Vui Chụp Hình: Đồ nghề vs. Người chụp, ai quan trọng hơn?

Andy Nguyễn

Đồ nghề vs. Người chụp, ai quan trọng hơn?
Đó là một câu hỏi thông thường mà không có câu trả lời dễ dàng. Nó cũng là một câu hỏi mà gần như photographer nào cũng từng tự hỏi mình ở lúc này hay lúc khác.

Trong bài viết này, tôi sẽ bắt đầu bằng cách vạch ra những lãnh vực nơi đồ nghề quan trọng. Rồi tôi sẽ bàn về những trường hợp người chụp quan trọng hơn.

Cuối cùng, tôi sẽ chú tâm tới câu hỏi chính:

Ai “có thớ” hơn?

Làm thế nào đồ nghề thay đổi nhiếp ảnh của bạn?
Mặc dù các tay ảnh không muốn công nhận điều này, đồ nghề có tính chất quan trọng.
Nếu không quan trọng, tại sao các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bỏ ra $5,000 hơn để mua máy ảnh chuyên nghiệp?
Câu hỏi không phải là nếu đồ nghề quan trọng, mà là làm thế nào nó ảnh hưởng tới nhiếp ảnh của bạn.
Và sau đây là một list những lý do chủ yếu đồ nghề quan trọng:
Tại sao đồ nghề có tính chất quan trọng

Tốc độ chụp liên tục
Những máy ảnh với tốc độ chụp liên tục nhanh tạo điều kiện chụp những hình ảnh action tuyệt vời. Một máy ảnh có khả năng chụp 12 pô-mỗi-giây sẽ cho bạn cơ hội tối đa để chụp một tấm ảnh ngoạn mục trong lúc những màn action diễn ra.
Khả năng lấy nét tự động
Những máy ảnh với hệ thống lấy nét tự động nhanh, tốt, và chính xác sẽ cho phép bạn khóa nét nhanh chóng vào chủ thể và dò theo khi họ di chuyển. Đây là một đặc điểm hữu ích cho bất cứ thể loại nhiếp ảnh nào có sự di động nhanh.

Khả năng chụp ISO cao

Những máy ảnh với dụng cụ cảm biến tối tân nhất có khả năng chụp hình tương đối không bị hột khi chụp ở ISO cao. Điều này làm cho việc chụp ảnh ban đêm khi không dùng tripod trở nên một lựa chọn có thể thực hành được.
Độ phân giải
Với số megapixel của máy ảnh bạn càng lớn, bạn có thể crop hình càng nhiều. Điều này sẽ cho bạn thêm sự uyển chuyển trong giai đoạn hậu kỳ và giúp bạn bù đắp cho một ống kính ngắn hơn.

Hệ thống chống rung

Những ống kính với hệ thống chống run sẽ cho bạn điều kiện cầm máy ảnh ở những tốc độ chậm. Điều này nâng cao cơ hội chụp ảnh của bạn trong tình trạng thiếu sáng và cho phép bạn tăng chiều sâu trường ảnh trong lúc ban ngày.
Tiêu cự
Những ống kính với nhiều tiêu cự khác nhau cho phép bạn chụp nhiều kiểu hình khác nhau. Nếu bạn muốn chụp hình phong cảnh, bạn sẽ muốn một ống kính cực rộng. Nếu bạn muốn chụp ảnh chi tiết của một con Đại Bàng đang đậu trên tổ ở xa, bạn sẽ muốn một ống kính 500mm hoặc 600mm. Do đó, những ống kính khác nhau sẽ cho bạn cơ hội hình khác nhau.
Làm thế nào bạn, người chụp hình, thay đổi nhiếp ảnh của bạn?
Bạn có những ảnh hưởng nào trong quá trình tạo ảnh?

Tại sao bạn, người chụp, có tính chất quan trọng
Khả năng lấy nét
Dù cho bạn có hệ thống lấy nét tự động tốt nhất trên thế giới, nó sẽ không giúp gì nếu bạn không có khả năng tận dụng nó. Dò theo một chủ thể di động nhanh đòi hỏi tài năng khá cao, và điều đó đòi hỏi rất nhiều tập dợt để thông thạo. Hệ thống lấy nét tự động là một phần của phương trình, nhưng bạn cũng vậy.

Khả năng cầm tay

Khả năng cầm tay máy ảnh của bạn thường là sự khác biệt giữa một tấm ảnh sắc bén và một tấm ảnh bị mờ. Hệ thống chống run có thể giúp đỡ, nhưng nếu kỹ thuật của bạn không vững chắc, rốt cuộc bạn cũng sẽ có hình bị mờ.

Điều khiển ánh sáng

Dù cho tân tiến như những máy ảnh hiện đại, chúng vẫn không thể cho bạn biết làm sao tìm ánh sáng tốt, và chắc chắn chúng không thể cho bạn biết làm cách nào dùng ánh sáng cho có hình đẹp. Tất cả những cái này đều tùy theo bạn, đó là những gì mà một số photographers bỏ ra cả đời học hỏi. Ánh sáng tuyệt hảo có thể là sự khác biệt duy nhất giữa một tấm ảnh tuyệt vời và một tấm ảnh tầm thường.
Khả năng sắp xếp bố cục

Bố cục không phải là một cái gì bẩm sinh, và chắc chắn nó không phải là một yếu tố máy ảnh có thể điều khiển. Nó là một cái gì bạn học qua sự tập luyện và công sức. Và nếu không áp dụng khả năng sắp xếp bố cục vào nhiếp ảnh, hình ảnh của bạn sẽ nhìn nhàm chán.
Khả năng chỉnh sửa hậu kỳ
Đây là một yếu tố khổng lồ vì khả năng chỉnh sửa hậu kỳ cho phép lấy một hình đã chụp và thật sự biến nó thành một tuyệt tác. Chỉnh sửa hậu kỳ là cách đặt những nét tô điểm cuối cùng lên hình, và đó là cách để cho hình của bạn một cái nhìn chuyên nghiệp.

Đồ nghề vs. Người chụp. Và kẻ chiến thắng là…?
Giờ bạn đã đọc tới điểm này, bạn và tôi có thể đồng ý rằng cả hai đồ nghề và người chụp đều quan trọng.
Tuy nhiên, nếu nhìn qua cả hai lists bên trên, bạn sẽ để ý rằng có những lãnh vực nhiếp ảnh nào đó, đồ nghề không thể đóng góp chút nào chẳng hạn như tìm ánh sáng tốt, chọn bố cục, tô điểm trong hậu kỳ, và nhiều cái khác.
Đây là những lãnh vực quan trọng trong khả năng của một người chụp ảnh. Nếu bạn không thể làm những chuyện này, ảnh của bạn sẽ dở đều đều. Không còn cách nào khác.

Nhưng nếu có thể làm những chuyện này giỏi, bạn sẽ có hình tuyệt đẹp. Đúng, đồ nghề cao cấp sẽ giúp một phần. Nó sẽ tang cơ hội bạn lấy hình đẹp – nếu bạn đã có sẵn những khả năng cần thiết. Tuy nhiên, trong khi đồ nghề quan trọng, đồ nghề sẽ không bao giờ tự lấy những hình ảnh tuyệt đẹp. Trong trường hợp tốt nhất, đồ nghề sẽ lấy những snap-shots cực kỳ sắc bén, phơi sáng đúng, rõ nét – và nhiêu đó thôi. Trong trường hợp tệ nhất, đồ nghề sẽ lấy những ảnh bị mờ, và phơi sáng không đúng.
Nói tóm lại, bạn không cần đồ nghề thượng hạng để lấy những hình ảnh thượng hạng. Nhưng bạn cần phải là một người chụp ảnh thượng hạng để lấy những hình ảnh thượng hạng.

Vậy…
Yếu tố nào quan trọng hơn, đồ nghề hay người chụp?
Người chụp hình
Không gì nghi ngờ hết!


AN
(andyfotopro@yahoo.com)

Xem thêm

Nhận báo giá qua email