SGCN
Vé số khu vực miền Nam xổ hàng ngày vào lúc 4g15’ chiều.Đây là cách thu ngân quỹ đơn giản, tỉnh nào cũng có công ty xổ số nên khách hàng không cần đợi một tuần mới có kết quả quay số một lần mà mỗi ngày vài tỉnh cùng mở.
Thứ Hai có tỉnhCà Mau, Đồng Tháp, TPHCM; thứ Ba Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Đak Lak… cho tới thứ Sáu: Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre; Chủ nhậtKontum, Khánh hòa, Kiên Giang, Lâm Đồng, Tiền Giang…Lương lậu trong ngành này cao lắm. Nhân viên xổ số một tỉnh lãnh lương bình quân hơn ba chục triệu mỗi tháng (cũng gần 1.500 đô), người ngồi ghế lãnh đạo lãnh gần gấp đôi. Vé số đắt hàng kinh khủng. Kinh doanh trong ngành này lúc nào cũng hiệu quả vì chẳng mất công sản xuất mua bán, lo lắng tìm đầu vào đầu ra. Hầu như không có rủi ro.
Kết quả xổ số ra tới đâu, có người ghi chép lại ngay. Buổi chiều quay số vừa xong,thằng bé cầm trên tay xấp giấy kết quả nhỏ bằng lòng bàn tay, đi dạo một vòng để giao cho các sạp vé số, người bán vé số và nhà người quen thường xuyên mua số, cứ hai ngày thu một ngàn đồng.
Kinh doanh thứ gì còn sợ ế chứ vé số không bao giờ ngại chuyện đó. Đâu đâu cũng có, nhìn thấy mua bán từ ngoài đường cho chí ngõ hẻm thì biết. Tính ra mỗi năm, người dân miền Nam chi hơn sáu mươi ngàn tỷ đồng mua vé số.
Vé số điện toánhay còn gọi vé số tự chọn, vé số kiểu Mỹ ra đời mấy năm nay. Một vé trúng hàng mấy chục tỷ khiến người mua đâm ra nức lòng. Mọi người ùn ùn rủ nhau đi mua vé số điện toán. Nếu kỳ này không ai trúng độc đắc, số tiền đó sẽ nhập vào kỳ sau khiến giải thưởng tăng chóng mặt. Bởi vậy người ta kháo nhau, trúng độc đắc khó lắm, thế mà cứ đọng vài ba kỳ lại có người lãnh ngay, sau đó tiền thưởng lại trở về mức đầu tiên. Chắc công ty thuê người tới lãnh nhằm giới hạn tiền trúng không vượt lên quá cao. Sở dĩ có tin đồn này vì bên vé số truyền thống từng tai tiếng nhiều vụ: Huyện đề bắt tay với xổ số để không quay ra những số mà con đề mua nhiều. Hoặc giám đốc công ty xổ số gian lận để lấy tiền trúng thưởng, hay ăn bớt hoa hồng…
Mất thế độc quyền nên đểcạnh tranh giành khách, vé số truyền thống buộc phải tăng giải độc đắc từ một tỷ rưỡi lên hai tỷ và một số tỉnh cũng bắt chước xổ số điện toán, đưa ra hình thức số tự chọn, tức giống như đánh đề trong dân chúng, nhưng hợp pháp, công khai.
Ngày xưa nghệ sĩ Trần Văn Trạch hát Kiếnthiết quốc gia. Giúp đồng bào ta. Xây đắp muôn người. Được nên cửa nhà. Lúc đó độc đắc mua được cà một nhà in nhưng bây giờ tiền mất giá quá nên chắc chỉ mua nổi gian nhà ngoại ô.Độc đắc vốn khó trúng, nhưng lúc trúng dù được đẩy lên hai tỷ, vẫn không theo kịp với nạn lạm phát.
Dù sao vé số truyền thống không vì thế mà giảm người mua, vẫn có khách riêng của mình.
Lý do một vé truyền thống chỉ có sáu số, xem chừng cơ may dễ trúng hơn vé số điện toán tới sáu cặp số tức là mười hai con số. Người nghèo chẳng dám mơ đến mấy chục tỷ nên vẫn trung thành thử vận may với vé truyền thống.Nghĩa là ế mấy thì công ty xổ số vẫn lời.
Vả lại xổ số truyền thống len lỏi khắp nơi đưa vé đến tận tay mọi người trong khi vé số điện toán phải đến cửa hàng đại lý mua. Thật ra vé điện toán cũng có bán dạo đến tận thôn xóm, nhiều nhất ở miền Tây và đã lan ra miền Trung, nhưng ít và bị coi là không hợp pháp với lý do người mua phải tự tay chọn số trong khi bán dạo là số do đại lý chọn trước, in ra giấy rồi mới giao bán lẻ đi rong.
Xem chừng cuộc sống người dân khó khăn quá chẳng cách nào xoay chuyển ngoài việc trông chờ tiền trên trời rơi xuống thông qua xổ số.Cho nên người dân tích cực chơi loại cờ bạc hợp pháp này. Những tỉnh càng nghèo, học vấn thấp lại là nơi tiêu thụ vé số nhiều nhất.
Có nhiều cách chọn số, mua số. Hoặc theo số nhà, theo năm sinh…, hoặc mua theo kiểu số đề. Hôm qua nằm mơ thấy gì thì hôm nay tìm mua vé có số đuôi tương ứng. Nếu trời cho thì trúng to chứ đánh đề chứa nhiều rủi roquá. Đề trúng nhỏ không đáng với tiền bỏ ra mua mà trúng to thì huyện đề mười phần bỏ trốn xù tiền.
Người mua vé số cũng có nhiều kiểu: người chuyên nuôi số giống như nuôi số đề, chỉ mua những vé có con số cuối cùng là 79 chẳng hạn, mua ngẫu nhiên hay mua số hên.Thỉnh thoảng, người ta vẫn nghe vé số rao: Thần Tài đây, Thần Tài đây… tức số 36, 39… hay Thổ Địa đây tức số 38, 78…
Người ta truyền miệng nhau nhiều trường hợp mua vé vét vào sát giờ quay số mà trúng độc đắc nên vào trưa hay xế chiều, người bán vé số thường hay mời: Còn ba vé cuối cùng, còn bốn vé cuối cùng…và thường dễ dàng bán được những tấm vé ấy. Tiếp sau đó họ lại chào người khác, cũng lại còn ba vé cuối cùng, còn năm vé cuối cùng… Cứ liên tục mấy vé cuối cùng đó mà bán hết xấp vé số.
Một số người chuyên chơi vé số. Họ dành hẳn ra một số tiền để mua vé, có khi vài trăm ngàn mỗi ngày. Dẫu chưa trúng độc đắc nhưng trúng các giải khác khác cũng thường xuyên. Một ông chuyên chơi vé kiểu này khoe vé số mua hàng tháng chất đầy bao bố và từng trúng một lần độc đắc. Ông nghiên cứu kỹ kết quả quay số để tìm ra những con số có xác suất trúng cao. Tính ra bao bố tiền mua vé của những người chơi chuyên nghiệp này, nếu mang gởi tiết kiệm, chắc chắn là một con số không nhỏ hơn là chờ thời qua vé số. Cũng là một hình thức cờ bạc nên chơi vé số riết nhiều người ghiền luôn, có đồng nào không dám ăn tiêu mà chỉ dốc hết vào vé số.
Mười ngàn đồng một vé không rẻ, ngang với ổ bánh mì, gói xôi… nhưng ông xe ôm, chị bán cá… vẫn nhínnhút đều đặn mỗi ngày mua vài tờ trước, ăn uống tiêu pha mọi thứ tính sau. Người lớntuổi dùng số tiền ít ỏi từ lương hưu hay con cháu cho để hàng ngày mua vé số. Nhiều ông già bị con cháu cằn nhằn vì tiền không ăn uống mà chỉ lo mua vé số. Thật ra đâu còn sức ăn uống vui chơi gì nữa, mua vé số hàng ngày khi tuổi già không còn lợi tức nhiều như lúc còn trẻ, thì tờ vé số không những mong trúng số tiền hậu hĩnh chia cho con cháu thì còn là thú giải trí hàng ngày khi buổi sáng cầm xấp vé để lựa ra vài tờ số đẹp, rồi đến buổi chiều lại có việc bận rộn dò số. Người già hay mua vé số thế nào cũng quen thân vài người bán rất tâm lý khi biết rõ nài vài câu, thế nào ông già cũng mua như một sự giúp đỡ.
Đúng là bên cạnh những người mua vé mong trúng số thì cũng có nhiều người chỉ do động lòng trắc ẩn trước những người bán vé già cả, nhỏ tuổi, tàn tật. Họkhông cho tiền vì dù có tiền, người bán vé số vẫn phải cố đi bán cho hết xấp vé. Thay vào đó mua mấy tờ vé số cho họ bán hết, mau chóng về nhà. Vả lại bán vé sốcũng là một công việc kiếm ăn đàng hoàng chứ không phải hành khất nên nhiều người tự trọng chỉ bán vé, từ chối nhận tiền bố thí. Trong khi đó một số người bán cố tình giả dạng bằng cách bò lết dưới đất, tạo vết thương giả, bế trẻ em giữa trời nắng…nhằm gợi lòng thương xót của người qua đường mua hai tờ vé số đưa chẵn năm chục ngàn không lấy tiền thối.
Ngày xưa, người bán vé số thường bày ra chiếc bàn nhỏ ngồi bán cố định ở một góc phố, góc chợ nào đó. Nhưng rồi của khó người khôn, dần dần người mua thì ít, người bán đông dần, vé số phải chịu khó đi rong mới chào người mua chứ không ngồi một chỗ đợi khách tìm đến nữa.
Vé số đặc biệt không đi xe, dù là xe đạp, chỉ có người tàn tật đi xe lăn, còn thì phải lội bộ khắp nơi, suốt ngày trừ lúc chiều xổ số. Xổ xong, lại rong ruổi bán tiếp đến tối đến khuya.
Người bán vé số thường là dân nhập cư từ miền Tây, miền Trung đổ vào.Hầu hết là nông dân gặp lúc nông nhàn đi kiếm thêm nhưng đa số chọn công việc này như cách mưu sinh chính. Nhiều vùng quê, nghề nông không đủ sống, dân làng bỏ đi tứ tán kiếm ăn, chỉ còn lại người già trẻ em ở lại giữ nhà. Hoặc người già trẻ em cũng phải lang bạt thì cách duy nhất kiếm tiền của họ là bán vé số. Những người này không có vốn, cũng không có nghề nghiệp chuyên môn để đứng vững ở chốn thị thành nên thường chỉ chọn cách bán vé nào lời tấm nấy, bán không hết, trước giờ xổ mang trả lại đại lý, không sợ hụt vốn. Vé số chỉ đòi hỏi người bán có đôi chân dẻo dai để đi rảo ngoài đường, vào sâu các ngõ hẻm, sà vào các quán ăn…
Người đi trước hướng dẫn người đi sau. Họ hàng, bạn bè, đồng hương tụ tập cùng thuê chung chỗ ở, chỗ nghỉ lưng. Gặp người chủ đại lý cũng là cùng quê cho thuê nhà, có khi cho ăn một bữa, không phải đặt tiền cọc…Một người đàn ông Phú Yên đã đã cưu mang gần bốn mươi đồng hương già cả khốn khó nhờ dẫn dắt họ vào nghề bán vé số.
Thường bán một vé 10 ngàn đồng, được lãi hai ngàn, đó là lấy vé không trả lại, lời ăn lỗ chịu. Còn nếu bán không hết, trả lại trước 3 giờ chiều thì chỉ ăn lãi một ngàn đồng một vé. Chị bán vé số trong Lăng Ông cho biết mỗi ngày chị lời khoảng 150 000 đồng, chủ yếu ăn cơm từ thiện, cố gắng dành dụm để mỗi tháng gửi khoảng ba triệu, hai tháng gửi xe khách bốn mươi ký gạo về quê cho chồng và hai con.
Người bán vé số tràn lan, đông đúc, đâu đâu cũng gặp. Từ các hẻm nhỏ đến quán ăn, chợ, siêu thị, trước cổng trường đông phụ huynh học sinh…, đủ loại tuổi: trẻ, già, nam nữ, em bé, người tàn tật… Thanh niên hầu như không thấy. Họ có thể phụ hồ, khuân vác… làm các nghề chân tay nặng nhọc chứ không làm cái nghề chỉ dành cho chân yếu tay mềm này. Vả lại thấy mặt thanh niên đi bán vé số cũng chẳng ai mua.
Từ cô thiếu nữ quần jeans áo pull, chân tay mang vớ, mang găng, che khẩu trang kín mít chỉ chừa đôi mắt; đến đứa nhỏ khoảng năm, sáu tuổi bé bằng cái kẹo; ông trung niên mặc áo xanh, quần đỏ như chàng hề; bà cụ lưng còng lê bước chân; hai người tàn tật, anh sáng mắt dắt anh mù ôm đàn hát…
Phụ nữ bán vé số ngang qua các căn nhà bề bộn, giống như chị ve chai, đôi khi được thuê vảo mấy tiếng đồng hồ để dọn dẹp. Cũng có khi gặp gian nhà vắng vẻ, chị vé số trá hình mồi chài ông chủ nhà hay ngược lại, chủ nhà mồi chài cô vé số đong đưa. Trẻ nhỏ đi bán vé số cũng dễ bị chủ nhà hãm hại. Khó kể hết những khó khăn trong việc bán vé số. Một người bán vé số dạo ở Cà Mau tự vẫn vì bị lừa đổi vé giả, bị giật vé là tình trạng khô tránh khỏi…
Chuyện vé số nói hoài không hết. Dù sao giấc mơ rẻ tiền này vẫn được đa số dân chúng nuôi dưỡng, đồng thời cung cấp công ăn việc làm cho kha khá người nghèo thất nghiệp.
SGCN