Việt Nam: sẽ là một tiểu cường quốc ở châu Á về kinh tế?

Trong bài viết có tựa đề ‘Việt Nam sẽ là điều thần kỳ mới ở châu Á?’ đăng trên tờ New York Times, ông Ruchir Sharma, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại hãng quản lý đầu tư Morgan Stanley và là tác giả của cuốn ‘Mười nguyêntắc của các quốc gia thành công’, dự đoán Việt Nam sẽ theo chân các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc để làm nên ‘điều thần kỳ kế tiếp’ ở châu Á.
Theo ông Sharma, thì với lực lượng lao động rẻ, được đào tạo tốt, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nền kinh tế có độ mở cao, chính trị ổn định, khả năng kiểm soát dịch bệnh cùng bối cảnh chiến tranh thương mại, Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế để trở thành con cọp kinh tế mới của châu Á?
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý gánh nặng các tập đoàn quốc doanh và những cản trở trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nhất là vấn đề tham nhũng, sẽ đặt ra những thách thức cho sự phát triển của quốc gia này trong thời gian tới.
Theo báo cáo ‘Triển vọng Kinh tế Thế giới’ vừa được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, GDP của Việt Nam trong năm 2020 ước tính ở mức 340 tỷ đô la Mỹ, vượt qua Malaysia và Singapore và dự đoán sắp sửa vượt qua cả Philippines để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực, sau Indonesia và Thái Lan.
“Sau Đệ nhị Thế chiến, những ‘điều thần kỳ châu Á’ – đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Đài Loan và Hàn Quốc, gần đây nhất là Trung Quốc – đã vươn lên thoát nghèo bằng cách mở cửa cho thương mại-đầu tư và trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu. Giờ đây, Việt Nam đang theo con đường tương tự, nhưng trong một thời đại hoàn toàn mới”
Để phục vụ cho nền kinh tế hướng xuất khẩu, Việt Nam đã dành nguồn lực để xây dựng đường xá, bến cảng để đưa hàng hóa ra nước ngoài và xây dựng trường học để đào tạo nhân lực trong khi các nước mới nổi khác chi mạnh tay cho phúc lợi xã hội nhằm lấy lòng cử tri, cũng theo chuyên gia này.
Việt Nam hiện được xếp hạng cao về chất lượng cơ sở hạ tầng so với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển tương tự, ông nói.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, trong 5 năm qua, ông Sharma cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trung bình hơn 6% sản lượng nội địa GDP, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Phần lớn số tiền đó đổ vào xây dựng các nhà máy chế tạo và cơ sở hạ tầng liên quan, và phần lớn đầu tư đến từ các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Chuyên gia của Morgan Stanley này chỉ ra rằng Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích cho các nhà sản xuất rời bỏ Trung Quốc để tìm nhân công rẻ hơn. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở Việt Nam đã lên gần 3,000 đô la Mỹ, tức tăng gấp 5 lần so với cuối những năm 1980, trong khi chi phí nhân công vẫn chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc, và nguồn nhân lực này được đào tạo tốt hơn một cách khác thường so với mức thu nhập của họ.
Ông Sharma cũng nói là Việt Nam cũng đã tận dụng cơ hội các nước khác đang lao đao vì dịch bệnh để đối phó tốt với dịch. “Kiểm soát đượcđại dịch đã cho phép Việt Nam nhanh chóng mở cửa nền kinh tế trở lại và hiện nước này đang được dự đoán là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay,”
Ông đưa ra dẫn chứng là trong khi nhiều nước đang bị sụt giảm tăng trưởng nặng nề và phải tìm đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xin giải cứu thì Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ 3%t trong năm nay. Ấn tượng hơn nữa, tăng trưởng đó là nhờ vào thặng dư thương mại kỷ lục, bất chấp giao thương toàn cầu sụp đổ vì dịch bệnh.
Như thế nhờ vào những thành công trong việc ngăn ngừa CPVID-19, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiến triển nhanh hơn so với các quốc gia khác trong vùng vẫn còn lao đao về đại dịch?

Xem thêm

Nhận báo giá qua email