Nhiều gia đình huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) đã làm đơn tố cáo vợ chồng phó viện kiểm sát huyện lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.
Vợ chồng phó viện trưởng Viện kiểm sát tuyên bố “vỡ nợ”
Bà Nguyễn Thị Thu Hiếu (37 tuổi, trú tại thôn 2A, xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) đã đại diện hàng chục người dân đứng đơn tố cáo ông Nguyễn Công Thức (43 tuổi, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát (VKS) huyện Krông Ana, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Ea H’leo) và vợ là bà Nguyễn Thị Thúy Kiều.
Từ năm 2017, vợ chồng ông Thức, bà Kiều mở đại lý thu mua nông sản. Khi ấy, ông Thức là Kiểm sát viên VKS huyện Ea H’leo, trực tiếp cân đo, đong đếm, nhập hàng vào kho, thậm chí thanh toán tiền cho người bán. Đến tháng 9/2019, ông Thức được bổ nhiệm Phó viện trưởng VKS huyện Ea H’leo.
Năm 2021, hai vợ chồng lập Công ty Xuất Nhập khẩu Đăng Anh do bà Kiều làm giám đốc, trụ sở đặt tại tư gia ở tổ dân phố 15, thị trấn Ea Đrăng. Thời gian sau, hai vợ chồng tích cực huy động người dân và tiểu thương ký gửi nông sản cho công ty để xuất khẩu. Do bà Kiều có chồng làm quan nên nhiều người tin tưởng gửi nhiều nông sản (cà phê, tiêu…).
Tiến trình làm ăn ban đầu diễn ra suôn sẻ. Đến năm 2021, bà Kiều còn lưu kho của bà Hiếu hàng trăm tấn tiêu, cà phê. Hai bên chốt công nợ tương đương hơn 22 tỷ đồng.
Riêng đại lý của bà Hiếu, ngoài số nợ trên chưa được thanh toán, còn gom hơn 121 tấn tiêu (gần 14,7 tỷ đồng) gửi cho bà Kiều.
Đến tháng 10-2021, sau nhiều lần mua bán, bà Kiều nợ bà Hiếu tổng cộng hơn 36,7 tỉ đồng.
“Vào ngày 21/10/2021, đích thân tôi chở bà Kiều đến một ngân hàng lớn tại Đắk Lắk để rút tiền trả cho tôi. Bà Kiều đồng ý đi nhưng sau đó nói rằng vướng một số chứng từ nên chưa thể rút được tiền. Từ đó đến nay, bà ấy không trả cho tôi bất kỳ đồng nào”, bà Hiếu bức xúc nói.

Sau khi đã “hợp thức hóa” toàn bộ phiếu ký gửi, chốt bán cà phê, hồ tiêu thành “giấy vay tiền” thì vợ chồng ông Thức tuyên bố “phá sản”.
Tại buổi “tuyên bố phá sản” ngày 23/3/2022, ông Thức thừa nhận việc làm ăn của vợ chồng có thua lỗ, chủ động viết giấy cam kết sẽ bán hết tài sản để trả nợ cho bạn hàng. “Thế nhưng, bây giờ ông Thức lại nói trên báo mình không liên quan gì việc kinh doanh, mua bán của vợ”, bà Hiếu bức xúc nói.
“Tôi đòi mãi chỉ nhận được chữ đợi. Bà Kiều đến nhà hứa hẹn, viết lại những giấy công nợ của tôi thành giấy vay tiền rồi nói đang gom tiền trả nợ cho tôi. Nhưng theo tôi, bà ấy nói dối. Mới đây, vợ chồng bà Kiều đã làm thủ tục ly hôn. Tôi nghĩ đây là “chiêu” để trốn tránh trách nhiệm, chiếm đoạt tài sản của vợ chồng này”, bà Hiếu. nói.
Ông Thức nói do kinh doanh thua lỗ nên không có tiền trả cho bà con ngay được. Ông đồng ý để hết tài sản cá nhân cho vợ trả nợ, còn thiếu bao nhiêu, vợ chồng ông sẽ có phương án trả tiếp. Thế nhưng đến nay, tôi và nhiều hộ dân ký gửi nông sản vẫn chưa nhận được tiền”, bà Hiếu nói.
Số tiền lớn này chủ yếu là tiền của người dân ký gửi nông sản tại đại lý của mình nên việc bà Kiều không trả nợ khiến gia đình bà Hiếu đang điêu đứng vì chưa có tiền trả lại cho người dân.
Nhiều gia đình ở huyện Ea H’leo lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi mang cà phê, hồ tiêu ký gửi cho công ty của 2 vợ chồng ông Thức với tổng số tiền trên 50 tỉ đồng Nhiều người không dám kiện tụng vì sợ không được trả nợ, đành nhận mẩu giấy viết tay hứa trả nợ vào cuối năm 2024 của bà Kiều.
“Cuối tháng 4/2021, bà Kiều nói cần lượng lớn hạt tiêu để trả hợp đồng nên nhờ tôi thu gom trong dân đưa đến đại lý của bà chốt bán, ăn chênh lệch. Trong hai tháng, tôi gom được gần 121 tấn hạt tiêu đem đến công ty bà Kiều chốt bán bằng 10 phiếu ký gửi (có chữ ký bà Kiều, tương đương 14,7 tỷ đồng). Đến tháng 10, bà Kiều nói đi ngân hàng rút tiền, trả nợ cũ lẫn nợ mới là 36,7 tỷ đồng. Nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán. Đến trước thời điểm tuyên bố “phá sản” (23/3/2022), bà Kiều cho người đem hai tờ “giấy vay tiền” đến nhà tôi. Một tờ có số nợ 14,7 tỷ đồng, tờ còn lại hơn 22 tỷ đồng, khớp với số nợ tiền hàng bà Kiều đang nợ tôi. Cả hai tờ “giấy vay tiền” chỉ có chữ ký, điểm chỉ của bà Kiều”, bà Hiếu kể.
Tại buổi “tuyên bố phá sản” ngày 23/3/2022, ông Thức thừa nhận việc làm ăn của vợ chồng có thua lỗ, chủ động viết giấy cam kết sẽ bán hết tài sản để trả nợ cho dân. “Thế nhưng, bây giờ ông Thức lại nói trên báo mình không liên quan gì việc kinh doanh, mua bán của vợ”, bà Hiếu nói.
Tại giấy cam kết vào ngày tuyên bố vỡ nợ, ông Thức ghi: “Tôi (là chồng) chấp nhận bán hết tài sản của cá nhân để vợ trả nợ cho dân. Toàn bộ tài sản sẽ được tòa án phát mãi trong thời gian sớm nhất. Sau khi tòa án phát mãi, toàn bộ tài sản sẽ được trả cho bà con, số nợ còn lại vợ chồng tôi sẽ có phương án để thanh toán cho bà con”.
Sau khi tuyên bố vỡ nợ, vợ chồng ông Thức loan tin nếu người dân kiện tụng sẽ không được trả nợ, họ buộc phải nhận mẩu giấy viết tay của bà Kiều hứa trả nợ vào… cuối năm 2024.
Sau khi đã “hợp thức hóa” toàn bộ phiếu ký gửi, chốt bán cà phê, hồ tiêu thành “giấy vay tiền” thì vợ chồng ông Thức tuyên bố “phá sản”.
Ông Thức cho rằng bản thân không liên quan đến việc mua bán, vay mượn của vợ và cơ quan chức năng đang điều tra những người này về việc cho vay nặng lãi. Trước đây bà Kiều lập công ty mua bán nông sản để xuất khẩu đi nước ngoài, mọi hoạt động vay mượn, mua bán hàng hóa, ông ta đều không tham gia. Mới đây, có người đã làm đơn tố cáo ông đã cùng vợ lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến bản thân ông dù mọi hoạt động vay mượn, mua bán nông sản ông đều không biết!
Ông Thức cho biết vợ đưa ra bằng chứng vay nhiều lần với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng. Sau đó, người cho vay tính lãi nặng nên số tiền tăng cao. Hiện nay vợ ông cũng làm đơn tố cáo về việc cho vay lãi nặng.
Ông Thức cho rằng gia đình mình là nạn nhân. Những người tố cáo đã cho vay lãi nặng khiến gia đình ông kiệt quệ nên làm đơn tố cáo ngược.
Trong khi đó, trước tin tức bị phó viện trưởng tố ngược lại, người dân rất bức xúc. Bà Hiếu rất ngạc nhiên khi nghe tin ông Thức tố ngược bà là người cho vay lãi nặng. “Tôi thật không ngờ ông Thức lại có thể nói ra những lời trắng trợn như vậy”.
Bà Hiếu đã cộng dồn công nợ thành «giấy vay tiền» theo ý bà Kiều. “Công an sao kê tài khoản của tôi rồi. Rất mong Công an điều tra nhanh, xem tôi cho vay nặng lãi ra sao, tài sản ông Thức, bà Kiều đã tẩu tán như thế nào để dân còn đòi lại tiền”, bà Hiếu đề nghị.
Ngoài bà Hiếu, 24 người khác cũng ký đơn tập thể cùng tố cáo vợ chồng bà Kiều chiếm đoạt số tiền “khủng”.
Ông Thức cho biết bản thân ông tha thứ cho vợ nhưng vợ ông đã một mình ký đơn gửi tòa án đề nghị ly hôn.
Dù nói đã ly hôn, hằng tuần ông Thức vẫn từ huyện Krông Ana về nhà sống với «vợ cũ» tại huyện Ea Hleo. Sau thời gian tuyên bố «vỡ nợ», ông Thức và «vợ cũ» vẫn thản nhiên mua xe hơi tiền tỷ như chưa có chuyện gì xảy ra khiến người dân hết sức bức xúc. Phóng viên tiếp tục nhiều lần liên hệ với ông Thức, bà Kiều nhưng đều không được hồi âm!
Chuyện ly hôn nhằm tẩu tán tài sản xưa lắm rồi thế mà nay vẫn thấy.
Công ty Đăng Anh hoạt động từ ngày 17/3/ ở nhiều lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu nông sản nhưng chưa bao giờ kê khai thuế với Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk!
Mánh khóe ‘ăn chặn’ kit test bán lại cho Việt Á ở CDC Lâm Đồng
Ông Đạt và bà Hoa đã lợi dụng dịch bệnh để «ăn chặn» khoảng 288 kit xét nghiệm Covid-19, bán lại cho Công ty Việt Á.
Từ giữa năm 2020 đến đầu năm 2021, CDC tỉnh Lâm Đồng tiếp nhận hơn 3.270 kit xét nghiệm của Công ty Việt Á và doanh nghiệp tài trợ. Khi đó, bà Hoa và ông Đạt phụ trách Labo Virus quản lý các sinh phẩm, vật tư tiêu hao mà CDC tỉnh mua.

Bộ Y tế cho xét nghiệm theo phương thức mẫu gộp. Bà Hoa và ông Đạt đã gộp xét nghiệm của 15 ca thành 1 mẫu trong khi quy định chỉ được gộp 5 ca thành 1 mẫu. Cả hai lại còn công khai trên giấy tờ là mẫu đơn chứ không phải mẫu gộp. Như vậy dôi ra 200 kit xét nghiệm.
Ngoài ra, bà Hoa đã bớt xén 88 trong số 200 kit xét nghiệm do Công ty Hùng Phát tài trợ vào khoảng giữa năm 2020.
Với lượng sinh phẩm, kit xét nghiệm và các vật tư dư ra sau khi “ăn chặn”, cả hai bán lại cho Công ty Việt Á 288 kit xét nghiệm để ngoài hệ thống sổ sách kế toán trên được khoảng 108 triệu đồng.
Việc bán này được thực hiện bằng cách yêu cầu Công ty Việt Á giao hàng ít lại để cả hai bỏ thêm 288 kit test đã bớt được vào hàng của Việt Á. Bà Hoa và ông Đạt đã trao đổi trước với bà Đinh Lê Na là đại diện Công ty Việt Á để hai bên thống nhất.
Số tiền trên được phía Việt Á chuyển vào tài khoản của ông Đạt. Sau đó, ông Đạt chuyển cho bà Hoa 42,7 triệu đồng. Gần hai tháng sau, bà Hoa nhận thêm 3,8 triệu đồng, số còn lại Đạt giữ.
Ngoài ra, trong năm 2020 và 2021. Công ty Việt Á đã trúng 16 gói thầu. Riêng CDC tỉnh Lâm Đồng đã ký 7 hợp đồng mua 30.400 kit xét nghiệm của Việt Á với giá hơn 12,5 tỷ đồng. Trong đó, có 5 hợp đồng, CDC tỉnh đã mượn trước một phần hàng hóa, máy móc, vật tư, kit xét nghiệm của Công ty.
Cụ thể, các đơn vị này mượn trước 14.086 kit xét nghiệm, sau đó mới làm thủ tục đấu thầu, rồi ký hợp đồng sau. Sau khi ký kết, Việt Á nhiều lần chuyển cho 7 người tại CDC Lâm Đồng hơn 700 triệu đồng.
9 nhân viên y tế đã nhận tiền của Việt Á, trong đó có 7 người ở CDC tỉnh và hai cán bộ làm việc tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng II với số tiền gần 800 triệu đồng.
Ông Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc CDC tỉnh bị cảnh cáo; ông Huỳnh Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng II bị khiển trách. Hai lãnh đạo phải chịu trách nhiệm khi để cán bộ, nhân viên nhận tiền của Công ty Việt Á.
Trong hai đợt Covid-19, toàn tỉnh Lâm Đồng mua 16 gói thầu của Công ty Việt Á với số tiền dự toán 41,6 tỷ đồng.
Sau hơn nửa năm điều tra hàng loạt vi phạm liên quan đến Công ty Việt Á, hơn 70 người đã bị khởi tố. Trong đó có cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng hàng loạt giám đốc CDC, cán bộ Sở Y tế các tỉnh. Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng khởi tố một vụ án, bắt hai sĩ quan.
Vụ án Việt Á điển hình về tham nhũng chưa từng thấy có hệ thống, tổ chức có quy mô từ cơ quan bộ, ngành trung ương có liên quan đến địa phương và không dừng ở cấp tỉnh, thành mà cả ở cấp cơ sở.
Đến nay, đã có 25 vụ án tham nhũng liên quan đến Việt Á, khởi tố 95 bị can, trong đó, 25 địa phương khởi tố, còn lại 38 địa phương chưa khởi tố. Trong 38 địa phương có 68 vụ đang được xem xét.
Nguyên nhân là do xảy ra trong lúc đại dịch COVID-19 và nhiệm vụ phòng, chống dịch được đặt lên hàng đầu. Lực lượng cán bộ y tế nói chung và CDC gắn liền với sai phạm kit xét nghiệm được coi là mũi nhọn hàng đầu.
San Hà (tổng hợp)