Tối cao pháp viện Ấn Độ lập lực lượng đặc biệt giải quyết khủng hoảng ô-xy

Theo báo chí đối lập hôm 10/05, “Chính phủ Đoàn kết Dân tộc” (NUG) chống chính quyền quân sự bắt đầu xây dựng một “nền giáo dục song song”, chống lại ảnh hưởng của tập đoàn quân sự trong giới trẻ. Trước đó, hôm 08/05, đối lập Miến Điện khẳng định sẽ không đàm phán với giới tướng lĩnh, nếu việc đối thoại này đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Miến Điện.

                                     

Theo báo Irrawady, phó tổng thống “Chính phủ Đoàn kết Dân tộc” Miến Điện, ông Duwa Lashi La, người đứng đầu lực lượng đối lập, có một bài phát biểu đáng chú ý, nhấn mạnh hiện tại “con đường đàm phán được thống nhất tại hội nghị cấp cao của khối ASEAN không phải là điều mà người dân Miến Điện mong muốn”. Lãnh đạo lực lượng chống tập đoàn quân sự hoan nghênh các nỗ lực của khối ASEAN trong việc chấm dứt cuộc khủng hoảng Miến Điện, nhưng khẳng định ASEAN nên lắng nghe người dân Miến Điện, đồng thời nhấn mạnh là đối lập Miến Điện sẽ chỉ đàm phán với tập đoàn quân sự, khi nào dân chúng muốn.

Đây là lần thứ hai Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Miến Điện từ chối đối thoại với tập đoàn quân sự, nhưng với những lời lẽ dường như kiên quyết hơn. Tuyên bố đầu tiên được thủ tướng của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc đưa ra ngày 27/04. Với NUG, tập đoàn quân sự là “thủ phạm duy nhất” của tình trạng bạo lực hiện nay. Tuyên bố của lãnh đạo NUG lần này được đưa ra cùng ngày với việc chính quyền quân sự liệt Chính phủ Đoàn kết Dân tộc và lực lượng tự vệ của đối lập (People’s Defense Forces – PDF), vừa thành lập (ngày 05/05), vào “các tổ chức khủng bố”. 

Về phía quốc tế, có thêm vận động yêu cầu công nhận Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Miến Điện. Hôm 10/5, nhiều chuyên gia hàng đầu về Miến Điện tại Pháp, trong đó có nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher, đã công bố thư ngỏ trên Le Monde, kêu gọi nước Pháp “công nhận ngay tức khắc Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Miến Điện”

Xem thêm

Nhận báo giá qua email