Trên 8.6 phần trăm dân số Việt Nam bị nhiễm tiền-bệnh tiểu đường

Hà Nội: Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Hà Nội của hội nội tiết phối hợp với công ty dược phẩm Merk về bệnh tiểu đường hôm thứ bảy ngày 7 tháng 11, có những thông báo cho biết là hiện nay Việt nam có 3.8 triệu người bị bệnh tiểu đường và còn đến 5.3 triệu người khác hay 8.6 phần trăm dân số có những triệu chứng bệnh tiểu đường, hay là những người bị bệnh tiền tiểu đường.
Số người bị bệnh tiểu đường ở Việt Nam gia tăng kéo theo những nguy cơ cho những người này bị thêm các bệnh tật khác, biến chứng của bệnh tiểu đường, như bệnh timmạch, suy thận và mù.
Theo các thống kê của các chuyên gia y tế thì 11 phần trăm những người bị bệnh tiền tiểu đường, sẽ trở thành bệnh tiểu đường mỗi năm và theo những ước tính thì đến năm 2045, số người Việt Nam bị bệnh tiểu đường sẽ gia tăng 50 phần trăm và lên đến mức 8 triệu người.
Phần lớn những người mắc tiền tiểu đường đã không biết sớm, vì nếu biết sớm thì người ta có thể ngăn chận được
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ những người mắc bệnh tiểu đường tăng cao nhất thế giới.
Bên cạnh đó thì số người Việt trẻ tuổi bị bệnh tiểu đường cũng gia tăng vì những thói xấu trong cách sinh hoạt và cách ăn uống.

Ăn uống thất thường
Nhiều người có thói quen thức khuya và dậy muộn, vì thế không có giờ ăn cố định: thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn các bữa không đúng giờ. Việc duy trì tình trạng ăn uống như vậy trong thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể bị rối loạn trao đổi chất, insulin thiếu ổn đinh, dẫn đến bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hoá và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Ăn đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh là đồ ăn có chữa nhiều chất béo bão hòa làm tăng axit béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, lượng đường insulin trong máu vẫn bình thường hoặc tăng nhẹ nhưng lượng đường huyết trong máu lại ở tình trạng cao.
Chính vì sự tiện lợi nên nhiều người lựa chọn đồ ăn nhanh thay cho bữa ăn chính

Ăn quá nhiều đồ ngọt
Các loại bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt có gây nên tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào chỉ số GI của loại thực phẩm đó. (Glycaemic Index- là chỉ số đo tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm chứa bột đường.) Tuy nhiên hầu hết những loại thực phẩm ngọt đều thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thuộc nhóm trung bình hoặc cao, và chứa những loại đường không tốt cho sức khỏe, hàm lượng acid béo và cholesterol cao. Vì thế nên ăn ít đồ ngọt để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đồ ngọt là “thủ phạm chính” gây nên bệnh tiểu đường.

Lạm dụng đồ uống có ga
Tiêu thụ nước ngọt có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, sau đó thường tiến triển đến trục trặc về chuyển hóa đường cũng như năng lượng. Nghiên cứu của Trường Y tế công Harvard chỉ ra rằng uống từ một đến hai lon đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%.

Uống nhiều rượu
Người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường. Trong những cuộc nhậu nhẹt, lượng thức ăn nạp vào cơ thể lập tức chuyển thành chất béo dự trữ, tình trạng thường xuyên, kéo dài sẽ gây nên tình trạng bệnh tiểu đường.

Xem thêm

Nhận báo giá qua email