Sự thành công của những người tỵ nạn Việt qua cuốn tự truyện ” Căn Nhà Lá”

New York: Một cuốn tự truyện của một nữ sĩ gốc Việt vừa được ấn hành cũng gây chú ý trong giới phê bình văn nghệ.
Đó là cuốn tự truyện có tên là “Căn Nhà Lá” ( House of Sticks) của nhà văn Ly Trần.
Cuốn tự truyện Căn Nhà Lá cũng tương tự như những cuốn như The Three Little Pigs, L’Enfant Sauvage nói về những mối quan hệ hiếu thảo, sự phân ly , những đau thương trong cuộc chiến và sự nghèo đói.
Chương đầu của cuốn Căn Nhà Lá kể về những hồi tưởng mà nữ sĩ Lý sinh ra tại một trại tỵ nạn ở Thái Lan.
Sau đó gia đình bố mẹ của bà được định cư ở vùng Ridgewood, ngoại ô của thành phố New York vào năm 1993.
Bố của nữ sĩ là một sĩ quan trong quân lực VNCH đã bị cộng sản cầm tù gần 10 năm.
Cuộc sống khởi đầu của gia đình bà là một cuộc sống nghèo khó:sống trong một căn chúng cư không có máy sưởi ấm và những bữa cơm thường chỉ có cơm ăn với xì dầu.
Vì ăn uống cực khổ, nữ sĩ Lý đã bị bệnh thiếu nhiệt ( hypothermia ) trong khi người anh của bà bị bệnh Raynaud’s disease ( ngón tay chân bị tê), và cũng vì thế bà mới lấy tên cuốn tự truyện là Căn Nhà Lá.
Trong thời gian này bố mẹ của bà đã nhận được những công việc may những cà vạt và vì thế cả gia đình bà gồm bố mẹ , ba người anh và bà đã phải cặm cụi may vá suốt ngày. Ngay cả khi bà Lý mới có 3 tuổi, bà cũng đã phụ giúp bố mẹ trong công việc may cà vạt.
Ông bố của bà sau nhiều năm bị tù đầy và phải làm ăn vất vả trong những ngày qua định cư ở Mỹ đã vướng bệnh tâm thần.
Nhưng cuối cùng, những giáo lý Phật giáo về lòng dũng cảm và lòng trắc ẩn mà cha mẹ Trần đã truyền cho con gái của họ đã xoay sở để chống lại sự phân biệt chủng tộc trong quá khứ của một cá nhân từ quá khứ đen tối sang một hiện tại được cho là lành mạnh, hợp lý, đã giúp cho nhà văn Lý Trần tìm được con đường phải đi.
Nhà văn Lý cũng viết là bà đã viết cuốn tự truyện này cho bố mẹ với những can đảm để vượt qua những chông gai, tìm được một cuộc sống mới an bình và thịnh vượng hơn.

Xem thêm

Nhận báo giá qua email