RSF: Việt Nam trong Top 5 quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất

Thống kê thường niên mới nhất của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho thấy Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới.

Thống kê thường niên của RSF đưa ra hôm 14/12 cho thấy hơn một nửa số nhà báo bị cầm tù – tương đương 61% – đang bị giam giữ tại 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Năm quốc gia này, trong đó còn gồm Trung Quốc, Ai Cập, Saudi Arabia và Syria là “những nhà tù lớn nhất đối với các nhà báo” trong năm thứ 2 liên tiếp.

Trung Quốc đứng đầu với số lượng 117 nhà báo bị bỏ tù trong khi Việt Nam đứng thứ 4, sau Saudi Arabia và Ai Cập, với 28 nhà báo – gồm cả chuyên nghiệp và tự do.

Hồi tháng 6, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nhận định rằng chính phủ Việt Nam đang tăng cường trấn áp các nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến trước kỳ họp của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 dự kiến diễn ra vào tháng 1/2021.

Việt Nam xếp hạng 175/180 nước trên thế giới về Chỉ số Tự do Báo chí của RSF năm 2020.

Trong số những người bị bắt giữ trong năm nay ở Việt Nam có một số thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Phó chủ tịch hội, nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, bị bắt vào tháng 5 vừa qua và chủ tịch của hội, nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt trước đó không lâu vào cuối năm 2019.

Cũng vào tháng 5 vừa qua, công an Việt Nam bắt giữ nhà văn và blogger Phạm Thành, còn được biết là chủ trang blog Bà Đầm Xoè và tác giả cuốn sách chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Trước đó vào ngày 23 tháng 5, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam, bị bắt.

Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập, ông Phạm Chí Dũng, bị bắt vào tháng 11 năm ngoái và thư ký là Lê Hữu Minh Tuấn bị bắt vào tháng 6 năm nay.

Cũng theo RSF, số lượng nhà báo bị bỏ tù trên thế giới vẫn ở mức “cao trong lịch sử” với tổng số 387 nhà báo bị bắt giữ vì liên quan đến việc cung cấp tin tức và thông tin” so với con số 389 vào năm 2019. Nhìn chung, tổ chức này cho biết, số lượng nhà báo – chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp – bị giam giữ đã tăng 17% trong 5 năm qua, từ con số 328 ghi nhận được vào năm 2015.

Xem thêm

Nhận báo giá qua email