Tìm ra thuốc mọc tóc, chiết suất từ những cây đước trong những rừng tràm Cà Mau.

Bangkok, Thái Lan: Theo những tin tức vừa loan báo từ báo Daily Mail ở Anh quốc, các nhà khảo cứu người Thái đã tìm ra một chiết suất lấy từ những cây đước ( mangrove trees) có thể chữa bệnh sói đầu.
Khoảng 50 người bị bệnh sói đầu, đã được cho bôi loại chiết suất lấy từ cây đước và đã cho thấy tóc mọc trở lại.
Chiết suất trong cây đước giúp việc mọc tóc có tên là Avicennia Marin và trong đó có chất hóa học Avicequinon-C.
Chiết suất này có thể đã giúp mọc tóc trở lại bằng cách ngăn cản sự phát triển của chất men ( enzymes) gây bệnh sói đầu.
Các nhà khảo cứu hy vọng là với sự khám phá này sẽ giúp cho ngăn cản bệnh sói đầu.
Các khoa học gia của trường đại học Chulalongkom đã nghiên cứu về chất Avicequinon-C từ nhiều năm qua và mới đây đã được giải thưởng của hội đồng Khảo Cứu Quốc Gia Thái Lan. Theo giáo sư Wanchai, trưởng nhóm khảo cứu thì công trình khảo cứu của nhóm này sẽ được cơ quan đặc trách về thực phẩm và dược phẩm Thái chuẩn y trong những ngày sắp tới.
Giáo sư Wanchai cũng nói là ngoài việc ngăn ngừa rụng tóc, chất chiết suất từ cây đước cũng giúp những người có ít tóc, mọc thêm tóc.
Các nhà khảo cứu đã thử nghiệm chất chiết suất từ cây đước trên 50 người đàn ông và đàn bà, và được bôi chất chiết suất này mỗi ngày và những hình ảnh chụp sau một thời gian bôi thuốc, thì thấy tóc mọc rất nhanh.
Một công ty tư nhân Thái đã mua lại bản quyền và dự trù sẽ sản xuất thuốc mọc tóc trong vòng 6 tháng sắp đến.
Giáo sư Wanchai cũng nói là nhiều công ty đã chế tạo thuốc mọc tóc, nhưng là những chất hóa học và các thuốc mọc tóc này gây những phản ứng phụ cho người sử dụng.
Cây đước là cây mọc hàng ngàn xa số ở ven các bờ biển các nước Á Châu, gồm cả Việt Nam mà đặc biệt là vùng Cà Mau.
Cây đước mọc được ở những vùng có nước mặn là một loại cây tốt cực kỳ cho việc bảo vệ đất đai không bị soi mòn, chống lại sự hủy hoại môi trường.
Cây đước là một trong 4 loại cây mà người dân Cà Mau đã ghi công cho việc bồi đắp giữ gìn bờ biển và có thể 4 loại cây này cùng một họ và cùng có chiết suất giúp mọc tóc?

Mắm trước, đước sau, tràm theo sát
Sau hàng dừa nước, mái nhà ai.

Người dân Cà Mau xưa nay sử dụng cây đước từ gốc đến ngọn, không bỏ thứ gì. Gỗ đước dùng làm nhà, dựng cột, làm cầu qua sông, đóng bàn ghế, đồ thủ công mỹ nghệ… Than đước là chất đốt có nhiệt lượng cao, người dân dùng nấu nướng hoặc xuất khẩu. Vỏ đước giàu chất chát, có thể dùng để thuộc da, nhuộm vải, làm dược phẩm, sử dụng trong ngành giấy, in…

Rừng đước mát lành, xanh tươi quanh năm là ngôi nhà chung của các hệ thống sinh thái ngập mặn như chim, thú, lưỡng cư, tôm cá, bò sát, giáp xác, thân mềm…
Khó có thể kể hết tên những loài chim đã chọn nơi đất lành này mà đậu lại: nhạn sen, le le, cò, cồng cộc, diệc, vạc…; hay nương náu mùa đông như: vịt tri, ngỗng trời, giang, sếu… Có những loài vật kì dị như sót lại từ thuở hồng hoang: ba ba, rùa, kỳ đà, cá sấu, chồn, trăn, heo rừng, rắn cực độc…

Cũng theo những bài khảo cứu về cây đước ở Cà Mau thì cuộc sống trong rừng ngập mặn vô cùng phong phú, sôi động. Con tôm sú sinh thái (hay tôm sú hữu cơ) vùng Ngọc Hiển – Cà Mau được thả nuôi trong môi trường ấy, hoà quyện tự nhiên với hệ sinh thái độc đáo này. Tôm sinh thái không được cho ăn nên phải tự vận động kiếm mồi, vì vậy, chúng có vị ngọt thanh, dai, vỏ mỏng hơn và nhiều thịt hơn so với tôm nuôi thông thường.

Người ta cũng cho rằng nhờ môi trường thích hợp nên tôm sú sinh thái nơi đây nên có hàm lượng dinh dưỡng cao: giàu canxi, kẽm, carotenoid, axit béo không bão hoà đa (PUFAs) và nhiều hợp chất chống ung thư. ??

Xem thêm

Nhận báo giá qua email