Saudi Arabia chống tham nhũng hay thanh trừng?

1- Quốc vương Salman bin Abdul Aziz và Thái tử Mohammed bin Salman

Lý Anh

 

Trong bài báo đầu đề Saudi Arabia Says 200 Detained in Anti-Corruption Crackdown (Saudi Arabia tuyên bố giam giữ 200 người trong cuộc chiến chống tham nhũng) đăng trên The New York Times số ra ngày 09/11/2017, ký giả Ben Hubbard thường trú ở Trung Đông (Middle East Corresponden) loan tin: Sau khi ra đời, Hội đồng Tối cao Chống tham nhũng(The Supreme Anti-Corruption Committee – SACC)ra lệnh bắt giữ 200 người, trong đó có 10 hoàng tử và hàng chục cựu bộ trưởng.SACC làcơ quan chống tham nhũng được thành lập theo lệnh của Quốc vương Salman binAbdulaziz Al Sauddo Thái tử Mohammad bin Salman đứng đầu.

Đây là một trong những hành động cứng rắn nhất của Vua Salman và Thái tử Mohammed bin Salman trong việc chống tham nhũng ở đất nước Saudi Arabia. Chính phủ nước này cho hay, các vụ bắt người giam giữ chỉ nhằm mục đích chống tham nhũng, ngoài ra không có ý đồ nào khác. Tuy nhiên, các nhà phê bình coi việc bắt bớ giam cầm là nỗ lựcvô hiệu hóa quyền lực của những kẻ dám thách thứcchống đối Thái tử Mohammed bin Salman. Họ còn lưu ý rằng, trong một nhà nước theo chế độ quân chủ như Saudi Arabia, quỹ công của nhà nước và tài sản củatư nhân thường không rõ ràng, làm sao phân biệt chính xác để thanh trừng cái gọi là tham nhũng?

Sau chiến dịch chống tham nhũng, lại có dư luận quốc vương Salman binAbdulaziz Al Saud có ý định nhường ngai vàng cho Mohammad bin Salman, 32 tuổi, người con trai vừa được ông sắc phong làm thái tử trong tháng 06/2017 thay thếcháu trai là Mohammed bin Nayef được chính quốc vương Salman phong làm thái tử vào tháng 05/2015 khi ông vừa đăng quang quốc vương.

Cuộc chiến “Chống tham nhũng”

Ngày 04/11/2017, Quốc vương Salman bin Abdulaziz AlSaud tuyên bố thành lập Hội đồng Chống tham nhũng đầy uy quyền, bổ nhiệm Thái tử Mohammed bin Salman đứng đầu tổ chức này. Trong tuyên bố thành lập Hội đồng chống tham nhũng của Quốc vương Salman có đoạn: “Đất nước không thể bền vững chừng nào tệ nạn tham nhũng chưa giải quyết triệt để và những kẻ tham nhũng chưa chịu trách nhiệm về những hành vi của mình”.

Chính phủ Saudi Arabia thông báo, các vụ bắt giữ vừa qua là một phần nỗ lực mạnh mẽ hơn nhằm gia tăng tính minh bạch, trách nhiệm và năng lực quản lý của giới chức nhà nước, những cải cách quan trọng cần thiết để thu hút đầu tư từ nước ngoài nhiều hơn nữa. Đặc biệt, chống tham nhũng sẽ là cơ hội trấn an xã hội trong nhiều thập kỷ qua liên tục bất bình vì tình trạng tham nhũng và sử dụng sai tài sản của nhà nước.

Mấy giờ sau khi thành lập, Hội đồng Chống tham nhũngthực hiện một cuộc truy lùng bắt giữ những người bị nghi ngờ liên quan đến tham nhũng. Trong đó có khoảng sáu bảy chục người có địa vị nhất định ở nước Trung Đông giàu có Saudi Arabia, 10 hoàng tử và nhiều vị bộ trưởng từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ Saudi Arabia gồm: Đương kim Bộ trưởng kinh tế và kế hoạch, cựu Bộ trưởng Tài chánh, cục trưởng Cục Lễ tân Hoàng gia. Cựu Tổng giám đốc công ty Air Saudi Arabia, Cựu Tổng giám đốc Công ty Truyền thông Saudi Arabia…

Theo The New York Times, Hoàng tử Alwaleed Bin Talal, người vừa bị bắt cùng 10 hoàng tử, 4 đương kim bộ trưởng và 10 cựu bộ trưởng khác của Saudi Arabia hôm 04/11/2017, là người giàu nhất Trung Đông với tài sản trị giá khoảng 18 tỷ Mỹ kim (theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes năm 2016). Ông cũng là người giàu thứ 41 trên thế giới, sở hữu 95% cổ phần tại tập đoàn đầu tư khổng lồ Kingdom Holding. Thông qua Kingdom Holding, Alwaleed nắm cổ phần tại nhiều công ty lớn như Newscorp, Twitter, Citigroup và nhiều công ty khác. Alwaleed cũng sở hữu nhiều đài truyền hình vệ tinh tại các nước Ả Rập.

Sau các vụ bắt người về tội tham nhũng, khách sạn Ritz Carlton tại thủ đô Riyadh, trở thành nơi giam giữ các nhân vật cấp cao hiện đã bị bắt.Các sân bay dành cho máy bay tư nhân sử dụng cũngđã bị đóng cửa từ hôm 04/11.TheNew York Times cho rằng, nhà cầm quyền Saudi Arabia có ý ngăn chặn không cho Hoàng tử Alwaleed đào tẩu bằng máy bay riêng của mình.

Ngoài hoàng tử Alwaleed Bin Talal bị bắt giữ về tội rửa tiền, nhận hối lộ và bóp méo quyền lực, còn cóhoàng tửMohammed bin Nayef, con trai cố Quốc vương Abdullah, nhân vật được coi là “đối thủ” tiềm năng có nguy cơ đe dọa quyền lực của Thái tử bin Salman. Ông Mohammed bin Nayefbị bãi miễn khỏi chức vụ chỉ huy trưởng lực lượng an ninh vài giờ trước khi các vụ bắt giữ được công bố vào đêm 04/11. Các cáo buộc đối với Hoàng tửMohammed bin Nayef bao gồm: nhũng lạm, thuê nhân công giả và cố tình trao các hợp đồng giá trị lớn cho những công tymình sở hữu.

Cha truyền con nối

Ả Rập Saudi là một quốc gia quân chủ chuyên chế. Theo Luật Cơ bản được phê chuẩn vào năm 1992, quốc vương cần phải tuân theo luật Sharia và kinh Quran, trong khi Quran và Sunnah(lời dạy của Muhammad) được tuyên bố là hiến pháp của quốc gia.Saudi Arabia không có các chính đảng, không có bầu cử cấp quốc gia. Các nhà phê bình xem đây là một chế độ độc tài chuyên chế.

Một nguồn tin thân cận với gia đình Hoàng gia Saudi Arabia vừa tiết lộ thông tin trên tờDaily Mail,Anh Quốc: nếu không có chuyện gì xảy ra, Vua Salman sẽ nhường ngôi cho Thái tử Mohammed bin Salman. Vua Salman chỉ giữ vai trò Thái thượng hoàngcố vấn.

Nhân vật giấu tên này cho biết, một khi lên ngôi, Thái tử Mohammed bin Salman sẽ tập trung vào vấn đề Iran – một cường quốc dầu mỏ đối địch lâu năm với Saudi Arabia ở Trung Đông – làm dấy lên lo ngại ông có thể động binh. Rất có thể ông cũng sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của quân đội Israel để tiêu diệt Hezbollah, phong trào Hồi giáo vũ trang tại Lebanon…

Nếu Quốc vương Salman truyền lại ngôi báu cho Mohammed bin Salman thì ông sẽ là nhà vua trẻ nhất của Saudi Arabia.

Chân dung Quốc vương tương lai

Thái tử Mohammed bin Salman chào đời ngày 31/08/1985, là con trai cả của Fahdah bint Falah bin Sultan – người vợ thứ 3 của Quốc vương Salman bin Abdul Aziz Al Saud.

Sau khi lấy bằng cử nhân luật tại King Saud University ở thủ đô Riyadh, ông đi làm cho một số cơ quan hoàng gia và chính phủ. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt cho cha ông, khi đó là Thị trưởng thành phố Riyadh.

Tháng 01/2015, Quốc vương Abdullah bin Abdul Aziz qua đời, Salman bin Abdul Aziz lên ngôi ở tuổi 79.

Sau khi đăng quang, Quốc vương Salman lập tức thực hiện 2 quyết định khiến giới quan sát bất ngờ: Bổ nhiệm con trai mình là Mohammed bin Salman làm Bộ trưởng Quốc phòng và Mohammed bin Nayef làm Phó Thái tử. Nayef trở thành người đầu tiên trong số các cháu trai của Abdulaziz bin Abdul Rahman (Ibn Saud) – người sáng lập vương quốc Saudi, được vào vòng “quy hoạch” kế nhiệm ngôi báu.

Tháng 04/2015, Quốc vương Salman tiếp tục tạo ra thêm nhiều thay đổi trong danh sách kế thừa ngôi báu. Ông chỉ định Mohammed bin Nayef làm Thái tử và con trai mình làm Phó Thủ tướng thứ 2, và Chủ tịch Hội đồng các Vấn đề Kinh tế và Phát triển, gồm một nhóm các bộ trưởng trong nội các, gặp gỡ hàng tuần và giám sát các yếu tố chính sách động chạm đến các vấn đề kinh tế và xã hội như giáo dục, sức khỏe và nhà cửa.

Mohammed bin Salman cũng đại diện cho Vua cha ở nước ngoài. Ông đã tới Bắc Kinh và Moscow, cũng nhưđã gặp gỡ Tổng thống Donald Trump vào tháng 03/2017 tại Hoa Thịnh Đốn.

Ngày 21/06/2017, Quốc vương Salman bất ngờ ra sắc lệnh phế truất chức Thái tử của cháu trai Mohammed bin Nayef, sắc phong con trai mình là Mohammed bin Salman lên làm Thái tử.

Với tư tưởng và các chính sách đối nội của mình, tân Thái tử lập tức nhận được sự ủng hộ từ phía người dân, trong đó đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, với lập trường đối ngoại cứng rắn trong một số vấn đề của khu vực, Salman được lập làm Thái tử sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới một số quốc gia.

Sau khi được sắc phong làm Thái tử, Mohammed bin Salman được bổ nhiệm thêm chức vụ Phó Thủ tướng, đồng thời vẫn giữ nguyên chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng và phụ trách các vấn đề năng lượng cùng một số chương trình cải tổ kinh tế quốc gia.

Việc lập Thái tử mới của Quốc Vương Saudi Arabia lập tức được nhiều người dân nước này đón nhận.

Phản ứng trước sự kiện này, ngày 21/06 truyền thông nhà nước Iran lập tức gọi đây là một “cuộc đảo chính mềm” khi đăng tải bài viết có nhan đề: “Đảo chính mềm ở Saudi Arabia – Con trai trở thành người kế vị vua cha”.

Bài viết nhận định, việc Mohammed bin Salman lên làm Thái tử sẽ khiến mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran trở nên căng thẳng hơn. Hiện mối quan hệ này cũng đang rơi vào tình trạng bế tắc do những quan điểm bất đồng giữa hai nước liên quan tới các cuộc xung đột đang diễn tại một số điểm nóng của khu vực như Iraq, Yemen và Sirya.

Trái ngược với phản ứng của Iran, truyền thông Israel lại tỏ ra lạc quan. Đài truyền hình 10 của Israel nhận định, Mohammed bin Salman được phong làm thái tử sẽ có lợi cho nước này bởi những tư tưởng hiện đại, được cho là thân phương Tây và Mỹ, vốn là các đồng minh của Israel.

Với tiêu đề “Thái tử mới, một tin vui với Israel và Mỹ”, tờHarts phát hành ở Israelviết bài ca ngợi tân Thái tử của Saudi Arabia là một nhà lãnh đạo thực sự, có quyền quyết định các chính sách đối ngoại của nước này. Theo bài báo, với lập trường cứng rắn với Iran, Mohammed bin Salman sẽ là người hợp tác quan trọng của Israel khi kế vị Vua cha.

Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, Mohammed bin Salmanđảm nhận trách nhiệm giám sát các chiến dịch quân sự của liên quân quốc tế do Saudi Arabia dẫn đầu trong việc hỗ trợ chính phủ Yemen chống lại phiến quân Houthi. Còn với tư cách là Phó Thủ tướng, hồi tháng 04/2016, Mohammed bin Salman đã đưa ra kế hoạch “Tầm nhìn về Vương quốc Saudi Arabia” được dư luận trong và ngoài nướcđánh giá cao, nhằm giúp nền kinh tế nước này giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ …

Lý Anh

Xem thêm

Nhận báo giá qua email