Thuốc chủng ngừa covid hữu hiệu hơn nhờ chế tạo theo phương cách mới.

Toronto: Trong thời có đại dịch covid, các nhà khoa học đã nỗ lực tỉm tòi thuốc chủng ngừa và đã tìm ra một phương pháp mới chế tạo thuốc chủng.
Cách chế tạo thuốc chủng ngừa trước đây là dùng chính những con vi rút đó, làm yếu nó đi và dùng là thuốc chủng ngừa.
Khi những con vi rút đã bị làm yếu đi, như là vi rút bệnh cúm, vào trong cơ thể người ta, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể và lọi kháng thể này sẽ giúp con người chống lại khi những con vi rút xâm nhập vào.

Phương pháp mới mà các công ty Pfizer, BioNtech, cùng Moderna sử dụng đi theo một con đường khác. Họ tìm cách kích thích cho thân thể tự nó tạo ra một chất protein đặc biệt của loài virus, khiến bộ máy miễn nhiễm phản ứng, sinh ra các kháng thể. Tức là dùng chính thân thể con người chế tạo ra chất kích thích khiến bộ máy miễn nhiễm hoạt động!
Kết quả các cuộc thử nghiệm thuốc chủng ngừa của các công ty Pfizer và Moderna cho thấy là thuốc chủng ngừa của họ hữu hiệu đến 95 phần trăm.
Đây là một tin mừng, vì thông thường một loại thuốc chủng ngừa chỉ hữu hiệu trên 50 phần trăm là có thể được chuẩn nhận cho lưu hành.

Trong thế giới bình thường, thân thể chúng ta có hàng triệu protein nhỏ xíu, khi các tín hiệu gọi là mRNA bảo cho các tế bào hãy sinh ra thứ protein nào. Tạo hóa đã an bài như vậy. Các nhà khoa học đã có sáng kiến là không dùng các mRNA trong Thiên Nhiên nữa. Có thể “biến chế” các mRNA để chúng bảo các tế bào tạo ra một loại protein mình muốn có! Nếu làm được điều này thì hậu quả sẽ rất nhiều. Có thể tạo ra được các kháng thể (antibodies) phòng ngừa bệnh; các chất en-zim (enzymes) có thể chữa bệnh; hay các nhân tố giúp các tế bào phát triển (growth agents) để chữa các bộ phận bị hư.

Chúng ta đã chứng kiến các mRNA “nhân tạo” được sử dụng để chế thuốc chủng ngừa!

Công trình này là kết quả của ít nhất ba chục năm, mà một nhà khoa học đã bền bỉ theo đuổi con đường này là bà Katalin Karikó, người Hung Gia Lợi giáo sư trường Đại học Pennsylvania. Từ thập niên 1990, bà Karikó đã cố tìm cách dùng mRNA, một tín hiệu sinh học, để kích thích thân thể con người sản xuất một loại protein theo ý muốn. Nếu nhờ mRNA thúc đẩy mà thân thể chúng ta tạo ra một chất protein đặc biệt của loài vi khuẩn khiến cho bộ máy miễn nhiễm hoạt động.

Sau hàng chục năm nghiên cứu, cuối cùng bà Katalin Karikó cùng với chồng là bác sĩ Drew Weissman đã tìm cách vượt qua được các trở ngại. Họ tạo ra được thứ mRNA được cơ thể chấp nhận.
Bác sĩ Derrick Rossi, người Canada, làm việc ở Đại học Stanford mua bản quyền của hai ông bà Kariko để tiếp tục nghiên cứu chế tạo “tế bào mầm” (tem cells). Bác sĩ Rossi đã cùng nhiều người lập ra Moderna, nhưng ông đã rời bỏ công ty này từ năm 2014, trước khi công ty kiếm được khá nhiều tiền của chính phủ Mỹ để sản xuất vaccine.

Trong khi đó, ở nước Đức, hai Bác sĩ Ugur Sahin, giáo sư Đại học Y khoa Mainz và bà vợ Özlem Türeci đang thành lập công ty BioNTech, để nghiên cứu việc sử dụng RNA để chế thuốc ngừa bệnh ung thư. Hai người là di dân gốc Thổ Nhĩ Kỳ, cũng mua bản quyền sáng chế của Karikó và Weissman. Năm 2013 họ mời bà Karikó làm phó chủ tịch công ty, trụ sở đặt ở Cambridge, Massachusett.

Và bây giờ, công cuộc nghiên cứu của bà Karikó đang được cả hai nhóm sản xuất vaccine ngừa Covid-19 áp dụng, BioNTech với Pfizer, và Moderna.
Trận đại dịch Covid-19 đã làm cho trên 61 triệu người trên thế giới bị nhiễm và có gần 1.5 triệu người chết, nhưng cuối cùng nhờ vào các công trình nghiên cứu thuốc chủng, người ta người đã thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.” Ánh sáng le lói do công trình của các nhà khoa học!

Xem thêm

Nhận báo giá qua email