Lý Anh
Sau tin “giật gân” về cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Đại Hàn Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ diễn ra vào cuối tháng 04/2018, gần đây lại thêm một tin “giật gân” hơn, ngày 08/03, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhận lời mời của Kim Jong-un, thamdự cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ – Bắc Hàn (Mỹ Triều) vào cuối tháng 05/2018.Nếu cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều trở thành hiện thực, Donald Trump là Tổng thống Hoa Kỳ tại chức đầu tiên gặp mặt Kim Jong-un, người đứng đầu Bắc Hàn, cháu nội Kim il-seng (Kim Nhật Thành), con trai Kim Jong-il (Kim Chính Nhật).
Khẩu chiến
Khoảng nửa năm trước, Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã có những lời lẽ công kích cá nhân: Donad Trumptuyên bố cho Bắc Hàn nếm mùi “hỏa lực và cuồng nộ”, gọi Kim Jong-un là “gã tên lửa”, đe dọa “hủy diệt hoàn toàn Bắc Hàn nếu bị khiêu khích”: Ngày 17/09/2017, Trump viết trên Twittes: “Tôi vừa nói chuyện với Tổng thống Đại Hàn vào tối qua và hỏi ông ấy tình hình gã hỏa tiễn” Hai ngày sau (19/09), tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Trump lại nhắc đến Kim khi tuyên bố: “Gã hỏa tiễn đang có hành động tự sát.” (Rocket Man is on a suicide mission for himself).
Nghe Donald Trump nói vậy, Kim Jong-un cảm thấy cần phải dùng ngôn ngữ mạnh mẽ và trực tiếp để đáp lại những phát ngôn đầy khiêu khích của ông ta. Trong một tuyên bố cá nhân hiếm thấy, Kim gọi Trump là “lão già lẩm cẩm” và nói:“Ông Trump sẽphải trả giá đắt cho bài phát biểu gần đây trước Liên Hợp Quốc. Bài phát biểu của ông Trump thuyết phục tôi, chứ không hề ngăn chặn hay làm tôi lo sợ. Con đường tôi lựa chọn vô cùng chính xác, tôi sẽ theo đuổi đến cùng. Ông Trump đã xúc phạm bản thân và đất nước tôi trước mắt thế giới. Ông ta đưa ra một tuyên bố khiêu chiến trắng trợn nhất trong lịch sử, Bắc Hàn sẽ tìm biện pháp đáp trả với mức cao nhất khiến ông Trump phải trả giá đắt cho bài phát biểu của mình…”. (theo BBC 22/09/2017).
Kim Jong-un còn khẳng định những lời đe dọa của Donald Trump càng thúc đẩy Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử. Từ lâu Bắc Hàn từng tuyên bố phát triển nguyên tử để đối phó với sự đe dọa đến từ các thế lực thù địch.Kim Jong-un còn lập luận: “Những phát ngôn của ông ta đã nói lên ý đồ của Hoa Kỳ, nó khiến tôi tin rằng mình đã chọn con đường đúng đắn và sẽ đi đến cùng”.
Thậm chí hai người còn dọa nhau ngón tay trõ của mình đã sẵn sàng trên nút bấm nguyên tử. Nhiều người nghĩ có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh gây ra thảm họa khủng khiếp.
Theo tin của hãng thông tấn Đại Hàn Yonhap, trước đó, Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho đã so sánh bài phát biểu của ông Trump không khác gì “tiếng chó sủa”, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng có thể cho thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương để đáp lại lời đe dọa của Tổng thống Hoa Kỳ.
Hòa đàm
Tháng 10/2017, giữa lúc Hoa Kỳ và Bắc Hàn vô cùng căng thẳng, Trump và Kim dùng lời lẽ công kích lẫn nhau, Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Rex Tillerson nghĩ đến chuyện hội đàm với Bắc Hàn, bị Tổng thống Trump chế diễu, đừng “lãng phí thời gian của mình khi tìm cách hội đàm với Bình Nhưỡng”.Trước ngày Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhận lời mời của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un họp thượng đỉnh, ôngRex Tillersonlúc đó chưa bị Trump đào thải, trong chuyến công du Châu Phi đã tuyên bố:Hoa Thinh Đốncó thể hội đàm với Bình Nhưỡng, song đàm phán giải trừ nguyên tử dường như còn là một chặng đường dài …
Tuy nhiên, sau khi Giám đốc An ninh Quốc gia Đại Hàn Chung Eui-yong, người vừa đi Bình Nhưỡng gặp Kim Jong-un,chuyển cho Donald Trumplá thư Kim Jong-un gửi đến ngài Tổng thống với những lời căm kết sẽ xóa bỏ chương trình nguyên tửvà đình chỉ các cuộc thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo, ông Trump liền tweet “một cuộc gặp gỡ đang lên kế hoạch”.
Sau đó, ông Chungnói cho báo chí biết, TT Donald Trump đã đáp lại lời mời của Kim Jong-un, đồng ý gặp mặt vào cuối tháng 05/2018. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳcũng cho biết, việc này có thể xảy ra, thời gian và địa điểm chính xác sẽ được ấn định sau.
Trả lời phỏng vấn của ký giả đài truyền hìnhCBS ngày 18/3, Ngoại trưởng Đại Hàn Kang Kyung-wha nói rằng, đích thân ông Kim Jong-un đã cam kết bằng lời nói về việc giải trừ vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên. Ông Kang tin tưởng vào lời hứa của ông Kim. Bởi vì, đây là lần đầu tiên ông ta nói trực tiếp điều này.
Cũng trong thời gian này, Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho bất ngờ có mặt tại Thụy Điển. Dư luận cho rằng, đây có thể là một phần trong công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều.Bình Nhưỡng cho biết chuyến thăm Thụy Điển của Ngoại trưởng Ri Yong-ho chỉ bàn vềquan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.
Giới chức Hoa Kỳ cũng nói, họ biết cuộc họp ở Stockholm, nhưng không biết có liên quan gì đến gì đến đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn hay không?
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven nói với truyền thông nước này rằng, nếu Hoa Kỳ và Bắc Hàn muốn Thụy Điển làm trung gian, chúng tôi sẵn sàng.
Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn, Thủy Điển từng làm trung gian giải quyết những việc liên quan đến 2 nước. Stockholm đã liên hệ với Bình Nhưỡng trong việc trả tự do cho các công dân Mỹ bị Bắc Hàn giam giữ, gần đây nhất là vụ sinh viên Mỹ Otto Warmbier đến Bắc Hàn du lịch bị giam giữ, sau khi được trả lại tự do về với gia đình được mấy ngày thì tử vong.
Trong cuộc hội nghị cấp Ngoại trưởng giữa Thủy Điển và Bắc Hàn diễn ra tại Stockholm 2 ngày 15 và 16/03, Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho và Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom đã có những trao đổi liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều, cũng như tập trung vào tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.
Sau chuyến thăm Thụy Điển của Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho, Bình Nhưỡng lại cử ông Choe Kang-il, Vụ phó Vụ Bắc Mỹ đến thủ đô Helsinki của Phần Lan. Những người am hiểu tình hình cho hay, ông Choe Kang-il đến Helsinki dự cuộc họp có sự tham gia của quan chức chính phủ và các nhà nghiên cứu đến từ Hoa Thịnh Đốn và Hán Thành.
Ngày 19/03, ông Kim Eui-kyum, phát ngôn viên Thanh Ngõa Đài, Phủ Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc, cho biết, trong 2 ngày 17 và 18/03, Hoa Kỳ, Đại Hàn và Nhật Bản đã có cuộc họp Giám đốc An ninh Quốc gia của 3 nước tại San Francisco, Hoa Kỳ.
Tại cuộc họp này, đại diện 3 nước đã thảo luận vấn đề giải trừ vũ khí nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên cũng như những vấn đền liên quan đến việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nam – Bắc Hàn và hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều.
Đài phát thanh Đại Hàn (Korean Broadcasting System Korean Broadcasting System – KBS) dẫn lời phát ngôn viên Thanh Ngõa đài cho hay, đây là lần đầu tiên các quan chức chủ chốt về lĩnh vực an ninh quốc gia của 3 nước gặp nhau từ khi có quyết định về các cuộc họp thượng đỉnh Nam – Bắc Hàn và thượng đỉnh Trump – Kim.
Sau hội nghị thượng đỉnh Nam – Bắc Hàn tổ chức vào cuối tháng 04/2018, Tổng thống Đại Hàn Moon Jae-in sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trao đổi kết quả cuộc hội nghị thượng đỉnh Nam Bắc Hàn và chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều.
Vết xe cũ
Theo CNN, Donald Trump thường lên tiếng đổ lỗi cho các vị Tổng thống Hoa Kỳ trước ông đã để lại “di sản” Bắc Hàn tồi tệ nhất. Đó là tạo điều kiện để Bắc Hàn có thể phóng hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử tấn công Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố: “Lẽ ra vấn đề Bắc Hàn phải được giải quyết từ hàng chục năm trước trong nhiều đời Tổng thống khác nhau chứ không phải bây giờ. Giờ không phải lúc thích hợp”.
Tuy nhiên, nhiều học giả và các nhà nghiên cứu cho rằng, chính ông Trump cũng đang lâm vào cảnh không khác gì các vị cựu Tổng thống được ông nhắc tới.
Giữa lúc Nam – Bắc Hàn đang tìm cách xích lại gần nhau, đặc biệt là sau Thế vận hội Mùa Đông 2018tại PyeongChang đầy cảm xúc về chính trị, ông Trump dường như không còn cách nào khác là trở thành “người quan sát”. Bởi vì, chỉ cần ông Trump có bất kỳ thái độ khác biệt nào, quan hệ Hoa Thịnh Đốn và Hán Thành cũng có thể rạn nứt, khủng hoảng nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên sẽ bùng phát trở lại khiến Hoa Kỳphải chấp nhận bước vào một cuộc chiến tranh nguyên tử thảm khốc.
Các học giả và nhà nghiên cứu cho rằng, tuyên bố của ông Trump cho thấy ông cũng bế tắc y hệt như các vị Tổng thống đời trước.
Dư luận
Tin Tổng thống Donald Trump và Kim Jong-un có thể gặp mặt vào tháng 05/2018 đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Trong cuộc họp báo hàng ngày tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric nói: “Tổng thư ký khen ngợi sự lãnh đạo và tầm nhìn của tất cả các bên liên quan, đồng thời nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với những nỗ lực nhằm hướng tới xóa bỏ vũ khí nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình theo tinh thần các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an”.
Ngày 09/03, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, Anh Quốc hoan nghênh những bước tiến liên quan đến cuộc gặp giữa Tổng thống Donal Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un. Tuy nhiên, Luân Đôn khẳng định, sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Hoa Thịnh Đốn, Hán Thành và cộng đồng quốc tế đảm bảo duy trì sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc cũng ủng hộ cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều, dù có quan ngại rằng, có thể nước này bị gạt sang một bên trong các cuộc đàm phán. Bắc Kinh từ lâu vẫn kêu gọi hai nước hãy gặp nhau, nhưng tính cách bất ngờ của quyết định này đã gây phản ứng lẫn lộn cho Bắc Kinh: Từ thở phào nhẹ nhõm tới canh cánh lo âu.Ngày 13/03, hãng thông tấn AFPloan tin, trong cuộc gặp ông Chung Eui-yong, Giám đốc An ninh quốc gia Đại Hàn, tại Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn cuộc gặp giữa Kim Jong-un với Donald Trump diễn ra thuận lợi. Họ Tập cho rằng, kết quả cuộc đối thoại có thể tạo hiệu ứng tích cực tới quá trình xóa bỏ vũ khí nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donal Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un là “bước đi đúng hướng” …
Lý Anh