ phu một cơ hội, không ngờ rước họa vào thân

Theo tìm hiểu của các phóng viên, chị Đặng Thị Huyền là con cả trong gia đình có hai chị em gái và một em trai. Hiện nay chị là giáo viên tại trường Trung học cơ sở (trường Cấp 2) Đình Xuyên huyện Gia Lâm, Hà Nội, và buổi tối thường đi dạy thêm tiếng Anh tại một trung tâm Anh ngữ ở Ninh Hiệp. Tại làng Vân, chị Huyền được nhiều người quý mến vì ngoại hình xinh xắn với nước da rất trắng và tính tình vui vẻ, hay cười, lúc nào cũng thân thiết với mọi người. Được biết, chị và Thông (người Thái Bình, lên Hà Nội học tại Đại học Hàng hải) họ yêu nhau từ thời còn là sinh viên. Đến năm 2009, sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, họ làm đám cưới. Kết hôn xong, vì gia đình ở xa (Quỳnh Phụ, Thái Bình) nên Thông xin ở rể và tiếp tục theo đuổi công việc lái tàu viễn dương. Do tính chất công việc nên Thông đi biền biệt vài tháng mới về một lần. Năm 2011, họ sinh bé gái đặt tên là Phạm Thái Hằng, cháu cũng xinh xắn như mẹ.

Theo lời bà Dung mẹ của chị Huyền, Thông là người hiền lành, ít nói, nhưng hay ghen bóng ghen gió hết sức mù quáng. Thấy vợ chuyện trò với một đồng nghiệp nam nào trong trường anh ta cũng ghen mặc dầu hầu hết những người này đều đã có gia đình rồi. Năm ngóai, 2017, chả biết suy nghĩ thế nào, anh ta quyết định xin nghỉ việc, không đi tàu viễn dương nữa và nói với mọi người: “Chả tội vạ đi làm vất vả, sóng gió, để vợ ở nhà lỡ nó đi với thằng khác mất công. Cháu phải nghỉ rồi xin việc ngay tại Hà Nội để giữ vợ con”. Có lần, Thông “tịch thu”điện thoại của vợ cả tuần lễ để theo dõi xem chị Huyền có gian díu gì với ai không. Tới khi không phát hiện ra được điều gì, gã giận dữ đập điện thoại và còn tìm đến trung tâm tiếng Anh để to tiếng, đánh vợ ngây tại trường trước mặt học sinh, vậy là chị Huyền xấu hổ phải nghỉ dạy. Không chỉ có thế, mỗi lầncãi nhau, hễ sẵn thứ gì trong tay là Thông đều dùng để trút giận lên đầu vợ.

Tên Thông tại công an.

Không chịu nổi những trận đánh đập vô cớ của chồng, chị Huyền đã làm đơn xin ly hôn và sau khi hoà giải, đã được tòa chấp thuận. Hai người chia tay nhau được khoảng 3 tháng, chị Huyền thuê căn nhà nho nhỏ có gác ở cuối chợ Vân, hai mẹ con ở với nhau. Đến Mùng 1 tết Nguyên đán vừa rồi, tên Thông tới hết lời xin lỗi vợ rồi lại đến nhà lạy van xin lỗi bố mẹ vợ. Chị Huyền thương tình, cho hắn về ở với mình trong căn nhà do chị thuê ở cuối chọ Vân mặc dâu hai người đã ly hôn. Nhân dịp còn được nghỉ Tết, với số tiền được thưởng tết tại nơi làm mới cũng về nghề lái giang thuyền vận tải hàng hoá, Thông “lập công”, đưa vợ con đi chơi Sapa và vịnh Hạ Long nên bố mẹ chị Huyền cũng thấy yên tâm phần nào.

Sau khi chị Huyền bị Thông đổ axít, ông Đặng Văn Cảnh (chú của chị Huyến) kể với các phóng viên: “Anh chị Xuân tôi đều là công nhân viên đã nghỉ hưu chứ cũng chẳng giàu có gì, nay có nghề làm bánh phở đi giao hàng thật sớm từ còn đêm cho các tiệm phở. Anh chị ấy có 3 đứa con, hai gái một trai, nhưng thằng con trai đi biền biệt tối ngày không biết tới gia đình, vậy nên khi thằng Thông tới ở rể, anh chị tôi quý hóa chẳng khác gì con ruột. Thằng Thông có đứa em trai học xong cấp 3 ở quê Thái Bình, thi đậu vào ngành cơ khí ở Hà Nội, cũng nhờ thằng Thông nói với anh chị tôi cho ăn ở nhờ suốt mấy năm trời cho đến khi học xong, xin được việc đi làm mà anh chị tôi có lấy đồng tiền nào đâu. Năm kia, 2016, thằng Thông bị tai nạn gãy chân phải nằm bệnh viện, anh chị tôi với vợ nó hết lòng chăm sóc. Vậy mà bây giờ nó trả ơn như thế đấy, thật không còn trời đất nào nữa”.

Ông Cảnh kể tiếp: “Cái số anh chị tôi vất vả, có 3 đứa con, hai đứa con gái thì ngoan ngoãn, học hành tới nơi tới chốn, còn thằng út tên là Đặng Nam Hà (27 tuổi) thì hồi nhỏ chẳng chịu học hành gì cả, lớn lên không có công ăn việc làm, suốt ngày lêu lổng theo bọn chẳng ra gì đi đá gà, cá độ bóng đá, chơi chứng khóan, thua nợ cả mấy trăm triệu đồng. Anh chị tôi vét hết tiền bạc trong nhà, bán chác đủ thứ cũng không đủ cho nó trả nợ.Nó sợ bị bọn côn đồ đòi nợ thuê đánh chết nên trốn chui trốn nhủi biệt tăm, mãi đến Tết vừa rồi ban đêm mới dám mon men về nhà một lúc”.

Ông Cảnh thở dài: “Thật khổ, chưa lo xong chuyện thằng con trai hư đốn thì bây giờ lại đến họan nạn của con Huyền”; và ông cho biết đứa con gái 8 tuổi của chị Huyền cũng bị axit văng trúng nhưng chỉ bị thương nhẹ. Hiện thời cháu đã được đưa sang ở với ông bà ngọai để bớt sợ hãi về những chuyện đã qua. Nhưng điều đó cũng khó có thể khỏa lấp được các ấn tượng xấu của đứa trẻ mà bố sẽ bị ngồi tù còn mẹ thì vật vã đau đớn trong bệnh viện, hình hài, mặt mũisẽ bị biến dạng khủng khiếp trong suốt quãng đời còn lại. Ông nói: “Con gái lớn lên thì ai cũng muốn yên bề gia thất, nhưng lấy phải thằng chồng độc ác, thú mang mặt người như vậy thà chẳng có chồng còn hơn”.
II. Người chồng nhớ dai, thù lâu

Mỗi lần vợ chồng có chuyện không vui, anh ấy hay lấy lý do em chưa quên người cũ và em có quá khứ đáng khinh để chì chiết, trách móc vợ
.
Kính gửi chuyên gia tâm lý báo NGL,
Thưa chị, năm nay em 31 tuổi và đã lấy chồng được gần 5 năm. Con gái em năm nay 4 tuổi, rất xinh xắn,đáng yêu. Ông xã em hơn em 7 tuổi, tính tình cứng nhắc, đặc biệt là hay “nhớ dai, thù lâu”.

Trước khi lấy chồng, em đã từng yêu sâu đậm một người đàn ông đã có gia đình tên T. Chuyện tình với T. đã làm em đau khổ rất nhiều. Dù biết là sai trái nhưng sao em vẫn ngu muội, không thể vượt qua. Sau khi vợ T. biết chuyện, chúng em thôi không gặp nhau nữa. Em biết đó là do T. quyết định nên đã cố gắng rất nhiều để quên anh ấy, quên đi những gì trong quá khứ. Chia tay cũng là điều em mong muốn nhưng không đủ can đảm thực hiện. Chính điều này như mũi dao đâm vào trái tim em khiến em gục ngã.
Trước khi quen V – người chồng hiện tại – em cũng đã cố gắng giao lưu với một vài bạn trai khác nhưng vẫn không thể gạt T. ra khỏi tình cảm của mình. Rồi vì duyên nợ trong công việc, em quen V. và dần dần tìm thấy mục đích trong cuộc sống sau lần vấp ngã đầu đời. Quá khứ là chuyện cá nhân đau lòng nên em không nói ra với ai, kể cả với chồng em hiện tại.

Em và T. đã không gặp nhau sau khi em quen V., nhưng thỉnh thoảng gặp chuyện không vui em lại tìm cách tâm sự với người cũ. Sau khi cưới vài tháng, chồng em phát hiện vợ vẫn còn mail qua mail lại với T. nên điều tra email. Rồi một hôm anh ấy đem các chứng cứ đó ra, bắt em phải kể hết những gì đã trải qua với T. Thêm một lần nữa trái tim em nhói đau vì quá khứ.

Em không còn tinh thần trong cuộc hôn nhân mới, nhưng vì sống chung với bố mẹ chồng nên em cố gắng tỏ ra bình thường, dù V. rất cay cú, khó chịu và đòi ly hôn. Dần dần vợ chồng em trở lại bình thường nhưng mỗi lần cả hai có chuyện không vui, V. lại lấy lý do rằng em chưa quên người cũ, rằng em có quá khứ quá đáng khinh bỉ để trách mắng, chửi bới em.


Tuy chưa quên được T. nhưng đối với gia đình nhà chồng em vẫn hết sức tử tế, làm tròn bổn phận của người con dâu. Đối nội, đối ngoại em đều biết chừng mực nên phía nhà chồng rất quý mến em. Cứ thế, dù đã có với nhau một mụn con gái rất xinh, em được gia đình nội ngoại yêu thương, nhưng chồng em vẫn cứ nhớ chuyện cũ, hễ có dịp là lại lôi ra mắng nhiếc em đú điều. Đau đớn nhất là lúc vợ chồng không hòa thuận, V. luôn lôi quá khứ ra kèm với tờ đơn xin ly hôn đã viết sẵn đưa cho em, bắt em phải đọc.

Cách đây một năm, chúng em cãi nhau ngay trước mặt mẹ chồng nên V. viện cớ đó, ra ngoài ở suốt 5 tháng trời không về nhà.
Mặc dù em được sự ủng hộ của mẹ chồng nhưng vẫn không giải quyết được gì ngoài việc nghe lời bà nên đành nhường nhịn anh ấy.
V. là người rất xem trọng bạn bè, nhiều khi vì bạn mà bỏ mặc vợ con ở nhà, kệ cho có khi con ốm, vợ đau. Mỗi lần mua sữa, đóng tiền nhà trẻ cho con, đưa tiền chợ cho vợ..vv.., vui thì anh ấy không nói gì nhưng buồn là lại tỏ ra khó chịu, tính toán. Ngược lại, đối với bạn bè thì anh phóng khoáng, chẳng bao giờ thấy càm ràm, trách móc ai tiếng nào.

Về phần em, vicon gái còn quá nhỏ nên dù bị chồng khinh bỉ, chửimắng, thậm chí nhiều khi đòi đuổi ra khỏi nhà, em vẫn cốnhịn nhục để anh ấy qua cơnnóng giận. Nhưng mỗi lần anh ấy giận là phải vàitháng chị ạ.

Chị ơi, em đã chịuđựng như thế nhiều năm nay rồi. Cónhững lúc em cảm thấy mìnhsống với anh ấy song không còn chúttôn trọng nào. Nghenhững lời ngọt ngào anh ấy nói lúchết giận, em thấy ghê rợn lắmvì nó không chân thật mà giốngnhư anh ấy đang đóng kịch vậy.
Dần dần em cũng khô cằn cảm xúc. Em chẳng có niềm vui nào và luôn luôn phải dè chừng xem khi nào anh ấy lại nổi cơn thịnh nộ. Anh ấy không nghe ai khuyên nhủ mà cũng chẳng bao giờ cho mình là sai, nên em càng không thể giãi bày khi anh nóng giận hay sau khi cơn giận đã đi qua.
Chị ơi, bây giờ anh ấy lại đòi ly hôn. Theo chị, em phải làm thế nào, nên chấp nhận hay nên tiếp tục cuộc sống như hiện tại? Em bế tắc quá, mong sớm nhận được lời khuyên của chị.
Vũ Thảo M. (Hà Nội)

– Ý kiến của chuyên gia tâm lý
Chào em Thảo M.,
Đọc những lời tâm sự của em trong bức thư,chị biết em đang rất mệt mỏi khicuộc sốnggia đình rơi vào bờ vựccủa hôn nhân. Lúc này mong emhãy thật bình tĩnh và sáng suốt để nhìn nhận lại vấn đềcủa mình.
Em đãcó một mối tình đầy oantrái vớí T. và chưa thểquên được anh ấy,ngay cả khi đãkết hôn với người khác. Trớ trêuthay, một ngày người chồng lạiâm thầm biết đuợc điều đó. Anh ấy cảm thấy mình bị lừa dối nên luôntỏ ra hậm hực, khó chịu.
Điều nói trêncũng khó tránh khỏi bởi việc em tâm sự với “người cũ” mỗi khi buồn bực đã khíến cho chồng em thấy bị tổnthương và không được em tôn trọng. Dùkhông gặp mặt trực tiếp nhưng sự thật là em đang “ngoại tình trong tâm tưởng” với T. đấy em ạ, bởi vậy nên em không dành trọn vẹn tìnhcảm cho chồng.
Hành vi của chồng em cho thấy anh ấy nửa muốn giải thoát cuộc sống của hai người, nửa lại dùng dằng vì không nỡ dứt bỏ. Vấn đề là sau hành động đó, em đã phản ứng như thế nào, có thực sự tích cực và muốn quay trở về với gia đình hay tíếp tục để tình cảm bãng lãng, nửa vời?Em nên thử đặt mình vào vị trí của chồng để hiểu và thông cảm hơn cho những suy nghĩ và hành động của anh ấy.
Theo chị nghĩ, lúc này em cần xác định kỹmục tiêu thực sự của mìnhbây giờ là gì? Nếu là gia đình thì emphải mạnh mẽ chấm dứt mọi chuyện trong quá khứvà bắtđầuxâydựng lại niềm tin cho chồng. Em cần nóirõ mục đích và mong muốn của em với chồng, đồng thờiyêu cầu chồngdành nhiều thời gian cũng như tráchnhiệm chogia đình. Bên cạnh đó, em phải làm sao để anh ấy cảmthấy thực sựtin tưởng vợ.
Tuy vậy, em cũng phải tính đếnphươngánngược lại, nếu em đãlàmtốtmà chồngkhôngchịugiải thoát mình khỏi nỗi ám ảnh do ghentuông kia thì em nên tính conđuòngriêng cho mình. Nếu tiếp tụcsống trong đau khổ, mệt mỏi và bị bỏ rơi, có lẽemcũngkhông thể chịuđược quá lâu, đó còn chưa kểem thường xuyên bị hành hạ vềtinh thần nữa.
Chúc em may mắn!

Chuyên gia tâm lý Tâm An

Đoàn Dự

Xem thêm

Nhận báo giá qua email